Trump mỞ mẶt trẬn Iran

 Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

American sanctions bring more agony to Iran’s dysfunctional economy (Economist)

China, Russia defend trade ties with Iran after US sanctions (Payvand)

US punishing countries for abiding by UNSC resolutions: Iran (Iran Daily)

US sanctions against Iran are back in effect (DW)

U.S. to Restore Sanctions on Iran, Deepening Divide With Europe (NYT) 

                          Trump mỞ mẶt trẬn Iran

                                      Đại-Dương

Hôm 6 tháng 8 năm 2018, Tổng thống Donald Trump đă kư sắc lệnh phục hồi lệnh trừng phạt Iran trong các lĩnh vực kỹ nghệ ô tô, buôn bán vàng và tiếp cận đồng đô la Mỹ, đồng thời ngưng nhập cảng thảm và hạt pistachio từ Iran. Đợt trừng phạt thứ hai cứng rắn hơn sẽ có hiệu lực từ ngày 4 tháng 11 năm 2018 liên quan đến dầu hoả và khí đốt của Iran.

Iran lồng lộn. Pháp, Đức, Anh hằn học. Nga lo lắng. Trung Cộng trục lợi.

Năm 2015, Nga, Trung Cộng, Anh, Pháp, Đức, Mỹ cùng Iran kư Kế hoạch Hành động Toàn Diện Chung (Joint Comprehensive Plan of Action (JCPOA) mở cấm vận nhằm đổi lấy cam kết của Tehran ngưng chương tŕnh vũ khí nguyên tử đến năm 2030.

Nhưng, Tổng thống Donald Trump đă quyết định rút khỏi Kế hoạch này từ tháng 5-2018 v́ Iran và các nước kư kết không đồng ư thương thảo lại để có một Hiệp ước công bằng hơn.

Ông Trump cho rằng Chương tŕnh này gây bất lợi cho Hoa Kỳ ngay từ lúc đàm phán: (1) Do sự chống đối của Quốc hội nên Tổng thống Barack Obama phải áp dụng quyền Hành pháp khi thương lượng để Quốc hội không biết chi tiết đàm phán mà chỉ được quyền thông qua hoặc bác bỏ. JCPOA không phản ánh nguyện vọng của toàn dân nên Tổng thống Trump và Quốc hội đă huỷ bỏ. (2) Anh, Pháp, Đức và Liên Âu (Brussels) nhượng bộ Iran về các điều kiện thanh sát chương tŕnh nguyên tử Iran nên được Tehran “lại quả” bằng hợp đồng 100 chiếc máy bay chở khách trị giá 20 tỉ USD từ tay Boeing. (3) Iran tiếp tục phát triển và thử nghiệm hoả tiễn đạn đạo cũng như tinh luyện uranium. Thời gian 15 năm an toàn để Iran nghiên cứu và hoàn thiện vũ khí nguyên tử nguyên tử và các phương tiện chuyên chở. (4) Kinh tế Iran khá lên nhờ Tổng thống Obama tháo khoán 1.7 tỉ USD bị phong toả, và Iran gia tăng sản lượng dầu hoả vốn bị giảm 58% từ năm 2011 đến 2014 mà nay lên tới 2.5 triệu thùng dầu thô/ngày. Iran đẩy mạnh tài trợ các tổ chức Hồi giáo cực đoan Hezbollah ở Lebanon, Hamas ở Dải Gaza, Houthi ở Yemen, đồng thời đưa thêm lực lượng quân sự vào Syria. Iran đe doạ các đồng minh của Mỹ tại Trung Đông và tạo nguy cơ mở rộng chiến tranh giữa hai giáo phái Sunni và Shia.

Vừa ra lệnh tái cấm vận Iran xong th́ Tổng thống Trump tuyên bố sẵn sàng đàm phán vô-điều-kiện làm cho Tehran lồng lộn. Tổng thống Hassan Rouhani nói: "Có ích ǵ khi các cuộc đàm phán dưới áp lực cấm vận”. Bộ trưởng Ngoại giao Iran, Javad Zarif đe doạ trên tờ The Payvand của Iran: "Người Mỹ sẽ gánh hậu nếu vẫn giữ những ư tưởng không-khả-thi và đơn giản".

Tehran sử dụng kênh ngoại giao để lôi kéo các nước trên thế giới cùng nhau chống Mỹ trong khi đồng Rial từ 38,000 ăn một đô la vào mùa hè năm ngoái đă lên tới 119,000. Hiện nay, đồng Rial đă mất giá tới 80%. Ngược lại, giá nhu yếu phẩm tăng gấp đôi do phải ngưng nhập cảng một số hàng hoá để bảo vệ kho trữ tệ. Các cuộc biểu t́nh v́ t́nh h́nh kinh tế đen tối đă lấn sang địa hạt chính trị và an ninh. Dân chúng bất măn v́ lợi ích kinh tế rơi vào tay giới chính trị gia và quân sự tạo thành Đế quốc Hồi giáo Ba Tư. Các đợt biểu t́nh thường xuyên cũng đ̣i hỏi nhà cầm quyền thay đổi thể chế và chấm dứt việc can thiệp vào các nước khác.

V́ quyền lợi riêng tư mà Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc tuyên bố sẽ tuân thủ Chương tŕnh Hành động Toàn diện Chung.

Các Đế quốc Châu Âu từng có thuộc địa ở Trung Đông đă buộc phải trao trả độc lập sau Đệ nhị Thế chiến và bị mất dần ảnh hưởng nên tận lực giúp cho Iran làm Minh Chủ Trung Đông mà tiêu diệt Do Thái. Liên Âu thường xuyên đứng về phía Hồi giáo trong các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc chống Israel đều bị Hoa Kỳ phủ quyết.

Các Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Anh, Đức, Liên Âu tuyên bố “Chúng tôi quyết tâm bảo vệ các doanh nghiệp Châu Âu kinh doanh hợp pháp với Iran” khi Tổng thống Trump đă lưu ư “ai muốn làm ăn với Iran sẽ không được thâm nhập thị trường Hoa Kỳ”. Tổ hợp Pháp-Ư vội vă chuyển giao năm máy bay loại chở 70 hành khách tới Iran để tránh biện pháp cấm vận. Hăng xe Daimler của Đức đă ngưng mọi hoạt động tại Iran. Trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực đă có hơn 100 doanh nghiệp lớn của Châu Âu rời Iran. Hăng dầu hoả Total, lớn nhất của Pháp, đă huỷ bