Thành Quả Của TT Obama: Phần 2 – Kinh Tế

Vũ Linh

Kinh tế là đề tài tạo nhiều hiểu lầm và tranh căi nhất, chỉ v́ chính quyền Obama với sự đồng lơa của TTDC cố t́nh tung hỏa mù che dấu sự thật trong một vấn đề hết sức phức tạp mà người dân b́nh thường khó hiểu rơ giữa một rừng thống kê.

TT Obama lănh một gia tài khủng khiếp: khủng hoảng tài chánh và kinh tế có thể nói lớn nhất thế kỷ. Bài ca của TT Obama: đây là đại họa do TT Bush gây ra, may nhờ có phép lạ Obama chứ không th́ nước Mỹ đă thành… băi tha ma rồi.

Sự thật, phải lập lại một lần nữa: cuộc khủng hoảng chỉ là hậu quả tích lũy mấy chục năm của 2 quyết định mỵ dân sai lầm vĩ đại của 2 tổng thống DC, Jimmy Carter và Bill Clinton. Năm 2008, nước tràn khỏi ly, cho dù tổng thống nào nắm quyền cũng lănh đạn. Chẳng qua TT Bush có “số ăn mày”, làm tổng thống không đúng lúc. Nhưng ông cũng là tổng thống đă lấy những biện pháp cứu chữa cần thiết ngay trước khi TT Obama nhậm chức. Cả trăm cuốn sách đă bàn về đề tài này, nên t́m đọc để có thể nhận định trong sự hiểu biết thay v́ nhắm mắt phê phán theo phe phái. (*)

Năm 1978, TT Carter ra luật Community Reinvestment Act, Luật Tái Đầu Tư Vào Cộng Đồng, bắt các ngân hàng giúp phát triển cộng đồng, thực tế là ép ngân hàng cho dân da đen mượn tiền mua nhà nhiều hơn. Nhưng khối dân này phần lớn không đủ tiêu chuẩn vay mượn. Các ngân hàng bị ép phải dễ dăi hoá, đưa đến sự ra đời của nợ dưới tiêu chuẩn –subprime loans. TT Carter chính là cha đẻ của nợ dưới tiêu chuẩn.

Chính sách này bị đóng băng 12 năm dưới thời TT Reagan và TT Bush cha. Với TT Clinton từ 1993, bộc phát mạnh lại, nhất là sau khi ông thu hồi luật kiểm soát ngân hàng Glass-Steagall Act đă có từ đầu thế kỷ, thả lỏng cho các ngân hàng sát nhập vào nhau thành những đại tập đoàn thao túng thị trường tài chánh cả thế giới, chế ra đủ loại nợ và công cụ tài chánh hắc ám mà chẳng ai kiểm soát được.

Nhưng quan trọng nhất là việc chính quyền Clinton áp lực hai tổ chức tài chánh bán công Fannie Mae và Freddie Mac mua lại tối đa những nợ mua nhà của ngân hàng để các ngân hàng có tiền cấp thêm nợ nữa. Các ngân hàng không c̣n sợ bị nợ xấu v́ có thể bán hết các nợ lại cho hai tổ chức này, nên càng hạ thấp tiêu chuẩn cho vay. Bao nhiêu nợ xấu, hai tổ chức này hốt hết. Ṿng xoáy đi vào khủng hoảng.

TT Bush con nhậm chức đầu 2001, chưa kịp làm ǵ th́ xẩy ra vụ 9/11 đảo lộn mọi chương tŕnh. Dù vậy, đầu 2003, bộ trưởng Tài Chánh, John Snow, cũng ra trước quốc hội, cảnh giác mối nguy hại của nợ mua nhà quá nhiều, quá dễ, yêu cầu quốc hội xiết chặt việc kiểm soát ngân hàng. Phe DC, cầm đầu bởi nghị sĩ Chuck Schumer (New York) và dân biểu Barney Frank (Massachusetts), la hoảng “T́nh trạng rất tốt đẹp, Bush kiếm cớ không cho dân nghèo mua nhà!” Từ 2003 đến 2007, TT Bush yêu cầu quốc hội kiểm soát ngân hàng chặt lại tổng cộng 17 lần. Khối đa số DC biểu quyết chống không trừ một người. Cho đến ngày khủng hoảng nổ bùng tháng 10/2008 (1).

