Tổng Thống Trump Làm Việc

Vũ Linh

...phe ta quậy tung như thể TT Trump sắp gửi tướng Lương Xuân Việt qua đánh Úc...

Cho đến nay, TT Trump là tổng thống đă gây ra tranh căi nhiều nhất cũng như bị chống đối nhiều nhất trong lịch sử Mỹ. Cũng chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên. Trong bài về cuộc bầu cử năm con khỉ trên báo Xuân Việt Báo, viết từ trước bầu cử, kẻ này đă viết rơ ràng:

“... Hệ quả tất yếu là bất kể ai đắc cử, bà Hillary hay ông Trump cũng vậy, chỉ một ngày sau khi đắc cử đă thành tổng thống tân cử bị ghét nhất lịch sử, rồi sau khi tuyên thệ nhậm chức là bảo đảm sẽ lănh mề đay vàng... tổng thống bị ghét nhất lịch sử Mỹ ngay lập tức.”

Khi bài này được viết, TT Trump đă làm việc được đúng 3 tuần. Quá sớm để có một nhận định đúng đắn, nhưng quá đủ để rất nhiều người có lư do đả kích ông như là đại họa lớn nhất của nhân loại, hay hoan hô ông như cứu tinh dân tộc Mỹ.

Rơ nét hơn cả là không khí chiến tranh cực nóng giữa TT Trump và phe đối lập là phe cấp tiến gồm có đảng DC, cử tri của bà Hillary, và... truyền thông ḍng chính luôn (muốn viết TTDC cho đỡ tốn công đánh máy bằng hai ngón tay, nhưng bị độc giả khiếu nại, đành phải chịu!).

Đúng ra, ghép truyền thông, bất kể ḍng chính hay ḍng phụ, vào khối đối lập nghe hơi quá đáng. Truyền thông trên nguyên tắc phải đóng vai tṛ tứ quyền, đứng ngoài tam quyền là Hành Pháp, Lập Pháp, và Tư Pháp, để báo cáo lại cho dân những việc làm của tam quyền, để người dân có đủ hiểu biết thực thi quyền làm chủ của ḿnh mỗi khi đi bầu bán. Nhưng thực tế của vài năm qua, nhất là của vài tháng qua đă cho thấy truyền thông ḍng chính đă từ bỏ vai tṛ thông tin trung lập từ lâu rồi, để biến thành những “chiến sĩ bảo vệ thành tŕ cấp tiến” bằng mọi giá.

Tất cả các quyết định của TT Trump, nhất là quyết định hoăn cấp chiếu khán vào Mỹ 90 ngày cho công dân từ một số nước Trung Đông để tăng cường biện pháp thanh lọc, đă bị bóp méo để đánh tơi bời lá thu, cho dù những xứ này đều đă được TT Obama xếp loại vào khối những xứ cần quan tâm v́ đe dọa khủng bố, và cho dù khi TT Obama xếp loại và tăng cường biện pháp thanh lọc th́ “phe ta” nín thinh, không có ông thống đốc DC nào thưa kiện, không báo nào tung tin lên trang nhất, không có đài TV nào có phóng sự đặc biệt, không ai coi đó là kỳ thị ǵ hết. Nếu đó không phải là phe đảng th́ khi nào mới là phe đảng?

Bây giờ “phe ta” lại thêm cách phá mới, từ nhân viên Nhà Nước do TT Obama để lại, chưa kịp thay thế.

TT Trump nói chuyện điện thoại với quốc trưởng các nước khác. Những câu chuyện thân thiện vui vẻ th́ không ai biết, nhưng những câu chuyện kém vui, như tranh căi về chuyện nào đó, như đối thoại với TT Mễ hay thủ tướng Úc, th́ ngay hôm sau, CNN nhận được nguyên văn biên bản toàn bộ cuộc nói chuyện để mau mắn phổ biến cho công chúng, gây bối rối cho TT Trump ngay. Có nghiă là các viên chức Ṭa Bạch Ốc chưa bị tân TT Trump thuyên chuyển đă x́ hết biên bản cuộc nói chuyện cho truyền thông đói tin để đánh ông. Nói lên rơ ràng tư cách đáng ngờ của những viên chức DC: đảng quan trọng hơn quốc gia, đánh Trump là ưu tiên số một bất cần hậu quả. Đằng nào th́ họ cũng sắp mất job hết rồi, đánh cho bơ ghét.

