TOÀN CẦU HOÁ ĐANG TRÊN ĐÀ PHÁ SẢN

     Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

- Conservative Sebastian Kurz on track to become Austria’s next leader (Guardian)

- The Meteoric Rise of Sebastian Kurz (Spiegel)

- Austria's Sebastian Kurz preaches change, faces challenges (AP)

- Austria lurches to the right and elects youngest ever leader (Independent)

 

             TOÀN CẦU HOÁ ĐANG TRÊN ĐÀ PHÁ SẢN

                                        Đại-Dương

Bộ trưởng Ngoại giao Sebastian Kurz sẽ trở thành Tể tướng Áo Quốc sau khi Đảng Dân tộc trung-hữu đứng đầu được 37.9% phiếu bầu so với Đảng Dân chủ Xă hội trung-tả 27% và Đảng Tự do cực-hữu 25.9%.

Kurz, 31 tuổi, là nhà lănh đạo trẻ nhất tại Châu Âu được bầu nhờ chủ trương đóng cửa các lối vào Châu Âu và cấm những người nhập cư mới đây được hưởng các khoản trợ cấp và thanh toán cho người tị nạn. Mở đầu bài diễn văn tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2017, Kurz phát biểu “thế giới chưa bao giờ cảm thấy không an toàn như ngày nay”.

Quan điểm của Kurz tóm gọn “tự do, trách nhiệm cá nhân và đoàn kết, chính quyền thu hẹp, nhiều doanh nghiệp và cắt giảm thuế”, Áo Quốc cam kết sẽ ủng hộ mạnh mẽ Liên Âu khi đảm trách vai tṛ Chủ tịch Hội đồng Liên Âu vào năm 2018.  

Trái lại, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 39 tuổi trẻ nhất Liên Âu đắc cử do đối nghịch với quan điểm chống-di-dân của Mặt trận Quốc gia cực-hữu.

Macron đă kư Luật Lao động nhằm giảm quyền lực của nghiệp đoàn và cho phép chủ nhân thêm tự do thuê và sa thải công nhân, bỏ thuế tài sản (trái với cách đánh thuế nhà giàu của các chính quyền Xă hội), đồng thời cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu các loại thuế.

Cử tri Anh Quốc quyết định rời Liên Âu, làn sóng nhập cư năm 2015 khiến cho nền chính trị ở Châu Âu rơi vào khủng hoảng lănh đạo.

Tổng thống Donald Trump đắc cử vào cuối năm 2016 với khẩu hiệu “Make America Great Again” làm rúng động nền chính trị lưỡng đảng của Hoa Kỳ khi một doanh nhân thuần tuư đă đánh bại nhiều chính trị gia gạo cội thuộc Cộng Hoà cũng như Dân Chủ.

Điều đầu tiên đă thể hiện sự giận dữ của cử tri nói riêng và dân chúng nói chung v́ quá thất vọng dưới sự lănh đạo của các đảng chính trị kỳ cựu và giới chính trị gia lăo làng. Do đó, ứng viên nào mà trao trả lại quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc sẽ trúng cử.

Điều thứ hai, quyền lợi dân tộc là tối thượng. Trong bài diễn văn nhậm chức, Donald Trump xác định ḿnh chỉ là tổng thống của Hoa Kỳ nên cũng giống như bất cứ vị nguyên thủ quốc gia khác đều phải đặt quyền lợi dân tộc trên hết. Câu khẩu hiệu tranh cử của Sebastian Kurz viết “Những người làm việc và lợi ích xă hội không thể nào bị thua thiệt”.

Lănh đạo một quốc gia mà không biết nợ công là con đường dẫn dân tộc đến kiệt quệ rồi phá sản chỉ thể hiện như một bệnh nhân thần kinh!

Tuy đắc cử trong các xă hội phát triển và dân chủ nhất thế giới với hoàn cảnh khác nhau, nhưng, Trump, Macron, Kurz đều lo cho dân an cư, lạc nghiệp theo bài học từ ngàn xưa “phi thương bất phú”.