Khủng hoảng xẩy ra dưới thời Bush, nhưng thực sự, ông không phải là tác giả của chính sách mỵ dân cho vay ào ạt, cũng chẳng siết chặt tín dụng lại được v́ bị quốc hội DC khóa tay khi họ chỉ nh́n thấy số dân nghèo mua nhà tăng vọt, bảo đảm cái ghế dân cử của họ.

Đổ lỗi Bush tạo ra đại khủng hoảng hay tố mấy tổng thống CH như Reagan, Bush cha và con đă không làm ǵ để kiểm soát bong bóng gia cư là không hiểu ǵ về câu chuyện, hay cố t́nh viết lại lịch sử.

Phe ta khoe công của TT Obama đă chặn đứng khủng hoảng và khôi phục kinh tế qua các biện pháp cứu hệ thống tài chánh, cứu các hăng xe, kích động kinh tế, v.v…

Sự thật, triệu chứng khủng hoảng hiện rơ nét từ giữa 2008, khi Fannie Mae và Freddie Mac ôm khoảng 5.000 tỷ nợ; lỗ 15 tỷ trong năm. Tháng 9/2008, TT Bush bơm 200 tỷ mua cổ phiếu và cấp tín dụng, đặt cả hai tổ chức dưới sự giám sát –conservatorship- của chính phủ để cứu cả hai.

TT Bush tháng 10/2008 kư luật TARP [Troubled Assets Recovery Program], ứng ra 700 tỷ tiền mặt ra cứu hệ thống ngân hàng. Cả trăm ngân hàng nhận được tiền mặt để có đủ thanh khoản giữ niềm tin của quần chúng trong khi các biện pháp cải tổ được áp dụng để giải quyết khối nợ xấu. Một số lớn nợ xấu được chính phủ mua lại. Điều đáng nói là sau này, Nhà Nước đă thu lại đầy đủ 700 tỷ không mất xu nào mà c̣n lời v́ tiền lăi các ngân hàng phải hoàn trả lại cho Nhà Nước.

Sau đó, cũng TT Bush khẩn cấp trích ra 17,5 tỷ trong TARP cho hai hăng xe GM và Chrysler có tiền trả nợ và trả lương nhân viên, khỏi khai phá sản tháng 12/2008. Sau khi TT Obama nhậm chức th́ ông tiếp tục cứu hai hăng xe này thật, nhưng cách TT Obama “cứu” kỹ nghệ xe hơi là đề tài tranh căi bất tận v́ cái giá kinh hoàng phải trả dưới áp lực của các nghiệp đoàn muốn TT Obama phải cứu hai hăng xe này bằng mọi giá để giữ việc làm cho họ. Ông “cứu” bằng cách bắt cả hai công ty khai phá sản, xù hàng tỷ tiền nợ [nợ ngân hàng, nợ các nhà cung cấp phụ tùng, nợ các đại lư khiến 2.500 đại lư bán xe phá sản], xóa hàng tỷ bạc trái phiếu và cổ phiếu khiến hàng triệu người mất tiền đầu tư, tiền để dành qua các quỹ hưu. Khác với biện pháp TARP, lần này Nhà Nước mất đứt 23 tỷ, và phải bán tháo Chrysler cho Fiat, chỉ cứu được GM. (2).

TT Obama khoe đă cải tổ luật kiểm soát ngân hàng, sẽ không c̣n khủng hoảng kiểu 2008 nữa. Chuyện này sẽ chẳng ai kiểm chứng được cho đến khi khủng hoảng lần tới nổ bùng ra.

Riêng về kích cầu th́ luật kích cầu đầu tiên được TT Bush ban hành từ tháng 2/2008 [Economic Stimulus Act of 2008], một năm trước khi TT Obama nhậm chức.