Ở đây, có chuyện lạ đáng biết. Úc có chính sách mang các dân tỵ nạn Hồi từ Bangladesh và Miến Điện [dân Hồi, gọi là Rohingya, sống tại Miến Điện bị chính quyền Miến “áp bức”] chạy trốn bằng thuyền qua Úc, bị bắt ngoài khơi Úc, mang nhốt vĩnh viễn tại vài đảo của Úc, không cho vào đất Úc [không biết truyền thông bên Úc có tố thủ tướng Úc kỳ thị Hồi giáo không?]. Trước khi măn nhiệm, TT Obama nói chuyện với thủ tướng Úc, và nhận đâu hơn 1200 người vào Mỹ. Một trong những hành động bám víu giờ chót. TT Trump thấy chuyện lạ, bàn thảo với thủ tướng Úc. Hai bên căi nhau. TT Trump t́m cách không nhận đám tỵ nạn này. Úc phản đối, cho là Mỹ đă có cam kết của TT Obama. Cuộc nói chuyện bị x́ ra. Truyền thông ḍng chính làm rùm beng “TT Trump sỉ vả thủ tướng Úc!!!”. Chẳng ai rơ hai bên nói với nhau những ǵ, chỉ biết sau đó thủ tướng Úc nói “không có căi nhau ǵ hết, chỉ là thảo luận thêm vài chi tiết, TT Trump tôn trọng quyết định của vị tiền nhiệm”, và TT Trump “cám ơn thủ tướng Úc đă làm sáng tỏ vấn đề, và xác nhận Mỹ sẽ nhận đám dân đó”. Chỉ có vậy, nhưng phe ta quậy tung như thể TT Trump sắp gửi tướng Lương Xuân Việt qua đánh Úc vậy.

Câu chuyện nói lên một điểm, là quyết định lạ lùng của TT Obama: tại sao Mỹ lại phải nhận dân tỵ nạn bất hợp pháp mà Úc xua đuổi? Không biết dân Úc và báo Úc có sỉ vả Trump kỳ thị, ra sắc lệnh cấm dân tỵ nạn không nhỉ? TT Trump cho đây là quyết định “ngu xuẩn” của TT Obama.

Không may cho “phe ta” là họ lại đụng ngay một thứ Trương Phi không biết e lệ hay run sợ là ǵ, thẳng tay trả đ̣n, cũng bất cần hậu quả luôn. TT Trump không ngại dùng các phương tiện truyền thông đi thẳng vào quần chúng để bày tỏ phản ứng ngay.

Nhiều người cho rằng tổng thống mà tối ngày đấm đá qua Twitter coi bộ không tư cách chút nào. Có thể, nhưng cái cách đi thẳng vào quần chúng đă chứng tỏ rất hiệu nghiệm đưa ông đến thắng cử, tại sao bây giờ lại không tiếp tục sử dụng?

Bỏ qua chuyện đấm đá phe cánh, ta nh́n qua các quyết định để xem TT Trump là người như thế nào.

Trước hết, nói về cách làm việc: ông tổng thống này không... đi, mà là chạy bạt mạng. Chỉ trong hai tuần đầu, ông đă ra gần hai chục pháp lệnh và cả chục kư chú. Từ rút ra khỏi TPP đến chuẩn bị xây tường tại biên giới Mễ, cứu xét việc liên bang cắt tiền trợ cấp cho các khu bảo vệ di dân lậu (sanctuary areas), nghiên cứu thu hồi hay sửa đổi Obamacare, đóng băng số lượng công chức, cứu xét thu hồi luật tài chánh Dodd-Frank, nghiên cứu cắt giảm thủ tục hành chánh, đề cử cả mấy chục nhân viên nội các và ban tham mưu, thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, quyết định về di dân,... Chưa kể nói chuyện điện thoại với cả chục quốc trưởng, tiếp kiến thủ tướng Anh, Nhật, Canada,... Nhân viên chính quyền mới làm việc muốn tắt thở. Phe đối lập đánh không xuể.

Phải nh́n nhận, đây là điều có thể đáng mừng v́ ít ra ông tổng thống này có vẻ sẽ làm việc nhiều hơn là “mượn” tiền thuế của dân đi tắm biển Hawaii hay đi đánh gôn ở Massachusetts. Nhưng việc ông tổng thống này chạy như bay cũng đáng lo ngại. Chuyện quốc sự trọng đại có hậu quả lớn mà ông lấy quyết định quá nhanh, có thể đưa đến t́nh trạng thiếu cân nhắc chín chắn, quyết định bốc đồng. Có khi sẽ rất nguy hiểm. Tổng thống bấm twitter nhanh không sao, cùng lắm bấm bậy, bị chửi, xin lỗi là huề. Nhưng bấm nút hộp mă số bom nguyên tử quá vội th́ nguy to cho cả thế giới, trong đó có cả những người ủng hộ ông đấy.

Nhiều lần TT Trump đă bị bắt buộc phải de lui v́ quyết định của ông trên thực tế không thực hiện được, hay v́ bị chống đối quá mạnh.

Việc de lui đối với mấy tổng thống khác có thể là chuyện mất mặt, mất uy tín, nhưng với ông Trump này th́ mang ư nghiă rất khác. Có thể là do cố t́nh. Ta đừng nên quên ông Trump là một nhà kinh doanh. Có thể làm chính trị đối với ông cũng chẳng khác nào đi... buôn bán. Ra giá cao rồi ngả giá xuống thấp? Như ông muốn bán món hàng 10 đô, th́ ra giá 20 đô, kỳ kèo qua lại, giá cuối được định ở mức 11-12 đô, thế là ông vẫn được giá cao hơn ông muốn. C̣n hơn là muốn giá 10 đô, ra giá 10 đô, kỳ kèo xuống c̣n 8 đô, thế là lỗ ngay 2 đô. Người ta đoán với TT Obama th́ khác xa, ông muốn 10 đô, ra giá 5 đô, rồi bán 2 đô, thế là vui rồi. Không tin cứ xem cuộc thương lượng trao đổi 5 tù nhân lănh đạo Taliban với một anh lính đào ngũ bị Taliban bắt.

TT Trump rất nhiều lần đă bị trách đi quá xa. Nhưng h́nh như đó chính là mô thức hành động của ông. Ông cố t́nh đi thật xa, rồi de lui khi cần, để thử xem ḿnh có thể đi được tới bao xa.

Như chuyện xây bức tường biên giới Mễ. Ông hùng hổ tuyên bố bắt Mể trả tiền bằng cách tăng thuế hàng nhập của Mễ lên 20%. Rồi sau đó, lại nói đó có thể là một trong những cách tài trợ mà ông đang nghiên cứu, có thể thuế thấp hơn, hay có cách khác. Rơ ràng là ông đă tung ra giá cao nhất. Giá cuối cùng ra sao, chưa ai biết.

Hay qua vụ pháp lệnh tạm cấm di dân. Ông tung ra lệnh khắt khe nhất, bị chống đối kịch liệt, bây giờ c̣ cưa, chưa ai biết cuối cùng sẽ ra sao.

Thuần tuư trên phương diện luật pháp, kẻ này không phải là luật sư, chẳng thể hồ đồ nói bừa bên nào hợp pháp. Nhưng lại thấy bất th́nh ĺnh có nhiều người tuy tiếng Anh chưa thông nhưng đă thành siêu chuyên gia luật, thao thao đả kích TT Trump vi phạm Hiến Pháp, vượt quá quyền hạn của tổng thống. Chắc trước khi đả kích cũng có đọc vội lại Cẩm Nang Nhập Quốc Tịch Mỹ nên hiểu rất rơ khúc mắc này, hiểu hơn cả các siêu luật gia cố vấn cho TT Trump.

Dù mù tịt về luật, nhưng ngay từ đầu, kẻ này nh́n vào các vị thẩm phán th́ có thể đoán ngay TT Trump thua là cái chắc. Tại toà Seattle, ông chánh án James Robart trước đây là luật sư chuyên t́nh nguyện xét xử các vụ tỵ nạn miễn phí –pro bono- v́ ủng hộ họ. Lên đến cấp ṭa phá án, th́ ṭa phá án khu vực 9 District này nổi tiếng là toà cấp tiến nhất trong hệ thống ṭa phá án Mỹ, trụ sở tại San Francisco, là nơi bà Hillary đă thu được 86% phiếu so với 9% của ông Trump. Trong khu vực ṭa phá án này có tất cả các tiểu bang cấp tiến miền Tây đă bỏ phiếu cho bà Hillary: Washington State, Oregon, Cali, New Mexico, Nevada. Bây giờ cho dù lên đến Tối Cao Pháp Viện, th́ kẻ này cũng tiên đoán TT Trump cũng vẫn thua v́ ít nhất đă có 4 thẩm phán cấp tiến tại đây. Cùng lắm th́ sẽ chỉ đạt được số phiếu 4-4, và như vậy quyết định của ṭa cấp dưới vẫn có hiệu lực. Theo báo chí, TT Trump có ba bốn biện pháp có thể làm, kẻ này cũng chỉ biết vậy, miễn bàn thêm.

