Tin vắn trong tuần
NOVEMBER 16 – 2019

Vũ Linh

CẬP NHẬT ĐÀN HẶC

Tuần qua, đàn hặc TT Trump bước qua giai đoạn mới: điều trần công khai. B́nh mới rượu cũ, vẫn là phiên ṭa cuội một chiều.

Vài ngày điều trần công khai đă cho thiên hạ thấy vài chuyện quái lạ nhất:

1- Chủ tịch Ủy Ban T́nh Báo Adam Schiff từ chối không cho phe CH đ̣i anh thổi c̣i và anh Hunter Biden, con cụ Biden, ra trước Hạ Viện điều trần. Trong biểu quyết của Hạ Viện chính thức mở cuộc đàn hặc, phe DC lớn lối ghi rơ ràng phe thiểu số CH có toàn quyền đ̣i bất cứ ai ra điều trần, cho có vẻ công bằng. Nhưng yêu cầu này lại hoàn toàn tùy thuộc chủ tịch ủy ban chấp nhận hay không, và dĩ nhiên là ông này bác ngay, chỉ chấp nhận cho người ‘phe ta’ điều trần nêu những điểm bất lợi cho TT Trump thôi.

Thế mới nói khi một phiên ṭa chỉ gọi những nhân chứng ‘phe ta’ ra công kích TT Trump trong khi cấm chỉ nhân chứng ‘phe địch’ ra bào chữa cho ông Trump th́ nghe hao hao giống các vụ đấu tố trí phú địa hào của VC năm xưa, chỉ lôi bần cố nông ra tố địa chủ mà địa chủ cấm căi và cũng cấm không ai được bênh.

2- Tất cả những điều trần đều toàn là tin đồn. Không có một người nào trực tiếp gặp TT Trump hay chính tai nghe/nhận/đọc chỉ thị trực tiếp từ TT Trump.

Một dân biểu DC, Mike Quigley của Chicago, ư thức rơ toàn là ‘tin đồn’ nên vội thanh minh thanh nga rất lạ lùng là “trên thực tế, tin đồn có thể có giá trị luận tội mạnh hơn là bằng chứng cụ thể”. Chỉ cần có tin đồn là thành thủ phạm rồi. Công lư của đảng DC tân thời.

Thượng nghị sĩ CH Lindsey Graham tuyên bố ngay nếu ông thổi c̣i không ra điều trần trước Hạ Viện hay Thượng Viện th́ coi như việc biểu quyết truất phế TT Trump đă chết trong trứng nước tại Thượng Viện. Vui nhất là ông Schiff đă bất ngờ trả lời ông không biết ông thổi c̣i là ai trong khi cũng chính ông Schiff đă nh́n nhận anh thổi c̣i đă ‘tham khảo ư kiến’ ông trước khi gửi báo cáo thổi c̣i cho tổng thanh tra T́nh Báo. Ai tin ông Schiff xin giơ tay!

Tin mới: một dân biểu CH, ông Dan Bishop đă công khai nêu tên anh Eric Ciamarella là anh thổi c̣i. Tên anh này đă được nhắc nhở nhiều lần nhưng chưa bao giờ được xác nhận một cách chính thức. Anh này là cựu nhân viên CIA được biệt phái qua làm việc tại Ṭa Bạch Ốc một thời gian ngắn. Điểm đáng chú ư là anh này là một loại ‘hoạt động viên’ –activist- của đảng DC rất thân cận với cụ Biden và bà Pelosi. Hiển nhiên là một thành viên tích cực của Nhà Nước Ngầm chống Trump.

Tổng Thanh Tra T́nh Báo cũng đă nhận được một ‘khiếu nại’ là anh thổi c̣i đă vi phạm luật khi t́m cách gây quỹ cho chính ḿnh qua một trương mục ‘GoFundMe’, trên nguyên tắc để giúp anh có tiền trả luật sư bảo vệ anh ta. Theo luật, anh này c̣n đang là công chức, không có quyền đi gây quỹ riêng kiểu này. Cho đến nay, anh ta đă nhận được hơn 200.000 đô. Cố t́nh khui tin phịa để kiếm tiền sao? Cũng là một ư kiến hay.

