TỔNG THỐNG TRUMP ÁP DỤNG HỌC THUYẾT MONROE Ở CHÂU MỸ LA TINH

Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Trump eyes South American country as eligible for NATO privileges (DefenseNews)

Amid Bromance, Trump, Bolsonaro Forge Security Alliance (RealClear Politics)

Bolsonaro’s Grand Entrance Into Trump’s Washington (National Interest)

Bolsonaro backs Trump's border wall ahead of White House meeting (Guardian)

Bolsonaro Risks Losing Key Ally's Support in Latest Brazil Drama (Bloomberg)

Michel Temer: Brazil's arrested former president (BBC)  

TỔNG THỐNG TRUMP ÁP DỤNG HỌC THUYẾT MONROE Ở CHÂU MỸ LA TINH

Đại-Dương

Tổng thống thứ 5 của Hoa Kỳ, James Monroe nhiệm kỳ (1817-1925) đă tuyên bố Học thuyết Monroe vào năm 1823 nhằm: (1) Chống sự can thiệp từ Châu Âu vào các nước Bắc hoặc Nam Mỹ. (2) Sự can thiệp sẽ bị xem như hành động xâm lược nên Hoa Kỳ phải can thiệp. (3) Tránh t́nh trạng Châu Mỹ trở thành chiến trường của các cường quốc Châu Âu. (4) Năm 1870, Tổng thống Ulysses Grant bổ sung thêm cho Học thuyết Monroe “cấm chuyển nhượng thuộc địa cho một cường quốc khác”.

Quá khứ thực dân, thuộc địa và di dân từ Châu Âu làm cho hệ thống chính trị và xă hội Châu Mỹ La Tinh chịu ảnh hưởng Tây Âu khiến khu vực này thường xuyên bị xáo trộn và kinh tế tŕ trệ dù có nhiều tài nguyên thiên nhiên.

Bị chủ nghĩa Thực dân Thuộc địa Tây Âu và hậu duệ của di dân Châu Âu đè nặng nên dân chúng ở Tây Bán Cầu có xu hướng nghiêng về phía xă hội chủ nghĩa dễ dẫn tới Chủ nghĩa Cộng sản. Fidel Castro (Cuba) Che Guevara (Á Căn Đ́nh) từng làm mưa làm gió một thời ở Châu Mỹ La Tinh tạo ra t́nh trạng nội chiến hoặc tranh chấp giữa hai phe tả và hữu thêm phần gay gắt.

Mạc Tư Khoa tạo ảnh hưởng tới Châu Mỹ La Tinh bằng các hợp đồng bán vũ khí, đặc biệt dành cho Venezuela chủ nghĩa xă hội dưới trào Hugo Chavez Nicolas Maduro được trang bị cho Quân đội và dân quân trung thành với tổng thống cùng các khoản đầu tư, cho vay khác. Nga trở thành chủ nợ lớn thứ hai tại Venezuela.

Cuba gây ảnh hưởng trong chính sách y tế và xă hội tại nhiều quốc gia Châu Mỹ La Tinh để phát triển ư thức hệ cộng sản. Nhưng, hệ thống y tế và xă hội bị sụp đổ tại Venezuela.

Trung Quốc đă cho Venezuela vay 61 tỉ USD được trả bằng dầu hoả và 25 tỉ USD đầu tư nên Bắc Kinh trở thành chủ nợ lớn nhất của Venezuela. Đại diện của Bắc Kinh đang thảo luận với phe đối lập Juan Guaido tại Hoa Kỳ để tránh thiệt hại sau khi Maduro ra đi. Tuy nhiên, Tân Chính phủ Venezuela có toàn quyền quyết định đối với cam kết quốc tế bất chấp các lời hứa chưa-chính-thức.

Vào thế kỷ 21, các chính phủ cực tả thành h́nh tại nhiều quốc gia Châu Mỹ La Tinh như Ba Tây, Á Căng Đ́nh, Venezuela, Nicaragua, Ecuador đă bị dân chúng phản đối quyết liệt. Ba Tây và Venezuela giàu tài nguyên thiên nhiên đă rơi vào khủng hoảng sau 20 năm dưới sự thao túng của phe tả.

Tranh chấp quyết liệt giữa Tổng thống Nicolas Maduro và Chủ tịch Quốc hội, Juan Guaidó tự phong chức Tổng thống Lâm thời để lănh đạo cuộc lật đổ Maduro bằng biện pháp “bất tuân dân sự” được hơn 50 quốc gia trên thế giới ủng hộ.

The Washington Post ngày 21/03/2019 mô tả Venezuela đang đứng bên bờ vực sụp đổ tuy chưa xảy ra trong khi Lực lượng An ninh đă bắt giữ Chánh văn pḥng Roberto Marrero của Guaido đă bị cộng đồng quốc tế lên án.

Cử tri Ba Tây đă bầu cho dân biểu Jair Bolsonaro vào chức tổng thống từ đầu năm 2019, chấm dứt hơn hai thập niên dưới sự lănh đạo của phe cực tả là Cựu tổng thống Luiz Lula da Silva bị 12 năm tù và người kế nhiệm Dilma Vana Rousseff bị huyền chức. Michel Temer từng làm phó cho Rousseff lên kế nhiệm bị bắt hôm 22/03/2019 về tội tham nhũng trong chiến dịch tát đầm lầy của Chính phủ Bolsonaro.

Tổng thống Jair Bolsonaro được mệnh danh “Donald Trump nhiệt đới” do ủng hộ chính sách và phong cách của Tổng thống Donald Trump mà có vẽ cứng rắn hơn.