Chủ nghĩa Tư bản Man dại vào các thế kỷ trước với t́nh trạng cá lớn muốt cá bé làm cho nhân loại điêu linh dù cho có tạo ra bước tiến đáng kể trong thời đại kỹ nghệ.

Từ các khuyết tật của Tư bản Man dại đă sản sinh ra Chủ nghĩa Cộng sản kêu gọi nhân loại vùng lên theo bài Quốc tế Ca “bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay ḿnh”.

Do đó, các nước Cộng sản thực thi chính sách “trí, phú, địa, hào phải đào tận gốc trốc tận rễ” và “với sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Một trăm năm sau, các quốc gia tư bản ngày càng phát triển và giàu sang, văn minh. Ngược lại, các nước cộng sản bị nghèo đói và lạc hậu ở mức không c̣n thấp hơn được nữa.

Sau khi Đệ tam Quốc tế sụp đổ và Liên Xô phá sản năm 1991, giới lănh đạo trên thế giới quyết thúc đẩy việc toàn-cầu-hoá để nối kết giao thương với tham vọng mang lại giàu sang, phú quư cho nhiều dân tộc. Kinh tế phát triển và hội nhập văn hoá sẽ tạo điều kiện xây dựng thể chế chính trị dân chủ cho mọi người không phân biệt chủng tộc màu da.

Ngân hàng Thế giới (WB) thực sự hoạt động từ năm 1946 lo cho vay vốn phát triển trong 160 thành viên.

Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) quy tụ các Ngân hàng Phát triển chính thức hoạt động từ năm 1947, bổ sung cho WB.

Quỹ Tiền Tệ thực sự hoạt động từ năm 1945 chuyên giám sát hệ thống tài chính quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thành h́nh từ năm 1995 có nhiệm vụ “giám sát việc thực thi các hiệp định của WTO, chính sách thương mại của các quốc gia thành viên, giải quyết tranh chấp thương mại”.

Hệ thống tài chính và thương mại quốc tế đă giúp cho các quốc gia thành viên vượt qua giai đoạn khó khăn v́ thiếu vốn hoặc chưa đủ khả năng điều hành nền kinh tế.

Nhờ thế mà một số quốc gia nghèo khó đă vươn lên thành “người đi cho việc” đến các quốc gia đang phát triển hoặc chậm tiến.

Do cách diễn đạt tổng quát của các hiệp định trong WTO nên mỗi thành viên có thể áp dụng khác nhau khiến cho các tranh chấp thương mại rất khó giải quyết.

Một số quốc gia, đáng kể nhất là Trung Quốc đă đặt luật pháp quốc gia trên luật pháp quốc tế tạo thành nền Tư bản Man dại. Bắc Kinh, Hà Nội và một số nước khác đă không thi hành nghiêm chỉnh những cam kết khi gia nhập WTO như tôn trọng tài sản trí tuệ, thành lập công đoàn độc lập, xây dựng nền kinh tế thị trường tự do.

Họ tập trung tài sản quốc gia vào tay đảng cầm quyền để thao túng nền kinh tế trong nước và quốc tế theo mô h́nh Tư bản Man dại khiến cho những quốc gia đang phát triển hoặc lạc hậu trở thành miếng mồi ngon cho Trung Quốc.

Bắc Kinh lợi dụng toàn-cầu-hoá để xây dựng Chủ nghĩa Tư bản Man dại nên trữ tệ của Trung Quốc đă trên 3,000 tỉ USD.

Toàn-cầu-hoá đă mất lư tưởng ban đầu làm cho nhiều quốc gia bị nợ công chồng chất ảnh hưởng tới đời sống dân tộc khi thương mại quốc tế ngày càng bất-b́nh-đẳng.

Dấu hiệu phá sản của toàn-cầu-hoá đang xuất hiện đ̣i hỏi nhân loại phải chống lại Chủ nghĩa Tư bản Man dại.

                                   Đại-Dương

 

Trở lại