Chuyện đáng bàn cho vui: đảng DC mở đầu cuộc điều tra v́ tội ‘quid pro quo’ của TT Trump, tức là tội đổi chác. Báo Washington Post viết bài kêu gọi DC bỏ cái tội đó đi v́ đó là tiếng La-Tinh, hầu hết dân Mỹ không hiểu nên không trách TT Trump, nên thay thế bằng một tội danh tiếng Anh cho dân hiểu. Thế là bây giờ, không c̣n ai nói đến ‘quid pro quo’ nữa. Bà Pelosi bây giờ gọi là tống tiền –extortion- hay hối lộ -bribery-, đổi viện trợ lấy điều tra cụ Biden, là chuyện có lợi cho cá nhân TT Trump.

Có thể dễ hiểu hơn thật, nhưng vấn đề là dân Mỹ nghe extortion hay bribery là nghĩ ngay đến chuyện tiền bạc hối lộ mà ở đây TT Trump chẳng nhận được một xu nào. Khiến dân Mỹ rối trí thêm thôi. Đúng là đảng DC đang loay hoay trong ngơ cụt!

Tin giờ chót: TT Trump giải mật cuộc điện đàm đầu tiên của ông với TT Zelensky của Ukraine. Trong đó, có đoạn ông nói rơ ràng sẽ vui mừng được gặp TT Zelensky tại Ṭa Bạch Ốc. Chẳng có ai nói ǵ về điều kiện nào hết. Điều này đi ngược lại tố giác của các ‘nhân chứng’ phe DC đă đưa ra trước Hạ Viện, khi họ nói “họ nghe tin đồn TT Trump chỉ chịu gặp TT Zelensky nếu ông này mở lại cuộc  điều tra về cha con cụ Biden”. Lại một fake news bị ḷi ra.  

CHUYÊN GIA B̀NH LUÂN VỀ ĐÀN HẶC

V́ kẻ này ngu si, chưa một ngày học luật không kể luật lái xe, nên không dám lạm bàn, chỉ xin trích lại vài ư kiến của các chuyên gia luật thứ thiệt, không phải là kỹ sư, tiến sĩ hay bác sĩ chuyên chữa cảm cúm mù tịt về luật hay chính trị nhưng vẫn thích bàn chuyện luật và chính trị.

Chuyên gia luật Jonathan Tobin, chủ bút The Jewish News Syndicate, nhận định muốn công bằng và chính danh, cha con cụ Biden phải bị gọi ra điều trần. Sẽ thật là một chuyện vô lư nếu không muốn nói là mờ ám khi đầu mối của việc truy tố TT Trump là việc ông đ̣i điều tra cha con cụ Biden, mà bây giờ lôi TT Trump ra đàn hặc mà lại không cho thiên hạ biết nguyên nhân từ đâu xẩy ra vụ lộn xộn này, tại sao TT Trump đ̣i điều tra cụ Biden, đ̣i hỏi của Trump có chính danh không hay chỉ có lợi cá nhân như phe DC tố giác?

Công tố Kenneth Starr, người đă truy tố TT Clinton trong vụ cô Monica, nhận định điều trần của ông Bill Taylor tuyệt đối vô giá trị trên phương diện pháp lư v́ chỉ toàn là nghe qua nghe lại, và quan điểm cá nhân, không có ǵ cụ thể hết. Ông Starr cho biết đàn hặc lần này khác xa hai lần đàn hặc các TT Nixon và Clinton v́ trong hai trường hợp này, đă có những dữ kiện cụ thể như cuốn băng của TT Nixon, những tố cáo của chính luật sư cố vấn của Nixon, ông John Dean, hay cái áo đầm của cô Monica trong trường hợp TT Clinton.

Trong một bài b́nh luận dài trên tập san TIME, công tố Robert Ray (người kế nhiệm công tố Kenneth Starr) đă phê b́nh cuộc đàn hặc TT Trump hiện nay cũng hoàn toàn không có một căn bản pháp lư chính danh nào hết. Theo ông Ray, cho đến nay, Hạ Viện đă lôi ra điều trần 3 người gọi là nhân chứng cột trụ -star witnesses- nhưng cả 3 chưa ai đưa ra được một bằng chứng cụ thể nào là TT Trump đă vi phạm bất cứ luật ǵ. Cả 3 đều chỉ đưa ra quan điểm của họ chứ không phải dữ kiện, đặc biệt là vụ đổi chác quân viện, khi số tiền đó đă được giải ngân trọn vẹn dù Ukraine không mở lại cuộc điều tra về cha con cụ Biden, trong khi chính phủ Ukraine [tổng thống, ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc Pḥng Ukraine] khẳng định đă chẳng có áp lực hay đổi chác ǵ, như vậy, đâu là đổi chác, đâu là tội? Nếu nói về quan điểm th́ Hạ Viện có thể lôi 65 triệu người không bầu cho TT Trump ra làm nhân chứng chống Trump.

