Thành Quả Của TT Obama Phần 4:

Đối Ngoại Và Khủng Bố

Vũ Linh

Nếu kinh tế và Obamacare có thể là đề tài tranh căi, th́ thành quả đối ngoại của TT Obama lại là đề tài mà hầu hết các chuyên gia đều nhất trí. Đó là gia tài bết bát nhất của TT Obama.

Năm 2008, trên phương diện đối ngoại, ứng viên Barack Obama tranh cử với khẩu hiệu chính: “Chấm dứt cuộc chiến ngu xuẩn tại Iraq”. Đối với cuộc chiến tại Afghanistan, ông nh́n nhận đây là cuộc chiến cần thiết để bảo vệ nước Mỹ, nhưng sách lược của TT Bush sai lầm, cần phải xét lại, để chiến thắng và rút quân nhanh hơn. Trong cuộc chiến chống khủng bố, ông sẽ xét lại luật Patriot Act để bảo đảm vừa có biện pháp chống khủng bố hữu hiệu, vừa tôn trọng nhân quyền và luật pháp.

TT Obama cũng hứa củng cố các liên minh với các đồng minh Âu Châu cũng như Á Châu và Nam Mỹ, nâng Nga và Trung Cộng lên hàng đối tác chiến lược, trong khi sẵn sàng nói chuyện với tất cả các nước ít thân thiện như Iran, Cuba, Venezuela, Bắc Hàn,...

Những chương tŕnh hoà hoăn đó đă khiến các ông Hàn Lâm Na Uy mê mẩn, tặng ngay giải Nobel Hoà B́nh, cho dù ông tổng thống vừa tuyên thệ xong chưa về đến nhà. Gần 8 năm sau, tổng thống Nobel đă làm được ǵ?

CUỘC CHIẾN CHỐNG KHỦNG BỐ

Một ngày sau khi tân TT Obama tuyên thệ, ông kư lệnh đóng cửa nhà tù Guantanamo trong ṿng một năm, đưa tất cả tù nhân ra ṭa xử đúng luật. Rồi đi ngay Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, hai nước Hồi giáo đồng minh lớn nhất của Mỹ ngoài Ả Rập Saud. Tại hai nơi này, ông đă ca ngợi tôn giáo và văn minh Hồi và Ả Rập và công bố chính sách thân thiện tối đa với khối này. Sau đó, ông đi gặp quốc vương Ả Rập Saud, cúi gập ḿnh xuống chào.

Kết quả? Trại tù Guantanamo giờ này vẫn c̣n đó. Trong 8 năm, một số tù nhân đă được TT Obama thả hoặc chuyển đi vài tiểu quốc vô danh khác, đổi lấy cả trăm triệu viện trợ Mỹ, không có bất cứ một tên tù nào bị đưa ra ṭa.

Tệ hơn nữa, 5 lănh tụ cao cấp nhất của chính quyền Taliban được trả tự do đổi lấy một anh binh nh́ đào ngũ! Không phải TT Obama là thương thuyết gia tồi, mà ông có chủ ư cắt giảm số tù bằng mọi giá, cuộc trao đổi này chỉ là cái cớ để thả tù.

Trong bài diễn văn giă biệt mới đây, TT Obama đă mánh mung định nghiă tấn công của khủng bố là những tấn công xuất phát từ ngoài nước như vụ 9/11, rồi đấm ngực khoe đă không có vụ nào trong suốt 8 năm của ông. Không sai. Nhưng TT Obama đă cố t́nh mập mờ đánh lận, xí xoá không nhắc đến những vụ tấn công tại Fort Hood, Boston, San Bernardino, Orlando, New York,... Tuy không xuất phát từ ngoài nước và không lớn như 9/11, nhưng reo sợ hăi thường trực lên thiên hạ. Thăm ḍ mới nhất của Pew cho thấy 40% dân Mỹ cảm thấy đang bị đe dọa bởi khủng bố, so với 22% năm 2002, ngay sau 9/11. Đủ nói lên dân Mỹ nghĩ sao về hiệu quả của sách lược chống khủng bố của TT Obama.

