THẬT VÀ GIẢ CỦA BIDEN TẠI LHQ

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

Biden: Russia’s Ukraine abuses ‘make your blood run cold’ (AP)

Putin's Nuclear 'Bluff' Designed to 'Scare People': Ex-PM of Russia (Newsweek)

Europe must resist industry efforts to cash in on energy crisis, warns Al Gore (Financial Times)

 

THẬT VÀ GIẢ CỦA BIDEN TẠI LHQ

Đại-Dương

Nhân dự Đại hội Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 21/09/2022, Tổng thống Joe Biden đă tŕnh bày trước cử tọa các biến cố trên thế giới và giải pháp.

Trước tiên, Biden chỉ trích gay gắt Tổng thống Nga, Vladimir Putin đă xâm lược Ukraine mà không nhận các sai lầm trong quá khứ, khuyến khích Putin hành động.

Thứ nhất, Chính quyền Barack-Obama-Joe Biden có hai nhiệm kỳ (2008-2016). Khi tranh cử, Barack Obama chỉ trích người tiền nhiệm không cải thiện được mới quan hệ với Chính quyền Putin. Khi làm chủ Toà Bạch Ốc, Obama đặc trách cho Biden nhiệm vụ RESET mối quan hệ với Nga mà Tổng thống George W. Bush chưa làm được. Nhưng, Chính quyền Obama thất bại hoàn toàn nên bỏ cuộc tạo điều kiện cho Putin âm thầm chuẩn bị kế hoạch bất ngờ.

Trong hai tháng 2 và 3 năm 2014, lợi dụng vụ Tổng thống Ukraine thân Nga, Viktor Yanukovych bị truất phế để cưỡng đoạt Bán đảo Crimea và Thành phố Sevastopol của Ukraine bằng biện pháp dân sự bị Obama loại khỏi G8 như một sự trừng phạt. Thực sự, nước Nga yếu thế nhất trong G8 mà chỉ mạnh trong hai lĩnh vực Quân đội và kho vũ khí hạt nhân (hai lĩnh vực này ít dính dáng tới lĩnh vực kinh tế).

Khi đưa ra biểu quyết ở Liên Hiệp Quốc về biện pháp “trưng cầu dân ư” của Nga không-có-giá-trị. Kết quả, 100 phiếu tán thành, 11 phiếu chống, 58 phiếu trắng. Mạc Tư Khoa cho rằng đă tuân thủ nguyên tắc quyền tự quyết của các dân tộc từng được áp dụng cho Đông Timor (năm 2002) và Kosovo (2008).

Thứ hai, Putin kích động sắc dân Nga ở miền Đông Nam Ukraine nổi dậy đ̣i tự trị. Mạc Tư Khoa đưa chuyên viên quân sự, hành chính điều khiển hai cộng đồng người Nga Lugansk và Donetsk từ năm 2014. Chính quyền Obama-Biden vô kế khả thi để chiến tranh kéo dài.

Thứ ba, tại Hội nghị G7 Tổng thống Donald Trump đă yêu cầu G7 thu nhận lại Nga để nói chuyện dễ dàng hơn về vấn đề Ukraine mà không được chấp thuận. Trump tăng cường viện trợ vũ khí, phương tiện chiến tranh để người Ukraine đủ khả năng chống lại hai khu tự trị được Nga bảo trợ. Nga rút chuyên gia về nước và hai bên ngưng chiến khi 14,000 người đă chết trong lúc Obama-Biden cầm quyền. Trump tiếp tục viện trợ kinh tế, đào tạo chuyên gia quân sự để gia tăng khả năng chỉ huy chiến trường. T́nh h́nh Ukraine tạm lắng đọng lúc Trump cầm quyền.

Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda thỏa thuận lập một căn cứ Mỹ gần biên giới với Nga. Trump định rút 9,500 trong số 50,000 lính Mỹ đóng ở Đức để chuyển lên Ba Lan. Duda từng hứa sẽ chi 2 tỉ USD để xây căn cứ cho Hoa Kỳ đóng quân. Putin có dám tấn công Ukraine khi một lực lượng quân sự hùng hậu của Mỹ trú đóng thường trực ở miền Đông Ba Lan?

Châu Âu rầm rập chống Trump tăng cường biện pháp răn đe mà nay đă bị Putin đè cho toát mồ hôi, khó thở. Thuỵ Điển, Phần Lan giữ cương vị trung lập suốt 200 năm mà sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đă xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và được đón nhận.