Cựu công tố Jeffrey Toobin, chuyên gia luật của CNN nói rơ dữ kiện thật -factual statement- là chuyện chỉ là những tin đồn mà không có ǵ là bằng chứng cụ thể hết, và tất cả những nhân chứng đă điều trần, chưa một người nào đă gặp, nói chuyện với TT Trump.

Báo The American Spectator đă có một bài dài rất đáng lưu ư của nhà báo Donald Elliot. Theo ông Elliot, TT Trump đang bị truy tố v́ muốn đổi chác v́ tư lợi: viện trợ quân sự cho Ukraine đổi lấy việc điều tra cụ Biden là đối thủ chính trị trong cuộc bầu cử. Ông Elliot nhận định chính PTT Biden cũng đă làm chuyện này, mà c̣n tệ hơn và lộ liễu hơn TT Trump nhiều khi cụ với tư cách phó tổng thống đă bay qua tận Ukraine, công khai bắt Ukraine phải sa thải Chánh Công Tố đang điều tra con của cụ, nếu không Mỹ sẽ không cho Ukraine vay một tỷ đô [xin nhắc lại, đây là chuyện chính miệng PTT Biden khoe, không phải VL phịa đâu]. Việc làm của PTT cũng là lạm dụng tư cách phó tổng thống –để bảo vệ nồi cơm của ông con. Cũng là chuyện đổi chác v́ tư lợi. Ông con cụ Biden được Burisma mời làm thành viên Hội Đồng Quản Trị trả 83,333 đô mỗi tháng trong 46 tháng [theo tài liệu chính phủ Ukraine mới chính thức công bố] mà chẳng ai biết anh ta làm ǵ. Như vậy tại sao việc làm của PTT Biden th́ ô-kê mà việc làm của TT Trump –nếu có- th́ lại phải đàn hặc?

Theo ông Elliott, muốn công bằng th́ cũng phải đàn hặc cụ Biden luôn. Dĩ nhiên là cụ Biden đă không c̣n là PTT rồi, nhưng nếu đàn hặc và bị kết tội th́ cụ Biden sẽ bị cấm không được giữ một trách nhiệm quan trọng nào nữa, nghĩa là sẽ không được ra tranh cử tổng thống nữa, hay nếu đă được bầu rồi th́ Thượng Viện sẽ biểu quyết truất phế hay không.

Một bà không phải chuyên gia mà là dân biểu DC nhí, Ocasio–Cortez đă nói thẳng thừng “đàn hặc cần thiết để cản không cho TT Trump tái đắc cử năm tới”. Sự thật đến từ miệng trẻ con?  

MỘT KỊCH BẢN LẠ

Báo Washington Post dưới cây bút Hugh Hewitt đă đưa ra một kịch bản độc đáo, theo đó Thượng Viện có thể chấm dứt tấn tuồng đàn hặc cuội của Hạ Viện rất dễ đàng và hoàn toàn chính danh.

Theo thủ tục của Thượng Viện, trong trường hợp Hạ Viện biểu quyết đàn hặc TT Trump, Thượng Viện sẽ phải có phiên xử để lấy quyết định truất phế TT Trump hay không. Tuy nhiên, vẫn theo thủ tục của Thượng Viện, trước khi có phiên xử này, Thượng Viện phải biểu quyết có thảo luận về vấn đề này hay không. Khi TT Clinton bị đàn hặc, Thượng Viện đă nhất loạt biểu quyết 100% có phiên xử, không ai phản đối, để rồi sau đó TT Clinton không bị truất phế v́ không đủ túc số 67 phiếu.