Thành quả lớn nhất là giết được Osama Bin Laden mà TT Obama không ngừng đấm ngực th́nh thịch khoe công mỗi khi có dịp và các đệ tử ầm ầm reo ḥ. Chỉ xác nhận... không c̣n thành tích nào khác để khoe. Việc truy lùng ra Bin Laden là công khó của hàng ngàn chuyên viên kiên nhẫn theo dơi mỗi ngày trong cả chục năm trời hàng triệu emails và cuộc gọi điện thoại trên khắp thế giới, cho dù chỉ kéo dài có vài giây.

Cuộc đột kích giết Bin Laden là công khó của lực lượng đặc nhiệm SEAL. Cả hai nhóm đều do TT Bush thành lập đặc biệt để truy kích Bin Laden. TT Obama chỉ là người lấy quyết định đánh hay không khi họ khám phá ra chỗ trốn của Bin Laden. Quyết định được phe ta công kênh như can đảm nhất. Thực ra TT Obama chẳng có lựa chọn nào khác. Nếu ông quyết định không tấn công và sau này ḷi ra đă để Bin Laden thoát th́ tương lai chính trị ông ra tro. Nếu như đánh lộn người, không phải là Bin Laden th́ dĩ nhiên, xiả tay đổ thừa tin t́nh báo sai. Quyết định khó chỗ nào?

Từ ngày 9/11, cả trăm vụ khủng bố đánh ở Mỹ và khắp thế giới, tất cả thủ phạm đều là dân Hồi giáo không chừa một tên nào. Nhưng TT Obama nhất định không dám nói đến cụm từ “Hồi giáo quá khích”. Không nhận dạng được đối thủ th́ làm sao đánh chúng được?

AFGHANISTAN VÀ IRAQ


Tại Iraq, TT Obama nhậm chức, c̣n 150.000 lính Mỹ. Ông quyết định rút thật nhanh, nhờ sách lược quân sự thành công của tướng Petraeus sau khi TT Bush chấp nhận đôn quân năm 2007. Khi TT Obama rút hết quân về năm 2011, ông tuyên bố “chúng ta đă để lại một Iraq tự trị và ổn định”. Thực tế, 5 năm sau, một phần ba Iraq nằm trong tay nhóm khủng bố ISIS mà năm 2011 chưa một ai nghe đến tên. Mỹ vẫn phải tiếp tục gửi quân tham chiến tại Iraq.

ISIS ra đời thời TT Clinton năm 1999, nhưng bị dẹp tan dưới thời TT Bush sau khi lănh tụ al Zarqawi bị giết năm 2006. Đến 2010, Abu Bakr al-Baghdadi, trước đó bị TT Bush nhốt, rồi được TT Obama trả tự do năm 2009, được bầu làm giáo chủ. ISIS lớn như thổi với giáo chủ mới, trước chiếm một phần lớn bắc Syria, sau đó tràn qua Iraq trở lại, trong ṿng một năm chiếm một phần ba Iraq, cho đến ngày nay, vẫn c̣n giằng co từng tấc đất với chính quyền Iraq. Bất kể mọi phân bua, sự thật là ISIS đă hồi sinh và lớn mạnh dưới thời TT Obama sau khi Mỹ tháo chạy quá nhanh.

Tại Afghanistan, ông quyết định đôn quân theo gương TT Bush tại Iraq, từ 50.000 lên 100.000 năm 2009. Nhưng rồi t́m cách rút thật nhanh ngay từ 2011. Đến đầu năm 2016 c̣n 10.000. Để rồi lực lượng Taliban tái sinh, chiếm được một phần tư lănh thổ vùng phiá bắc, trong khi các nhóm khủng bố vẫn đánh bom hàng loạt tại thủ đô.