Brussels chống quyết liệt v́ ảo tưởng có thể nói chuyện phải trái khi Liên Hiệp Châu Âu (EU) có mối quan hệ làm ăn với Nga.

Thứ tư, khi tranh chấp về cuộc bầu cử lộn xộn ở Hoa Kỳ vào năm 2020 th́ Putin điều động 120,000 quân áp sát biên giới Ukraine tập trận thường xuyên để trực tiếp trấn an Cộng đồng người Nga ở Lugansk và Donetsk. Tổng thống Joe Biden bắn tiếng tới Vladimir Putin “Hoa Kỳ không đưa quân vào Ukraine”. Putin c̣n do dự. Trong hai ngày liên tiếp Biden đă lên truyền h́nh tuyên bố “Nga sắp tấn công Ukraine” như hồi kèn thúc quân.

Chuẩn bị chiến tranh mới chống được chiến tranh

Biết bao nhiêu lời kêu gọi ḥa b́nh mà chiến tranh với nhiều kiểu khác nhau cứ xảy ra khắp thế giới. Tuy nhận được Giải thưởng Hoà B́nh năm 2010, nhưng, Tổng thống Obama đă tham gia các cuộc chiến tranh và bạo loạn ở Trung Đông, A Phú Hăn và để lại các đống rác khổng lồ cho người kế nhiệm mà giỏi lắm mới dọn sạch.

Biden đang thúc đẩy các loại chiến tranh chủng tộc, chiến tranh giai cấp, chiến tranh màu da, chiến tranh giới tính, chiến tranh nối dơi, chiến tranh khí hậu, chiến tranh kinh tế, chiến tranh ư thức hệ.

Donald Trump là một vị Tổng thống Hoa Kỳ duy nhất không gây ra cuộc chiến tranh nào, ngoại trừ dọn dẹp các cuộc chiến do những vị tiền nhiệm tạo ra. Và đă đưa các công dân Mỹ bị giam giữ ở một số quốc trở về quê quán mà chẳng tốn xu nào. Ngoại giao như thế chẳng phải là thành công lắm ru!!!

Chính quyền Joe Biden-Kamala Harris đă dùng hơn một tá luật sư cực tả nhằm buộc tội Trump thông đồng với Nga, Suốt hai năm moi móc từng con chữ trong văn kiện chính thức hoặc phát ngôn suốt thời gian Tổng thống Donald Trump cầm quyền mà chẳng t́m được chứng cớ để buộc nên đành tuyên bố nghi can vô tội. Dân Mỹ lại bị mất tiêu 40 triệu USD cho cuộc săn t́m phù thuỷ!!!

Vladimir Putin chiếm Crimea năm 2014 khi Barack Obama-Joe Biden cầm quyền và xâm lược Ukraine năm 2022 khi Joe Biden-Kamala Harris cầm quyền.

Tại sao Putin chỉ ra tay khi Hoa Kỳ có hai vị tổng thống như Barack Obama và Joe Biden? Phải chăng họ đă thông đồng hoặc cùng chí hướng “làm cho nước Mỹ suy vi”?

Phát triển kinh tế và Biến đổi khí hậu

Trước khi bàn đến hai đề tài quan trọng này, có lẽ chúng ta nên biết hậu quả nghiêm trọng mà Chính quyền Barack Obama-Joe Biden (2008-2016) đă trút lên đầu người Mỹ.

Chính quyền Obama-Biden đă để lại cho 239 triệu người Mỹ một khối “nợ công” suưt soát với tổng số nợ công mà 43 vị tiền nhiệm đă lưu lại.

V́ thế, khi trở thành Tổng thống thứ 44 đă chỉnh đốn lại các chính sách và biện pháp để Hoa Kỳ trở lại thời xuất cảng sản phẩm thay v́ nhập cảng từ bên ngoài. T́nh h́nh kinh tế và sản xuất toàn diện trở nên sinh động hơn.

Obama và Biden đều chẳng có chút kinh nghiệm nào về điều hành kinh tế ngoài việc tung tiền để nhập cảng từ nước ngoài (Trung Cộng, Châu Âu …), không ngăn được hăng xưởng rời Hoa Kỳ tới Trung Cộng và nhiều nước khác. Biện pháp kinh tế không thể dựa vào khẩu hiệu yêu nước. Obama-Biden lệ thuộc vào dầu hỏa Trung Đông và Nga nên phải mua dầu thô với giá 120 USD/thùng khiến cho kinh tế Hoa Kỳ trở thành lệ thuộc vào Tổ chức Các nước Xuất cảng Dầu hoả (OPEC).