“Phe ta” khi quyết định thưa TT Trump đă lựa chọn tiểu bang Washington, chính v́ ông quan ṭa Robart này cho dù Washington State chỉ có lác đác vài ngàn người Hồi giáo và biện pháp của TT Trump chẳng ảnh hưởng một ly ông cụ nào đến tiểu bang này hết. Và TT Trump cũng đă biết trước sẽ thua rồi, nên mới đả kích quan ṭa ngay từ khi chưa có quyết định của ṭa phá án.

Vụ này chẳng đơn giản. Một quan ṭa tại Boston phán quyết khác hẳn quan toà Seattle, chấp nhận quyết định của TT Trump. Nghiă là sao? Tóm lại là Yes hay No?

Những người nào ăn mừng việc TT Trump thua kiện nên cẩn thận. Cuộc chiến chỉ mới bắt đầu.

Cho dù ṭa án ngăn được lệnh tạm cấm của TT Trump, th́ ông và phe CH trong quốc hội có thể sẽ cho ra nhanh hơn những luật mới ngăn ngừa khủng bố hoàn toàn hợp hiến. Hay ngược lại, cũng có thể chẳng làm ǵ nữa v́ đă đạt được ư nguyện.

Có được luật mới khắt khe hơn là ông thắng. Không có được th́ pháp lệnh của ông đă là cái áo giáp thủ thân tuyệt hảo, đỡ đạn cho ông nếu có khủng bố đánh v́ khi đó, chẳng ai có thể đổ lỗi cho ông ta là đă không bảo vệ nước Mỹ. Trái lại, đó sẽ là lúc ông chiả tay vào truyền thông ḍng chính, đám dân biểu t́nh, các dân biểu, nghị sĩ DC, và các quan toà: “Ơ hay, các vị trói tay tôi không cho tôi cấm cửa mấy tay khủng bố này, bây giờ khiếu nại ǵ nữa?” Khi đó sẽ là lúc “phe ta” giảng giải rằng th́ là mà, tự bào chữa mệt nghỉ. Nếu vụ khủng bố tấn công đó xẩy ra gần ngày bầu cử 2018 hay 2020 th́ DC sẽ thấy hậu quả ngay.

Toàn bộ câu chuyện có vẻ như cái bẫy của TT Trump cài ra cho khối cấp tiến.

Dù sao th́ phe chống đối đă không lương thiện khi cố t́nh tố TT Trump kỳ thị cấm cửa di dân Hồi, rồi la hoảng chuyện TT Trump có thể trục xuất cả dân tỵ nạn Việt để hù dọa thiên hạ. Cả hai tin đều là … fake news.

Bây giờ ta nh́n qua việc bổ nhiệm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện. Đây là việc cực kỳ hệ trọng v́ các vị này đều được bổ nhiệm vĩnh viễn tới chết hay tới khi tự ư từ chức.

TCPV trước đây tương đối cân bằng với 4 vị cấp tiến, 4 vị bảo thủ và 1 vị lửng lơ cá vàng: 4-4-1. Năm ngoái, vài tháng trước ngày bầu cử th́ một vị bảo thủ bất ngờ qua đời. TCPV nghiêng ngay qua phe cấp tiến: 4-3-1. TT Obama đề cử một ông cấp tiến, hy vọng cán cân nghiêng qua cấp tiến thêm nữa: 5-3-1. Thượng nghị sĩ Mitch McDonnell, với tư cách lănh đạo khối đa số CH, nhất định không mang việc phê chuẩn vào nghị tŕnh để lấy quyết định. Ông lập luận bổ nhiệm thẩm phán mới, vài tháng trước bầu cử là không công bằng với tân tổng thống bất kể là bà Hillary hay ông Trump, đặt vị này trước chuyện đă rồi. Dĩ nhiên là đằng sau lư luận này, cũng có lư do thầm kín hy vọng ông Trump thắng và một thẩm phán bảo thủ sẽ lọt vào TCPV.

Bây giờ ông Trump thắng, đề cử ông Neil Gorsuch.