Biện pháp kích cầu này chưa đủ, TT Obama đưa ra luật kích cầu mới (American Recovery and Reinvestment Act of 2009), tổng cộng 800 tỷ. Ông rao bán luật mới: thất nghiệp khi đó đang ở mức nguy hiểm 6%, chấp nhận kế hoạch kích cầu của ông th́ thất nghiệp sẽ giảm ngay xuống mức b́nh thường 4%-5%, không phê chuẩn th́ thất nghiệp sẽ tăng lên mức nguy hiểm 8% ngay. Lưỡng viện quốc hội do DC kiểm soát, mau mắn tuân lệnh, không có một phiếu nào của CH hết.

Khác với luật kích cầu của TT Bush dựa trên giảm thuế để dân có tiền mua sắm để kích động lại kinh tế, luật của TT Obama theo đúng sách vở cấp tiến neo-keynesian, tung tiền thuế của dân cho hàng ngàn dự án chi tiêu đủ loại của Nhà Nước, lặt vặt, phần nhiều chẳng có tác động ǵ quan trọng, kiểu như… trồng hoa trong nhà tù (!) và một số lớn đi vào foodstamps, trợ cấp an sinh, medicaid, và triển hạn trợ cấp thất nghiệp. Chẳng bao nhiêu tiền được tung vào khu vực sản xuất, khiến không giảm thất nghiệp được mà lại đẻ ra phong trào Tea Party chống việc lấy tiền thuế nuôi dân suốt ngày nằm nhà nướng hăm-bơ-ghơ, uống bia, coi football, hay… đẻ con.

Luật được thông qua, nhưng trái với lời rao hàng của TT Obama, chưa đầy nửa năm sau, thất nghiệp vọt lên… 10%. TT Obama bẻn lẻn thú nhận “no shovel-ready big projects”, tức là không có dự án lớn nào sẵn sàng để thực hiện. Dù vậy, 800 tỷ cũng mau chóng được tiêu sạch.

Tỷ lệ thất nghiệp măi cho đến cuối 2014 mới bắt đầu giảm xuống rất chậm cho tới 4,6% tháng 11/2016 (với gần 8 triệu người thất nghiệp), vẫn cao hơn mức thất nghiệp của TT Bush trước khủng hoảng là 4,4% tháng 7/2007 (3). Tức là sau 8 năm, vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.

Hai tỷ lệ thất nghiệp nêu trên của TT Obama và TT Bush có vẻ bằng nhau, nhưng thật ra không so sánh với nhau được. Khi TT Obama nhậm chức, có 80 T (triệu) người nằm ngoài thị trường lao động, tức là không tính trong tỷ lệ thất nghiệp. Tháng 11/2016, có tới 95 T, tức là có thêm 15 T người đă bị loại khỏi thị trường lao động (4). Trong 95 T đó, đại khái có 40 T về hưu, 15 T sinh viên, 5 T linh tinh (quân nhân, tù nhân, người bệnh,…), c̣n lại 35 T thất nghiệp quá lâu. Nếu kể cả số người thất nghiệp quá lâu này th́ tỷ lệ thất nghiệp thực thụ là 9,3% chứ không c̣n là 4,6% nữa, theo đài truyền h́nh CNBC [phe ta đấy] (5).

Ở đây, cũng phải nói thêm là số người bị loại ra khỏi thống kê lao động c̣n được tăng cường bởi số người về hưu non và sinh viên tiếp tục đi học không gia nhập thị trường lao động được v́ không t́m được việc làm. Theo Newsweek [cũng phe ta đấy], nếu kể tất cả th́ tỷ lệ thất nghiệp thực thụ là 12,1% cuối 2016, một kỷ lục khác rất xa với cái 4,6% mà TT Obama khoe (6). Tỷ lệ dân số có việc làm là 62%, thấp nhất kể từ thời TT Carter cách đây hơn 40 năm.

TT Obama khoe là ông đă tạo được 14 T việc làm. Đâu là sự thật? Đây là những con số chính thức:

- Tháng 2/2009 (TT Obama nhậm chức): 134 T người có việc.

- Tháng 12/2009 (thất nghiệp cao nhất): 130 T người có việc, tức là mới có thêm 4 T người mất việc từ ngày TT Obama nhậm chức.

- Tháng 9/2016 (thống kê mới nhất): 144 T người có việc.