Tóm lại, trong 8 năm, TT Obama đă rút ra khỏi Iraq và Afghanistan với cái giá là ISIS chiếm một phần ba Iraq, và Taliban chiếm lại một phần tư Afghanistan. Ông không chấm dứt được hai cuộc chiến, mà chỉ là đổi sách lược, không đánh bằng lục quân, mà đánh lai rai bằng không lực, dội bom và bắn tẻ bằng máy bay không người lái, một việc mà tất cả các nhà quân sự đều nh́n nhận là cách đánh rẻ nhất, rẻ về tiền bạc cũng như rẻ về nhân mạng, nhưng không bao giờ dứt điểm được. Giám đốc CIA, ông Michael Morrel, khi từ nhiệm năm 2013, đă nói thẳng với TT Obama, “tiếp tục kiểu này, thế hệ con và thế hệ cháu của tôi sẽ vẫn phải tiếp tục đánh nhau tại Iraq và Afghanistan”.

Những người ủng hộ TT Obama ca tụng sách lược này v́ không c̣n lính Mỹ chết nữa. Không sai. Nếu coi thảm trạng Trung Đông là chuyện thiên hạ, dân Trung Đông sống chết mặc bay, miễn sao lính Mỹ khỏi chết, th́ sách lược của TT Obama là một thành công lớn. Nhưng nếu nh́n vào thảm cảnh khốn khổ của dân Trung Đông hiện nay, với cảnh cả trăm ngàn người bị giết, cả triệu người trốn chạy qua Âu Châu, gây nên một đại họa di dân chưa từng thấy trong lịch sử, hậu quả trực tiếp của sách lược tháo chạy bằng mọi giá, th́ TT Obama nếu có tự trọng, nên trả lại giải Nobel Ḥa B́nh. Ḥa b́nh với hàng trăm ngàn người bị giết không phải là ḥa b́nh đáng được Nobel. Cũng như hoà b́nh của Lê Đức Thọ và Kissinger không phải là hoà b́nh đáng giải Nobel.

TT Roosevelt ngày xưa cũng đă có thể bảo vệ mạng sống của lính Mỹ bằng cách không can thiệp, nhường cả Âu Châu cho Hitler. TT Truman cũng vậy, cũng có thể chấp nhận cho Bắc Hàn chiếm toàn thể Triều Tiên để lính Mỹ khỏi chết. Ngay cả TT Johnson cũng đă có thể tặng cho CS Bắc Việt cả miền nam ngay từ 1965. Nhưng những vị tổng thống này đă không lẩn tránh trách nhiệm của đại cường cũng như lư tưởng Mỹ. Dĩ nhiên, họ đều không được giải Nobel Hoà B́nh!

Nhân đây, cũng phải nói qua về chính sách quốc pḥng và quân lực Mỹ. Dưới thời TT Obama, quân đội Mỹ dường như đặt ưu tiên không phải trong việc bảo vệ đất nước này, mà là phát huy tinh thần... phải đạo chính trị trong quân đội. Giới đồng tính, chuyển giới được công khai chấp nhận trong quân đội, phụ nữ được cho vào các lực lương đặc biệt tác chiến nặng, ngôn từ sử dụng trong quân đội được sửa chữa để tránh đụng chạm những nhóm thiểu số, quân nhân có quyền xâm ḿnh đủ kiểu, quân nhân Ấn Độ giáo hay Hồi giáo được để râu ria xồm xoàm. Tầu hải quân mang tên những anh chị tranh đấu cho dân da đen, cho đồng tính,... chứ không phải là các anh hùng bảo vệ đất nước nữa. Trong cấp lănh đạo, những tướng lănh diều hâu, cứng đầu với tổng thống hay chống lại đám thư sinh phụ tá chung quanh tổng thống đều bị cho về vườn sớm hay công khai lột chức.