Bây giờ trước khi ’xử án’ TT Trump, Thượng Viện cũng phải lấy biểu quyết để mở phiên xử. Vấn đề là chỉ cần một thượng nghị sĩ (Lindsey Graham?) phản đối là sẽ kích động lên thủ tục gọi là ‘filibuster’, tức là câu giờ, kéo dài tranh luận vô hạn định cho đến khi có ít nhất 60 thượng nghị sĩ biểu quyết chấm dứt tranh luận th́ mới đi đến biểu quyết. Phe DC hiện nay chỉ có 47 phiếu, nghĩa là sẽ cần 13 nghị sĩ CH bỏ đảng mới chấm dứt việc câu giờ được. Thực tế, phe chống TT Trump sẽ rất khó có thể có đủ túc số 60 phiếu này, nghĩa là sẽ không chấm dứt cuộc tranh luận được và phiên họp sẽ chết trong trứng nước tại Thượng Viện.

Lănh tụ phe đa số CH tại Thượng Viện cũng có thể áp dụng chiêu vơ của cựu lănh tụ DC tại Thượng Viện, Harry Reid, hủy bỏ thủ tục filibuster, ra quyết định chỉ cần 51 phiếu là đủ để biểu quyết không mở phiên xử. Hiện nay đảng CH có 53 phiếu, dư phiếu, nhưng nếu có 3 thượng nghị sỉ ‘bỏ đảng’ (Mitt Romney, Lisa Murkowsky và Susan Collins?) th́ phe CH sẽ chỉ c̣n 50 phiếu. Trong trường hợp này PTT Pence sẽ cấp lá phiếu thứ 51 để xù toàn bộ vụ đàn hặc cuội.

Nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng thực tế chính trị là nếu làm vậy, phe CH sẽ bị đả kích mạnh, trong khi cứ đường đường có phiên xử rồi không đủ phiếu để truất phế nghe chính danh hơn.

Lănh tụ khối đa số CH tại Thượng Viện cũng đă cho biết nếu Thượng Viện có phiên xử th́ tất cả các thượng nghị sĩ phải có mặt để tham gia các cuộc thảo luận và biểu quyết, kể cả các vị đang tranh cử tổng thống cũng phải chấm dứt việc vận động, có thể sẽ kéo dài cả vài tháng. Nếu không th́ ông sẽ cho biểu quyết không có phiên ṭa.

Không rơ phán quyết này có đúng thủ tục và thi hành được không. Nếu được th́ các ứng cử viên tổng thống như Bernie Sanders, Elizabeth Warren, Kamala Harris, Cory Booker, sẽ phiền to. Hoặc là phải bỏ vận động, hay sẽ không có phiên ṭa, hay có phiên ṭa th́ cũng không đủ túc số truất phế. Đường nào phe DC binh cũng lủng!

Nghĩ cho cùng, đàn hặc TT Trump là một chuyện thật quái lạ. Cả 3 bên, TT Trump, CH và DC đều biết đàn hặc sẽ chẳng thể nào bứng TT Trump được, mà quái lạ thay, cả ba bên đều muốn đàn hặc. TT Trump th́ nghĩ đàn hặc sẽ khích động cử tri của ḿnh hăng hái đi bầu cho ḿnh. Phe CH muốn cho thiên hạ thấy tính phe đảng thô bạo của DC đồng thời lái dư luận ra khỏi các ứng cử viên tổng thống của đảng DC. Và phe DC cũng muốn đàn hặc để tiếp tục tấn công TT Trump giúp các ứng cử viên quá yếu của họ.  

CẬP NHẬT BẦU CỬ

Chính trường Mỹ tiếp tục bị chi phối hoàn toàn bởi vụ đàn hặc cuội, trong khi tin tức về cuộc tranh cử tổng thống bị lu mờ hẳn.

Dường như là triệu chứng khá rơ là đảng DC đă ‘bỏ cuộc’, chấp nhận chịu thua TT Trump trong vụ bầu bán này, nên chuyển sách lược qua việc hạ TT Trump bằng đàn hặc.

Sự yếu kếm của các ứng cử viên DC hiện nay đă đưa đến vài sự kiện đáng nói:

-     Tỷ phú Michael Bloomberg, cựu thị trưởng New York đă đánh tiếng ông sẽ ra tranh cử;

-     Ông Deval Patrick, cựu thống đốc Massachusetts cũng muốn ra tranh cử;

-     TT Obama đă giữ im lặng, không ủng hộ hay chống bất cứ ứng cử viên nào, kể cả cụ phó của ông trước đây;

-     Bà Hillary ‘than phiền’ đang bị áp lực nặng nề phải ra tranh cử để cứu đảng DC.

Phân tách những sự kiện trên, các chuyên gia cho rằng khuynh hướng đại đa số ôn ḥa trong đảng DC đang lo sự thành công của cụ bà xă nghĩa Warren, trong khi họ nh́n thấy rơ cụ Biden đă bất lực không cản được bà Warren, càng ngày càng bị bà này lấn lướt. Do đó, họ đang thúc tỷ phú Bloomberg ra thay thế cụ Biden. Mặt khác đảng DC cũng nhận thấy dường như khối cử tri lớn và trung kiên nhất của đảng DC, khối dân da đen, đă một mặt không chấp nhận các cụ Sanders, Warren mà cũng chống thị trưởng Buttigieg (là người đă từng cách chức một cảnh sát trưởng da đen trong một vụ xung đột trắng đen tại tỉnh của ông trước đây) trong khi không hồ hởi lắm với cụ Biden, do đó muốn thúc ông Patrick là người da đen ra tranh cử.

Dù sao th́ tin về các ông Bloomberg và Patrick và bà Hillary vẫn chưa đâu vào đâu (khi bài này được viết), chỉ mới là loại bong bóng thăm ḍ phản ứng của dư luận.

Việc TT Obama im lặng không lên tiếng hậu thuẫn cụ Biden mang rất nhiều ư nghĩa. Có thể là TT Obama không tin ông Biden sẽ chiến thắng nên không muốn mất uy tín ủng hộ một người sẽ thất bại. Trong khi đó, ông cũng không muốn ủng hộ hai cụ xă nghĩa Sanders và Warren v́ họ thiên tả quá xa.

Theo các quan sát viên, chuyện đáng ngạc nhiên nhất là trong thời gian qua, những vụ lùm xùm về Ukraine và đàn hặc dường như chẳng có một ly ảnh hưởng ǵ đến tỷ lệ hậu thuẫn của TT Trump hết.

Trong khi đó, những thăm ḍ mới nhất cho thấy ‘chị ‘ Buttigieg đă nhẩy lên hàng đầu tại Iowa, trong khi bà Kamala Harris tuột xuống dưới 1% tại New Hampshire.

Về phiá CH, cựu thống đốc và dân biểu Mark Sanford đă rút lui không chạy đua cùng TT Trump nữa. Nhắc lại, buổi ‘lễ’ ra mắt của ông Sanford chỉ có đúng một nhà báo và anh phụ tá quay phim tham dự, không có tới một người nào khác. C̣n lại hai ông Bill WeldJoe Walsh mà chẳng ai nghe hay biết hai ông này đang làm ǵ.  

BÀ HALEY VIẾT HỒI KƯ

Bà Nikki Haley vừa cho phát hành hồi kư mới. Bà Haley là cựu thống đốc South Carolina, được TT Trump bổ nhiệm làm đại sứ tại Liên Hiệp Quốc. Sau hai năm, bà đă từ nhiệm.

Sách mới của bà Haley tiết lộ một tin khá lạ lùng được TTDC khai thác, bôi bác triệt để ngay.

https://3.bp.blogspot.com/-9zEqxGKQwuU/Xc-yteNk06I/AAAAAAAAMc8/a0OJ7UXB2f884pMwJACh0zdvFaNj47MegCK4BGAYYCw/s400/download.jpg

Bà Haley tiết lộ khi bà c̣n làm đại sứ, ngoại trưởng Rex Tillerson và chánh văn pḥng John Kelly có vài điểm về chính sách không hoàn toàn đồng ư với TT Trump nên đă t́m cách vận động hậu thuẫn của bà v́ bà được TT Trump tín nhiệm. Bà Haley đă không đồng ư hỗ trợ hai ông Tillerson và Kelly, trái lại, c̣n khuyến cáo hai ông này nếu thấy không hợp ư với TT Trump th́ nên từ chức thay v́ t́m đồng minh chống đối tổng thống. Bà nhắc lại TT Trump chính là người đă được người dân bầu để làm những chuyện theo ư của ông.

