TO MỒM KHÔNG BẰNG LỚN MẬT, NÓI HAY KHÔNG BẰNG LÀM GIỎI

Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

Can the Quad Transform Into an Alliance to Contain China? (National Interest)

US Defense Secretary Austin’s Visit to India: A Sign of Closer India-US Security Ties (Diplomat)

US and Japan Name China as Threat to International Order (Diplomat)

Asian identities and the US-China bifurcation of world order (Asia Times)

U.S., China wrap up testy 1st face-to-face talks under Biden (AP)

 

TO MỒM KHÔNG BẰNG LỚN MẬT, NÓI HAY KHÔNG BẰNG LÀM GIỎI

Đại-Dương

Bộ máy thiên tả quốc tế đă ra ră chỉ trích, bôi lọ, thoá mạ, chụp mũ, gán tội, kết án bất cứ lời nói, hành động nào của doanh gia Donald Trump khi tranh cử cũng như suốt bốn năm làm Tổng thống thứ 45 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Nỗi sợ ám ảnh khiến cho guồng máy thiên tả quốc tế vẫn tiếp tục bới móc dù Tổng thống Trump đă rời nhiệm sở từ ngày 21/01/2021.

Suốt thời gian dài tranh cử, Ứng viên Joe Biden rúc dưới hầm nhà để tự xưng tài an bang tế thế vẫn nhờ một thế lực kinh hồn nào đó bê đặt lên chiếc ghế Tổng thống thứ 46 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.

Chỉ trong ṿng 60 ngày, Tổng thống Biden đă kư 63 Sắc lệnh Hành pháp khiến dân chúng khiếp đảm v́ lịch sử nói sai, nói bậy, nói láo, đạo văn trong quăng đời 51 năm (1970-2021) sinh sống bằng nghề chính trị. Biden được bầu vào Hội đồng Quận New Castle năm 1970.

Tổng thống Joe Biden tự xưng có chiến lược đánh bại Trung Quốc bằng thuật “ngoại giao mềm dẽo”, mà không đối diện với nguy cơ dẫn tới chiến tranh như chính sách “cứng rắn” của người tiền nhiệm.

Khi Chính quyền Obama-Biden tuyên bố xoay trục về Á Châu gây niềm hy vọng, nhưng, tắt ngấm v́ Mỹ để cho Trung Quốc cưỡng chiếm Scarborough Shoal năm 2012, nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Phi Luật Tân, đồng minh có Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương từ năm 1951. Tổng thống Obama gặp tay đôi với Tập Cận B́nh ở Nam California nhằm chia đôi Thái B́nh Dương nên 2014, Bắc Kinh điều động Giàn khoan Nước sâu HD-981 được hơn 100 tàu bè đủ loại hộ tống vào hoạt động trong EEZ của Việt Nam gần 3 tháng song song với việc nạo vét, đắp xây 7 đảo nhân tạo trong Nhóm đảo Spratly mà 4 trở thành các cứ điểm quân sự. Tập Cận B́nh thăm chính thức Hoa Kỳ năm 2015 và hứa không quân-sự-hoá SCS. Nhưng, tiếp tục xây phi đạo cho phi cơ quân sự, cầu tàu, hoả tiễn, radar, kho chứa dầu trên Spratly Islands và Paracel Islands (Hoàng Sa, Nam Sa).

Thất vọng với Chính quyền Obama-Biden nên Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte (2016-) chẳng ngại sử dụng ngôn ngữ hạ cấp để chưởi bới Obama thậm tệ và tâng bốc Tập Cận B́nh khi nói “Ông ấy muốn đi câu mà tôi cử người đi cản th́ không một ai trở về”. Niềm tin tưởng vào Hoa Kỳ của Duterte dần dần trở lại vào thời Trump đă tái cam kết Hiệp ước bảo vệ Phi Luật Tân.

Từ những cuộc họp với Nhật, Ấn và Úc đă h́nh thành Bộ Tứ (QUAD), Tổng thống Donald Trump phát triển thành Khung Chiến Lược Ấn Độ - Thái B́nh Dương (U.S. Strategic Framework for the Indo – Pacific) được ghi chú "không dành cho công dân nước ngoài", bảo mật cho đến năm 2043.

Tập tài liệu gồm 10 trang đánh máy mà một nửa tài liệu liên quan trực tiếp đến chính sách đối với Ấn Độ và Trung Quốc bằng những mục tiêu và hướng dẫn hành động cụ thể. Đồng thời, thúc đẩy và củng cố vai tṛ trung tâm của Khối ASEAN trong việc giữ ǵn an ninh khu vực.

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương hoạt động từ năm 2018 do một Đô đốc Mỹ chỉ huy và phối hợp mọi hoạt động Hải quân trong khu vực, giúp các quốc gia duyên hải trong vùng tự tin hơn trong việc tổ chức lực lượng pḥng vệ và gia tăng hợp tác với Hoa Kỳ. Nhờ thế, Trung Quốc không dám quân-sự-hoá SCS, kể cả bố trí hoả tiễn trên các đảo nhân tạo ở Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa), tạm hoăn tham vọng thiết lập Vùng Nhận dạng Pḥng không trên SCS.

Anh, Pháp thấu hiểu tầm quan trọng của Khu vực Ấn Độ Dương và Thái B́nh Dương v́ họ có các lănh thổ hải ngoại và đồng minh cần bảo vệ nên tham gia bán-chính-thức vào mọi hoạt động của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái B́nh Dương ngày càng sâu rộng.