Một hướng đi lạ lùng chỉ làm suy yếu tiềm năng quân lực. Bảo đảm sẽ có thay đổi lớn dưới ông bộ tưởng Quốc Pḥng mới có hỗn danh là Chó Điên!

IRAN

Iran cố gắng phát triển tiềm năng nguyên tử. Khối Âu Mỹ lo ngại Iran t́m cách chế tạo bom nguyên tử, đưa đến phong tỏa, cấm vận kinh tế để cản.

TT Obama t́m cách cứu Iran, điều đ́nh được một thỏa ước theo đó Iran sẽ chấp nhận tự chế và tự kiểm tra đổi lại việc Âu Mỹ tháo bỏ cấm vận và Mỹ trả lại 1,7 tỷ tài sản đă bị phong tỏa từ ngày các giáo chủ lên nắm quyền sau khi lật đổ hoàng đế Pahlavi dưới thời TT Carter.

Thỏa ước là một thứ thỏa ước cuội đi cửa hậu, không thông qua quốc hội v́ TT Obama biết chắc sẽ bị bác. Chỉ là h́nh thức để Mỹ bán cái cho Iran đánh ISIS và Taliban dùm, đổi lấy băi bỏ cấm vận. Lư do cả hai chính đảng Mỹ chống đối hiển nhiên là mối nguy cơ Iran sẽ chế được bom nguyên tử, trực tiếp đe dọa hoà b́nh Trung Đông, và nhất là sự sinh tồn của Do Thái. TT Obama chấp nhận mối nguy cơ xa vời đó v́ chỉ có thể xẩy ra sau khi ông đă hết nhiệm kỳ, đổi lấy sự giúp đỡ trước mắt tại Iraq và Afghanistan khi ông c̣n đang tại chức.

Kết quả ra sao? Iran hết bị cấm vận, tha hồ bán dầu hỏa lại, thu bạc tỷ mỗi năm, và được Mỹ trả lại tàn sản bị tịch thu trước đây. Trong khi chẳng ai thấy Iran đánh ISIS hay Taliban ǵ hết. Không ai biết Mỹ được lợi ǵ trong thoả ước cuội đó. Quư độc giả nào thấy lợi ǵ cho Mỹ, xin chỉ giáo.

LIBYA

Năm 2014, Mỹ, Anh và Pháp, đánh Libya, “can thiệp nhân đạo”, cứu một nhúm vài trăm quân nổi loạn đang bị đe dọa tàn sát bởi xe tăng của Khaddafi tại Benghazi. Khaddafi bị giết. Đám quân nổi loạn chiếm quyền, nhưng ngay sau đó, bùng nổ thành nửa tá nhóm vơ trang, đánh nhau túi bụi trong khi cả ba đại cường tháo chạy, bỏ mặc chúng giết nhau từ ba năm nay.

Hàng trăm ngàn thường dân chạy loạn, nhẩy xuống tầu thuyền, chạy qua Âu Châu, đóng góp vào cuộc khủng hoảng di dân thê thảm nhất lịch sử. Cả thế giới nhắm mắt.

Hành động của TT Obama c̣n tệ hại hơn xa quyết định đánh Iraq của TT Bush. TT Bush đánh Iraq do tin tức t́nh báo sai lầm, được quốc hội đồng ư [trong đó có phiếu của bà Hillary và ông Kerry], rồi sau đó, TT Bush đủ tinh thần trách nhiệm, cố gắng ở lại để t́m cách ổn định, xây dựng lại Iraq, tuy thất bại. TT Obama đánh Libya chẳng có lư do chính đáng nào, chẳng được quốc hội phê chuẩn, cũng chẳng được Liên Hiệp Quốc thông qua, rồi mau mắn phủi tay, bỏ mặc Libya thành một chiến trường đẫm máu nhất từ mấy năm nay.