Ông này được ngay toàn thể khối bảo thủ và CH hoan nghênh cả hai tay. Ông Gorsuch sẽ tái lập cân bằng 4-4-1. Chẳng những vậy, ông này lại c̣n là trẻ nhất, 49 tuổi, bảo đảm sẽ ngồi trong TCPV ít ra 30 năm.

Khối cấp tiến lo sót vó. TCPV có ba vị thẩm phán đă qua tuổi bát tuần, kể cả cái ông lửng lơ cá vàng. Ông Trump ngồi 4 năm trong Toà Bạch Ốc có nhiều triển vọng sẽ bổ nhiệm thêm 2 hay 3 vị thẩm phán nữa, và cán cân sẽ chuyển qua phiá bảo thủ, 5-4, hay 6-3, hay thậm chí 7-2 luôn không chừng. Với tỷ lệ áp đảo như vậy, tất cả các luật cấp tiến đều có thể bị thu hồi hết, như Obamacare, hôn nhân đồng tính, phá thai, luật b́nh đẳng cơ hội affirmative action,... Mà toàn là những thẩm phán mới, trẻ, sẽ ngồi tại TCPV mấy chục năm nữa. Đó là hệ quả quan trọng nhất, có tác dụng qua cả thế hệ tới của cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.

Mà kinh hăi hơn cả, là phe DC nếu không chiếm lại được Thượng Viện th́ sẽ chỉ bó tay ngồi nh́n, không cản được.

DC có hy vọng chiếm đa số lại tại Thượng Viện vào cuộc bầu tới, năm 2018 không? Dĩ nhiên mọi chuyện sẽ tùy thuộc TT Trump làm việc ra sao trong hai năm tới. Nếu quá bết, bị chống đối quá mạnh th́ DC có hy vọng chiếm lại đa số. Nhưng b́nh thường th́ hơi khó, nhất là khi năm 2018, 23 thượng nghị sĩ DC sẽ phải ra tranh cử lại, trong đó có 10 vị trong các tiểu bang đă bầu cho ông Trump. Bên CH, chỉ có 8 nghị sĩ phải ra tranh cử lại, tất cả đều tại những tiểu bang đă bầu cho ông Trump, tương đối an toàn. Các chuyên gia ước lượng DC có thể sẽ mất một chục ghế, đưa đến thế đa số tuyệt đối trên 60 cho CH, làm sao có chuyện DC chiếm lại đa số?

Qua cách đối xử với đối lập DC, với truyền thông ḍng chính, và với khối dân chống đối, rơ ràng là TT Trump chẳng có một cố gắng nào để xoa dịu chống đối ǵ hết. Trái lại, t́m mọi cách để khiêu khích họ thêm, khiến họ chống đối mạnh hơn nữa, dồn họ vào chân tường chống đối để lộ mặt là một khối quá khích cực đoan chỉ biết nhắm mắt đánh phá, không hơn không kém. Cả nước sẽ thấy tổng thống làm việc và đối lập đập phá.

Nhiều người nghi ngờ cách hành xử này. Nhưng họ quên là ông Trump này, trước sau vẫn như một, từ ngày ông ra tranh cử trong nội bộ đảng CH cho đến nay, chẳng hề thay đổi chút nào hết. Ông chuyên môn khiêu khích, chọc giận thiên hạ. Mỗi lần có chuyện, cả nước lại lớn tiếng “xong rồi, ông Trump tiêu đời rồi”. Để rồi mỗi lần lại thấy hậu thuẫn của ông tăng lên thêm.

Trong kỹ thuật quản lư kinh doanh, có một trường phái gọi là “quản lư bằng xung đột” –management by conflict-, tức là quản lư qua việc tạo xung đột tứ tung, xung đột ban quản trị với nhân viên, ngay cả nhân viên với nhân viên, công ty với người ngoài,... Kết quả thường là nhất chín nh́ bù. Ứng viên Trump áp dụng chiêu này, đại thắng trong cuộc bầu cử. Nhưng bây giờ, tổng thống Trump áp dụng, chưa ai biết kết quả sẽ như thế nào. Một là TT Trump sẽ là một trong những tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ, hai là ông sẽ bị đàn hạch mất job, đi vào lịch sử, làm bạn với TT Nixon.

Nếu thực sự đây là sách lược của TT Trump mà phe đối lập không nh́n thấy hay không hiểu để mà thay đổi sách lược đối phó, cứ vùi đầu vào chống đối vô điều kiện, th́ chỉ sợ là họ sẽ mắc bẫy của ông Trump và tự hủy diệt thôi.

(12-02-17)

Vũ Linh

Trở lại