Ngày 5 tháng 1 năm 2021, Thượng viện do Đảng Cộng Ḥa chiếm đa số đă cho phép giải mật “Khung Chiến Lược” và công bố một tuần trước khi Tổng thống Trump măn nhiệm nhằm tránh Chính quyền Biden đi chệch hướng chiến lược.

Nhưng, hơn 60 ngày qua, Biden đă làm ǵ trên các phương diện quân sự, ngoại giao, kinh tế, an ninh, công nghệ, văn hoá?

Chính quyền Biden vẫn áp dụng mọi biện pháp quân sự của người tiền nhiệm, nhưng, có thêm mục tố cáo Bắc Kinh vi phạm nhân quyền tại Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ và đe doạ Đài Loan. Tái gia nhập Thoả ước Khí hậu Paris (PCA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Kế hoạch Hành động Toàn diện Liên tịch (JCPOA).

Bắc Kinh có thể viện dẫn “luật quốc gia” khiến cho áp lực quốc tế về nhân quyền và dân chủ khó có ảnh hưởng lớn trong bối cảnh toàn trị.

Thoả ước Khí hậu Paris (PCA) không hữu hiệu v́: (1) Nó không có tính ràng buộc nên ai làm sao cũng được mà không bị chế tài. (2) Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết năm 2017 các nước Châu Á chiếm 2/3 lượng khí CO2 toàn cầu, đặc biệt Trung Quốc tăng 1.7% do họ được quyền sử dụng than đá tới năm 2030. (3) Mỗi quốc gia trong PCA toàn quyền soạn thảo kế hoạch giảm thải. Chỉ là chuyện đầu voi đuôi chuột. Liên Hiệp Quốc khen ngợi Hoa Kỳ trong năm 2020 đă giảm khí phát thải nhanh hơn bất cứ nước phát thải nhiều nhất nào trên thế giới.

WHO bao che cho Trung Quốc về Đại dịch SARS-CoV-2 xuất phát từ Vũ Hán gây hại toàn cầu. Biden kư Sắc lệnh cấm sử dụng nhóm chữ Virus Vũ Hán hoặc Virus Trung Quốc. Thực tế, giới khoa học từng đặt tên Cúm Tây Ban Nha (1919), Cúm gia cầm Châu Á, Cúm gà Hồng Kông, Dịch bệnh Hô hấp Trung Đông … nhằm biết rơ nơi xuất phát mà điều tra chính xác mầm bệnh.

JCPOA không cho phép Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) bất thần thanh sát các cơ sở hạt nhân của Iran mà phải do Tehran chỉ định địa điểm và thời gian. JCPOA có thời hạn 10 năm đủ để Iran hoàn chỉnh các yếu tố chế bom nguyên tử để hành động ngay sau khi hết hạn.

Tổng thống Biden đă phái Ngoại trưởng Anthony Blinken và Bộ trưởng Quốc pḥng Lloyl Austin đến Nhật Bản và Đại Hàn để trấn an đồng minh bằng các món quà “họ có quyền quy định khoản đóng góp cho quân đồn trú Mỹ”. Dân Mỹ lại phải thêm gánh nặng tài chánh để bảo vệ tư cách lănh đạo thế giới!

Trận căi nhau kịch liệt giữa Uỷ viên Quốc vụ viện Dương Khiết Tŕ và Ngoại trưởng Vương Nghị với Cố vấn An ninh, Jake Sullivan và Ngoại trưởng Blinken trong cuộc họp đầu tiên tại Alaska đă cáo buộc lẫn nhau mà chưa thấy ló dạng các “biện pháp đối phó”. Hai bên chỉ hù và doạ lẫn nhau!

Nhưng, Tập Cận B́nh đă mở cuộc tập trận Hải quân trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) suốt một tháng kể từ 1 tháng 3-2021 mà Biden không dám chỉ trích. Đồng thời, ba Chiến khu Bắc, Đông, Nam bộ cũng tập chung Hải quân trên Hoàng Hải, SCS và Biển Đông Trung Hoa (ESC) dù Biden biết mà chẳng phản ứng.

Trong khi đó, Biden tổ chức họp mặt trực tuyến Bộ Tứ (QUAD) gồm Mỹ, Úc, Nhật, Ấn vào ngày 12/03/2021 đă “nhắc lại cam kết đảm bảo khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương được quản lư bởi luật pháp quốc tế và cam kết bảo vệ các giá trị phổ quát mà không có sự ép buộc”, nhưng, không nêu tên Trung Quốc. Phải chỉ ra đối tượng vi phạm mới cần tới QUAD chứ? Chỉ có Thủ tướng Nhật Bản, Yoshihide Suga nêu đích danh Trung Quốc.

Về Kinh tế, Tổng thống Biden chi quá trán để lo cho người nhập cư hợp pháp lẫn bất-hợp-pháp như một h́nh thức “mua phiếu” để Đảng Dân Chủ có thể “độc quyền đảng trị”. Chưa thấy Biden tŕnh bày kế hoạch phục hồi kinh tế trong khi đem tiền đi rải khắp thế giới để được mang danh hiệu “Lănh đạo Toàn cầu”.

Dân Mỹ cần tự do ngôn luận, không bị các tập đoàn tin học thống trị; cần tự do làm việc, chính quyền nhỏ, đóng thuế ít. Đó là con đường hạnh phúc duy nhất, và một quốc gia hùng cường đáng hănh diện.

Đại-Dương    

 

Trở lại