- Kết số thuần từ thất nghiệp thấp nhất đến thất nghiệp cao nhất: 144 – 130 = 14 T việc được “tạo” ra (đây là cách tính của TT Obama).

- Kết số thuần tính theo nhiệm kỳ: 144 – 134 = 10 T việc được “tạo” ra từ ngày TT Obama nhậm chức.

- Số việc bị mất trong khủng hoảng, sau đó có lại: 9 T (7)

- Số việc làm “mới” thực sự “tạo” ra dưới 2 nhiệm kỳ Obama: 10 - 9 = 1 T.

Tính theo cách tương tự th́ TT Bush tạo ra hơn 8 T việc nhưng mất 7 T (3 T trong khủng hoảng dot.com năm 2001 do TT Clinton để lại, và 4 T trong khủng hoảng gia cư), tức là thực sự cũng đă tạo ra có 1 T việc làm mới.

Tức là TT Bush và TT Obama, mỗi người thực sự chỉ tạo được 1 T việc làm mới. TT Clinton may mắn không gặp khủng hoảng, tạo được gần 23 T việc trong 2 nhiệm kỳ của ông. (8)

Nhưng cuộc phục hồi của TT Obama với 10 T người có việc lại, theo New York Times (vẫn phe ta), lại được đánh dấu bằng kỷ lục số người t́m được việc làm với mức lương thấp hơn (9), và kỷ lục số người làm việc bán thời không có quyền lợi nghỉ hè hay bảo hiểm y tế. Tỷ lệ thất nghiệp U-6, tức là tỷ lệ kể cả những người chỉ kiếm được việc bán thời đă giảm từ cao điểm khủng hoảng 17% năm 2009 xuống 9,5% tháng 10/2016, nhưng vẫn cao hơn mức trước khủng hoảng của TT Bush là 7,9%. (10)

Một đặc điểm nữa: số việc làm trong khu vực chế xuất [manufacturing sector] động cơ quan trọng nhất của kinh tế, khi TT Obama nhậm chức là 12,4 T, đến tháng 11/2016 là 12,3 T. Giảm 100.000 trong 8 năm (11). Tức là 10 T việc TT Obama “tạo” ra hay phục hồi lại, phần lớn nằm trong khu vực công chức [public sector - không chế toạ ǵ] và dịch vụ [service sector - kiểu nhà hàng McDonald, cũng chẳng sản xuất ǵ, mà lại trả lương tối thiểu].

Khó ai có thể chối căi, kinh tế Mỹ đang chuyển hướng mạnh v́ những tiến bộ khoa học, khiến máy móc và computer càng ngày càng thay thế con người, cũng như khuynh hướng toàn cầu hoá đă chuyển jobs qua những xứ chậm tiến, đưa đến t́nh trạng thất nghiệp cao ở Mỹ. Hiểu vậy, nhưng vấn đề đặt ra là chính quyền Obama đă làm ǵ để đối phó với t́nh trạng này? Nhiều kinh tế gia đă kêu gọi Nhà Nước giúp thiên hạ chuyển ngành, học nghề mới,... hay giảm thuế giúp tạo cơ sở kinh doanh mới tại Mỹ, hay ngăn cản các công ty di chuyển ra ngoài nước.

Chính quyền Obama đă làm ǵ? Mắc tranh căi những chuyện phải đạo chính trị như xây cầu tiêu cho dân chuyển giới.

TT Obama quá tệ? Không hẳn. Sự thật là phục hồi hay tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, chưa bao giờ là ưu tư của TT Obama bất kể ông tuyên bố chuyện ǵ. Nói như Mỹ, ông không... care!

TT Obama quan niệm khủng hoảng kinh tế hay thất nghiệp cao chỉ là những hiện tượng chu kỳ, đến rồi đi. Do đó, ưu tiên của ông trong hai năm đầu là làm sao thông qua được thành quả để đời là Obamacare, v́ ông sợ đến bầu cử năm 2010, CH có thể chiếm lại đa số tại quốc hội và ông sẽ mất cơ hội ngàn năm một thuở để thông qua Obamacare. Ở đây, TT Obama tính toán rất chính xác. Năm 2010, CH chiếm đa số tại Hạ Viện đúng như ông lo sợ.