Trong thể chế chính trị rất dân chủ của Mỹ, không có chuyện nhất hô bá ứng, trái lại nhân viên nội các khác biệt ư kiến với tổng thống là chuyện b́nh thường như cơm bữa. Và khi họ không đồng ư với tổng thống, dĩ nhiên họ muốn t́m đồng minh trong nội các để tiếp tay họ thuyết phục tổng thống. Đó là sinh hoạt b́nh thường và lành mạnh của một chính quyền dân chủ.

Thế nhưng TTDC đă t́m cách bóp méo, xé ra cho to chuyện, chạy tin kiểu như hai ông Tillerson và Kelly rủ rê bà ‘đảo chánh’ TT Trump vậy. Trong thể chế chính trị Mỹ, không thể có chuyện nội các đảo chánh tổng thống. Cả hai ông Tillerson và Kelly đều đă bác bỏ luận điệu của TTDC bôi bác hai ông muốn ám hại TT Trump.

Anh b́nh loạn gia Scarborough của đài MSNBC c̣n ‘siêu ‘ hơn nữa, đoán ṃ ngay là bà Haley tung sách ra đúng lúc này với ư định lấy điểm với TT Trump, t́m cách bứng PTT Pence để bà thay thế ông trong liên danh, ra tranh cử phó tổng thống cùng với TT Trump năm tới. Cái này gọi là châm dầu vào lửa, t́m cách xào xáo gia cang.  

TIN BÀ GINSBURG

Bà Ruth Bader Ginsburg, thẩm phán Tối Cao Pháp Viện đă không tham gia các cuộc thảo luận hiện giờ của TCPV v́ bị đau ốm.

https://4.bp.blogspot.com/-LXPe5bqqJ5Q/Xc-zBNMyrVI/AAAAAAAAMdI/elKKVfgkM1YFuflHTicP1x_STL2rpjuQwCK4BGAYYCw/s400/images.jpg

Bà Ginsburg hiện rất yếu, đă hai lần bị ung thư, nhưng nhất quyết không từ chức v́ không muốn cho TT Trump cơ hội bổ nhiệm thêm một thẩm phán bảo thủ nữa. Không ai biết bà sẽ cầm cự được bao lâu. Tuy nhiên, cho dù bà không từ chức nhưng không tham gia thảo luận và biểu quyết của TCPV th́ kết quả cũng vậy, phe ‘cấp tiến’ chỉ c̣n 3 phiếu trong khi phe ‘bảo thủ’ có 4, không kể ông Chánh Thẩm Phán John Robert là người bảo thủ trên căn bản, nhưng cũng nhiều lần biểu quyết theo phe cấp tiến.

TCPV hiện đang phải xử lư một vụ di dân lớn: đó là phán quyết về sắc lệnh của TT Obama cho các di dân vị thành niên khi đă vào Mỹ được ở lại, cấm không được trục xuất, thường được biết là luật DACA. TT Trump đă thu hồi sắc lệnh này, nhưng phe chống đối cho rằng TT Trump không có quyền thu hồi một sắc lệnh do tổng thống tiền nhiệm kư.  

DÂN BIỂU DÂN CHỦ GẶP RẮC RỐI

Bà dân biểu Rashida Tlaib gốc Palestine, một trong Tứ Quái Chiêu thiên tả cực đoan, đang bị Hạ Viện điều tra v́ dường như đă vi phạm luật bầu cử khi tự ư lấy tiền trong quỹ vận động tranh cử khi bị kẹt tiền trong nhà. Việc dùng tiền vận động tranh cử cho chi tiêu cá nhân hoàn toàn bị cấm.  

Trong khi đó, một dân biểu DC khác, ông Alcee Hastings của Florida cũng đang bị điều tra v́ dường như có sách nhiễu t́nh dục với một phụ tá. Ông Hastings năm 1981 là thẩm phán liên bang nhưng bị Hạ Viện đàn hặc và Thượng Viện truất phế v́ tội nhận hối lộ. Một chục năm sau ông Hastings, người da đen, ra tranh cử dân biểu trong một đơn vị hầu hết là da đen của Fort Lauderdale, đắc cử dân biểu. Ông Hastings là một trong những dân biểu bị dính dáng đến nhiều x́-căng-đan nhất Hạ Viện.

Trở lại