Trump tự chủ nhiên liệu nhờ mở cửa lại các giếng dầu và cho phép sản xuất dầu khí bằng phương pháp fracking do người Mỹ phát minh làm cho giá dầu thô trên thế giới tụt từ 120 USD/thùng xuống 50 USD/thùng khiến OPEC mất thế độc quyền. Từ vị thế nhập cảng dầu khí, Hoa Kỳ trở thành xuất cảng. Giá dầu thô giảm kéo theo giá sinh hoạt thấp trong khi nền kinh tế hoạt động nhộn nhịp.

Khi mới đắc cử, Tổng thống Joe Biden đă tung ra Dự luật Build Back Better (Xây dựng lại tốt hơn) trị giá 3,500 tỉ USD. Bị chống đối nên phải chấp nhận 1,750 tỉ USD mới được thông qua năm 2021.

Biden bèn tách ra từng phần nên vào tháng 8-2022, đă đưa ra “Đạo luật Giảm lạm phát” trị giá 430 tỉ USD nhằm giải quyết các vấn đề khí hậu, thuế và chăm sóc sức khỏe khi lạm phát lên tới mức 8.3%.

Đạo luật giảm lạm pháp được thông qua ở Thượng viện với tỉ lệ 51-50 kể cả một phiếu của Phó tổng thống Kamala Harris.

Theo thói quen, Joe Biden sẽ c̣n chi tiêu nhiều hơn nữa bất chấp hậu quả trút lên đầu công dân Mỹ.

Phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Biden nói “Trong khi Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho việc quay trở lại Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) nếu Iran thực hiện các nghĩa vụ của ḿnh, Hoa Kỳ rơ ràng: Chúng tôi sẽ không cho phép Iran có được vũ khí hạt nhân”.

Iran chấp nhận JCPOA v́ nhà cầm quyền Tehran cần 10 năm để chuẩn bị cho việc sẵn sàng chế tạo một quả bom hạt nhân. Iran chỉ cho phép Thanh tra nguyên tử thuộc Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) đến địa điểm và ngày giờ do Tehran quyết định.

Tổng thống Obama đă thuê phi cơ chở một số tiền gồm đồng euro, đồng franc Thụy Sĩ và nhiều đồng tiền khác được cho là một phần trong số tiền 1.7 tỉ USD mà Mỹ trước đó thỏa thuận với Iran. Đồng thời, Iran thả 4 tù nhân Mỹ.

Khi Tổng thống Obama dùng đặc quyền Hành pháp để kư các Thỏa thuận Khí hậu Paris (PCA), Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA), Thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Dương (TPP) đă không được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn nên Tổng thống Trump huỷ bỏ ngay khi vào Toà Bạch Ốc.

PCA cho phép Trung Cộng (lượng khí phát thải số 1), Ấn Độ số 3 và các quốc gia đang phát triển có quyền sử dụng than đá cho tới hết năm 2030 trong khi Hoa Kỳ (lượng khí phát thải số 2) và các quốc gia phát triển không được phép sử dụng than đá.

Năm 2020, Cơ quan Liên Hiệp Quốc đă gửi giấy khen Hoa Kỳ có tỉ lệ giảm thiểu khí ô nhiễm nhất thế giới dù cho đă sử dụng dầu hoả, nhà máy điện hạt nhân, năng lượng tái tạo.

TTP bị Trump huỷ bỏ v́ Bắc Kinh đă chuyển nhiều nhà máy ô nhiễm sang các nước đang phát triển và chậm tiến để hưởng ưu đăi.

JCPOA bị huỷ bỏ v́ không cho phép IAEA hành xử quyền giám sát.

Trước khi loài người t́m thấy dầu hoả và dùng để tạo ra năng lượng th́ quả đất cũng đă xảy ra các vụ động đất, cháy rừng, thành phố ch́m trong ḷng biển.

Gián điệp Trung Cộng tràn ngập Hoa Kỳ ở trong chính quyền, giáo dục, nghiên cứu, chính trị, hành chính, ngoại giao, truyền thông, kinh doanh.

Tổng thống Joe Biden đang phá nát hệ thống chính trị ổn định kể từ khi lập quốc để từng bước tiến lên Chủ nghĩa Xă hội, tiền thân của Chủ nghĩa Cộng sản.

Đại-Dương

Trở lại