Khi ông chú tâm vào kinh tế, th́ ưu tiên của ông không phải là phục hồi và tăng trưởng kinh tế lại, mà là tái phân phối lợi tức, vay tiền tứ tung để ban phát lại với chủ đích giảm cách biệt lợi tức, nâng đỡ các thành phần lợi tức thấp. Kết quả khá rơ nét với 4 kỷ lục:

1. kỷ lục công nợ trong 7 năm: tăng từ 10.000 tỷ lên gần gấp đôi, 19.000 tỷ;

2. kỷ lục thâm thủng ngân sách: tổng cộng 7.100 tỷ trong 7 năm đầu của TT Obama, so với 1.700 tỷ thâm thủng trong 7 năm đầu của TT Bush. (12)

3. kỷ lục số người sống nhờ trợ cấp dưới h́nh thức này hay khác, 153 T, một nửa dân Mỹ; (13)

4. kỷ lục số người lănh phiếu thực phẩm foodstamp, 51 T, cứ 6 người dân th́ 1 người sống nhờ foodstamps. (13)

Nếu định nghiă kinh tế thành công là kinh tế trói dân nghèo vào trợ cấp để được tái đắc cử th́ TT Obama là một thiên tài. Nếu định nghiă kinh tế thành công là làm cho dân giàu, tự lực cánh sinh, th́ TT Obama là một đại hoạ.

Các chuyên gia kinh tế ghi nhận khủng hoảng kinh tế chấm dứt tháng 6/2009. Từ đó đến nay, kinh tế đă từ từ phục hồi lại. Nhưng TT Obama đă là tổng thống duy nhất trong lịch sử cận đại chủ tŕ một nền kinh tế chưa bao giờ biết tăng trưởng 3% là ǵ. Không ai có thể nói kinh tế chưa phục hồi, nhưng phục hồi kinh tế của TT Obama, theo CNN [vẫn phe ta đấy] là cuộc phục hồi tốn kém, chậm và yếu nhất lịch sử Mỹ. (14)

Phe ta thường khua chiêng trống về sự tăng vọt của các chỉ số chứng khoán như một thành công của chính sách kinh tế Obama. Chỉ số Dow Jones ở khoảng 8.000 điểm khi TT Obama nhậm chức, hiện nay đă xấp xỉ 20.000. Quá tốt? Ta thử nh́n kỹ hơn.

Áp dụng châm ngôn của cựu Chánh Văn Pḥng của TT Obama, Rahm Emanuel, “không nên để mất cơ hội do khủng hoảng tạo ra”, các công ty Mỹ lợi dụng khủng hoảng kinh tế năm 2008-09, sa thải hàng triệu nhân công, tinh giản hoá, cơ giới hoá và điện toán hoá tối đa, rồi thuê lại một phần nhân viên nhưng bán thời hay với mức lương thấp hơn. Kết quả là tiết kiệm được tiền lương, tức là mục chi tiêu lớn nhất, và lời to. Thế là trị giá cổ phiếu tăng vọt.

Chứng khoán tăng như vậy ai hưởng lợi? Lợi cho tài phiệt hay dân lao động cả đời chưa biết được cái cổ phiếu h́nh thù như thế nào? Nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett trong năm 2016 thấy gia tài ḿnh tăng thêm 12 tỷ, hay mỗi tháng một tỷ. Quư độc giả thấy lương ḿnh tăng mỗi tháng bao nhiêu khi Dow Jones tăng ào ào mấy năm qua? Vài ngàn ông tài phiệt làm giàu to trên lưng cả triệu công nhân bị mất job: chính sách kinh tế đó tốt hay xấu? Hăy hỏi đám thợ thuyền đă bầu cho Trump tại sao họ không mừng khi thấy Dow Jones nhẩy vọt?