Chưa kể x́-căng-đan khủng bố giết chết đại sứ Mỹ tại Benghazi trong khi chính quyền Obama ú ớ đổ thừa lên dân chúng biểu t́nh chống một đoạn phim YouTube vớ vẩn chẳng ai thèm coi.

SYRIA

Mùa Xuân 2011, nội chiến Syria bùng nổ, với năm ba nhóm vơ trang nổi loạn chống TT Assad thuộc hệ phái Shiites được Nga và Iran hỗ trợ. Các nhóm nổi loạn được khối Sunnis, cầm đầu bởi Ả Rập Saud hậu thuẫn với Mỹ và Pháp đứng sau, yểm trợ ển ển x́u x́u. Trong t́nh trạng loạn đả, ISIS nhẩy vào cuộc, thừa nước đục thả câu, chiếm ngay một phần ba lănh thổ. Chưa hết. Lại c̣n nhóm Kurds thuộc Thổ Nhĩ Kỳ muốn dành tự trị, khiến chính quyền Thổ cũng nhẩy vào cuộc, đánh Kurds. Syria biến thành… Chiến Quốc tân thời, với bốn chân vạc Assad, lực lượng nổi loạn Sunnis, nhóm ISIS, và nhóm Kurds. Người dân không biết đường nào mà chạy, chết như rạ.

TT Assad không nương tay, tàn sát dân bằng xe tăng, pháo binh và bom nặng. TT Obama cao giọng vạch lằn ranh đỏ đe dọa nếu Assad dùng vũ khi hoá học, Mỹ sẽ can thiệp. TT Assad dùng vũ khí hoá học thật. TT Obama mắc nghẹn, chối bay biến chưa hề vạch lằn ranh. Putin ra tay nghiă hiệp, bảo đảm Assad sẽ không dùng vũ khí hoá học. TT Obama như mở cờ, tuyên bố tha cho Assad.

Cuộc chiến Syria vẫn tiếp tục, ngày càng đẫm máu, cho đến nay đă có hơn nửa triệu thường dân bị giết. TT Assad, sau một thời gian tự kềm chế, lại mang vũ khí hoá học ra xài lại. Mỹ lần này im ru. TTDC cũng tiếp tay im ru. Không ai nghe nói đến làn ranh đỏ hay xanh ǵ nữa.

Sách lược nhát hơn cáy của TT Obama đă bị cả hai bộ trưởng Quốc Pḥng của ông, Leon Panetta và Robert Gates, cùng với bà ngoại trưởng Hillary Clinton, công khai viết hồi kư chỉ trích.

TRUNG CỘNG


TT Obama ŕnh ràng tuyên bố chuyển trục qua Á Châu. Rốt cuộc, chỉ là một sách lược tàng h́nh không ai nh́n thấy ǵ hết, mà chỉ thấy Trung Cộng ngày càng lộng hành tại Biển Đông, muốn cắm cột t́m dầu tại đâu cũng được, chiếm một số đảo tại Hoàng Sa, đắp đất xây căn cứ quân sự, bến tàu, mang máy bay phản lực và hỏa tiễn đến bảo vệ các đảo. Tuyệt đối tự do tác oai tác quái trong khi Mỹ lâu lâu cho một chiếc máy bay đảo qua đảo lại cách mấy chục dặm, hay thỉnh thoảng gửi một chiến hạm đến Cam Ranh, chẳng hù dọa được ai hết.

NGA

Trong suốt hai nhiệm kỳ của TT Obama, quan hệ Nga-Mỹ xuống dốc mau lẹ.

Nga xách động khối dân gốc Nga quậy mạnh tại Crimea, tổ chức trưng cầu dân ư cuội tách khỏi Ukraine, sát nhập vào Nga. Biến Crimea thành cửa ngỏ chiến lược lớn của Nga xuống biển Điạ Trung Hải, mở đường qua Phi Châu và Trung Đông.