Hôm 19/03/2019, Tổng thống Trump đă đón tiếp Tổng thống Bolsonaro trong t́nh thân mật và tin tưởng v́ cùng niềm tin tôn giáo, cách ứng xử trực diện và thẳng thắn, tôn trọng nếp sống gia đ́nh; chống ư thức hệ giới và thái độ đúng đắn về mặt chính trị và tin tức giả mạo; chống chủ nghĩa xă hội; chống di dân bất-hợp-pháp nên ủng hộ kế hoạch xây tường của Mỹ.

Tương đồng về ư thức hệ và khát vọng xây dựng quốc gia tự do và thịnh vượng làm cho hai nhà lănh đạo hai quốc gia dân chủ lớn nhất ở Tây Bán Cầu nên cuộc thảo luận có kết quả nhanh chóng.

Hai bên thảo luận về cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị ở Venezuela và đồng ư Chính phủ “độc tài buôn ma tuư Maduro” phải ra đi để trả lại quyền cho người dân, tuy nhiên, không công khai bàn về giải pháp can thiệp quân sự.

Cuộc gặp mặt giữa hai vị Tổng thống Trump và Bolsonaro tại Hoa Thịnh Đốn mang ư nghĩa thay đổi rất quan trọng đối với cuộc diện quốc tế.

Thứ nhất, hữu phái thế giới chú trọng tới quyền lợi quốc gia dân tộc đă nổi bật qua các nhà lănh đạo Donald Trump (Mỹ), Brexit (Anh), Shinzo Abe (Nhật), Viktor Orban (Hung), Mattio Salvini (Ư), Balsonaro (Brazil), Netanyahu (Israel). Nhiều dân tộc Châu Âu hoảng sợ trước bóng ma cộng sản Nga, Trung Quốc nên cần hợp tác với Hoa Kỳ hầu ngăn chặn hữu hiệu hơn. Chủ nghĩa Cộng sản hô hào và hứa hẹn mang lại quyền làm chủ toàn dân, ư tế xă hội, giáo dục miễn phí, làm tuy sức hưởng tuỳ cầu, kinh tế phát triển vượt bậc. Nhưng, chưa có nước Cộng sản nào thực hiện được những hứa hẹn, ngoại trừ nghèo đói tột cùng, bất công khủng khiếp, tự do biến mất, cuộc sống nô lệ cho người cùng chung ṇi giống, chiến tranh toàn diện và từng giờ trong xă hội. Tổng thống Trump cam kết với quốc tế và dân Mỹ: “Hoa Kỳ không bao giờ là nước xă hội chủ nghĩa” dù cho nhiều ứng viên tổng thống năm 2020 vẫn thích đeo lủng lẳng chiêu bài xă hội chủ nghĩa.

Thứ hai, dọn sạch tàn dư do chủ nghĩa xă hội lưu lại để Tây Bán Cầu bước vào giai đoạn phát triển hỗ tương toàn diện mà đặt chủ nghĩa xă hội bên lề đường tiến hoá nhân loại. Chủ nghĩa Cộng sản đă bị nhân loại quẳng vào giỏ rác lịch sử nên các quốc gia Tây Bán Cầu không thể nuôi dưỡng chủ nghĩa xă hội, tiền thân của chủ nghĩa cộng sản. Lịch sử chứng minh các cường quốc Châu Âu đă áp đặt chủ nghĩa thuộc địa thực dân lên các dân tộc Châu Mỹ La Tinh trong khi người láng giềng Hoa Kỳ cố sức ngăn chặn tham vọng thực dân đế quốc Châu Âu. Nhị vị Tổng thống Trump và Bolsonaro hứa làm việc cùng nhau để cải thiện thương mại, chống chủ nghĩa xă hội và các phong trào thiên tả. Ông Trump hứa sẽ giúp Ba Tây gia nhập vào Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) v́ hiện nay lợi tức đầu người của nước này (GDP per capita nominal) 9,100 USD. Bản thân Ba Tây không thể đá các phi vụ đầu tư mạnh mẽ từ Trung Quốc, ngoại trừ trường hợp Hoa Kỳ phải nhảy vào thay thế.

Thứ ba, Châu Mỹ La Tinh gồm có 20 quốc gia, 590 triệu người, lợi tức b́nh quân GDP nominal 5,700 USD vẫn không đủ sức tự vệ trước bất cứ cuộc xâm lăng nào. Chưa có quốc gia nào ḍm ngó v́ nó như chiếc sân sau của Hoa Kỳ. Tại cuộc họp mặt tay đôi, Tổng thống Trump chấp nhận yêu cầu của người đồng nhiệm Bolsonaro muốn trở thành đồng minh chính mà chưa phải thành viên Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Như thế, Ba Tây có thể mua vũ khí dễ dàng hơn và để giảm các rào cản đối với quân đội cùng các hợp tác khác với Hoa Kỳ. Bolsonaro muốn Hoa Kỳ thiết lập một căn cứ quân sự ở Ba Tây để chống lại ảnh hưởng của Nga. Iran đang gây ảnh hưởng tại Châu Mỹ La Tinh qua sự hiện diện của Hezbollah tại Venezuela. Hoa Kỳ đang thu hẹp ảnh hưởng của Cuba tại Tây Bán Cầu.

Thứ tư, Hoa Kỳ muốn kéo Ba Tây để làm nhẹ ảnh hưởng của Khối Tân Hưng (Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Ba Tây) lên t́nh h́nh thế giới. Tranh chấp lănh thổ thường xuyên giữa Trung Quốc và Ấn Độ, mối quan hệ chiến lược đầy ngờ vực giữa Trung Quốc và Nga khiến cho sức mạnh của Khối Tân Hưng rất mong manh.

Thượng đỉnh Trump-Bolsonaro không rùm beng, nhưng, sẽ gây ảnh hưởng sâu rộng đến t́nh h́nh thế giới vào những năm tới.

Đại-Dương    

 

Trở lại