Nhiều người cho rằng chứng khoán tăng, công ty có thêm vốn, sẽ đầu tư mở hăng xưởng, tạo công ăn việc làm. Nền tảng của kinh tế tư bản? Quá tốt? Không hẳn. Ông Buffett mở bao nhiêu hăng, mướn thêm bao nhiêu nhân viên? Zero! Một ví dụ khác: Apple. Giá cổ phiếu Apple là khoảng 25 đô năm 2008. Giá mới nhất hơn 100 đô, tăng gấp 4 lần. Apple mở bao nhiêu hăng xưởng, mướn thêm bao nhiêu người? Cũng zero! Apple tích luỹ hơn 250 tỷ tiền mặt, để hết ở ngoài nước, lập hăng lắp iPhone tại Trung Cộng, chỉ giúp cho kinh tế TC chứ không phải kinh tế Mỹ. Tại sao? V́ TT Obama suốt ngày đe dọa tăng thuế các đại công ty.

Ở đây có điểm đáng nói nữa. Chỉ số cổ phiếu tăng vọt làm giàu cho các đại gia Wall Street. Đối chiếu với những kỷ lục dân sống nhờ trợ cấp, ta thấy hai khối dân tăng vọt: khối giàu nhất và khối nghèo nhất: tức là khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn rộng thêm dưới chính sách kinh tế của TT Obama.

Các quan thái giám CNN mới đây tung hô Hoàng Đế Obama đă để lại một gia tài tuyệt vời cho TT Trump khi kinh tế đă tăng trưởng tới 3,2% trong quư 3 năm nay. Hơn 9.000 tỷ công nợ, 7.000 tỷ bội chi ngân sách, và 2.000 tỷ tiền bơm vào kinh tế qua chính sách dễ dăi tiền (Quantitative Easing – QE), mà chỉ đẻ ra được 3% tăng trưởng sau 8 năm? Vác dao mổ trâu đập được con nhặng rồi đấm ngực khoe công?

Thật ra, cái gia tài huy hoàng mà TT Obama để lại cho TT Trump chính là 19.000 tỷ công nợ và 7.000 tỷ thâm thủng ngân sách mà TT Trump sẽ không giải quyết được cho dù làm 5 nhiệm kỳ. Chưa kể một nửa dân Mỹ lệ thuộc trợ cấp. (01/01/17)

(*) Muốn biết rơ câu chuyện khủng hoảng gia cư, đọc Reckless Endangerment – Gretchen Morgenson (Chuyên gia tài chánh của New York Times)

(1) https://www.youtube.com/watch?v=cMnSp4qEXNM

(2) http://www.politifact.com/truth-o-meter/article/2012/sep/06/did-obama-save-us-automobile-industry/ (Politifact)

(3) http://data.bls.gov/timeseries/LNS14000000

(4) http://data.bls.gov/timeseries/LNS15000000

(5) https://www.yahoo.com/finance/news/many-them-doing-95-million-175823008.html

(6) http://www.newsweek.com/big-lie-rosy-unemployment-rate-489897

http://www.forbes.com/sites/louisefron/2014/08/20/tackling-the-real-unemployment-rate-12-6/#2509875b1e12

(7) https://www.google.com.vn/webhp?sourceid=chrome-instant&ion=1&espv=2&ie=UTF 8#q=how+many+jobs+were+lost+in+the+great+recession

(8) https://en.wikipedia.org/wiki/Jobs_created_during_U.S._presidential_terms

(9) http://www.nytimes.com/2014/04/28/business/economy/recovery-has-created-far-more-low-wage-jobs-than-better-paid-ones.html

(10) http://www.macrotrends.net/1377/u6-unemployment-rate

(11) http://data.bls.gov/timeseries/CES3000000001

(12) http://federal-budget.insidegov.com

(13) http://www.cnsnews.com/commentary/terence-p-jeffrey/354-percent-109631000-welfare (thống kê năm 2012, từ đó đến nay chỉ tăng chứ không giảm)

(14) http://money.cnn.com/2016/10/05/news/economy/us-recovery-slowest-since-wwii/index.html?iid=EL

Vũ Linh
(Tác giả chân thành xin lỗi v́ bài viết có nhiều số quá và cũng dài, khó đọc, nhưng cần thiết để độc giả tham khảo hay kiểm chứng một đề tài quan trọng)

Trở lại