TT Obama chống tay nh́n, miễn cưỡng ban bố một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế, trong đó có việc cấm một số phụ tá thân cận của TT Putin không được… đi Mỹ du lịch coi Disneyland. TT Putin phục hồi được phần lớn uy thế chính trị của Nga trên thế giới. Mang quân qua giúp Syria diệt phiến loạn. TT Obama im lặng.

Nhưng sau khi thất bại bầu cử tổng thống, đảng DC bất ngờ hoá phép Nga và Putin thành đại thù đă lũng đoạn bầu cử, giúp ông Trump thắng cử. Chiến tranh lạnh mà TT Obama khẳng định đă chết và chôn từ hơn hai chục năm, được lôi từ quan tài ra lại.

Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ? Dĩ nhiên, chuyện xưa hơn trái đất. Cần ǵ điều tra mới biết? Toàn bộ câu chuyện vẫn chỉ là một cố gắng tuyệt vọng nữa để hạ uy tín tân tổng thống không hơn không kém.

CUBA

Lư do chính kéo dài t́nh trạng cấm vận Cuba từ thời TT Kennedy là v́ xứ này đă không có tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền, chỉ lo đàn áp tù đầy đối lập, v.v... Bây giờ, chính sách độc tài của anh em Castro vẫn chẳng thay đổi một ly, nhưng TT Obama chính thức viếng thăm Cuba, chấm dứt cấm vận kinh tế vô điều kiện, và tái lập bang giao. Có nghĩa giản dị là Mỹ đă chịu thua, bó tay, chấp nhận và nh́n nhận chế độ cộng sản độc tài của anh em Castro thôi.

Hậu quả thấy rơ là dân tỵ nạn Cuba tại Florida đă ùn ùn bỏ phiếu cho ông Trump khiến bà Hillary mất tiểu bang xôi đậu lớn nhất này.

Một tuần trước khi măn nhiệm, TT Obama đáp lễ đám tỵ nạn Cuba: kể từ giờ dân tỵ nạn Cuba sẽ bị bắt, trao trả lại Cuba, không c̣n được tỵ nạn nữa.

Một mặt cấm trục xuất dân tỵ nạn Mễ, mặt khác đổi luật để cấm dân tỵ nạn Cuba, hai chính sách di dân khác nhau v́ dân gốc Mễ bỏ phiếu cho DC, dân gốc Cuba bỏ phiếu CH.

VIỆT NAM


TT Obama tiếp tục truyền thống của đảng DC thân thiện tối đa với CSVN từ những ngày đảng này ép TT Ford phải bỏ Miền Nam VN.

Bây giờ TT Obama đi thêm một bước, tháo gỡ cấm vận vũ khí khi đến thăm VN. Cả nước tung hô. Trong mấy ngày thăm VN, TT Obama đă nói ǵ về các tù chính trị và cá chết? Tuyệt đối không nói ǵ hết.

Nhiều ông bà tỵ nạn ca tụng TT Obama giúp CSVN thoát Trung. Muốn biết TT Obama có giúp CSVN thoát Trung hay không th́ chỉ cần so sánh CSVN năm 2009 khi TT Obama nhậm chức với 2016: các nhượng địa hay tô giới Tàu [Cao Nguyên, Đà Nẵng, Vũng Áng,…] đều bắt đầu có sau 2009. Các căn cứ quân sự, phi trường, dàn hỏa tiễn trên Hoàng Sa, Trường Sa cũng đều mới có dưới thời TT Obama. Thoát Trung???

KẾT


Nếu có một câu có thể tóm lược toàn bộ chính sách đối ngoại của TT Obama th́ đó chính là câu từ cửa miệng một phát ngôn viên của ông: nước Mỹ chủ trương “lănh đạo từ phiá sau lưng”.

Giáo sư cấp tiến Alan Dershowitz của đại học Harvard nhận định TT Obama sẽ đi vào lịch sử như tổng thống tệ nhất trong chính sách đối ngoại. Cần bàn thêm không? (15-01-17)

Vũ Linh

Trở lại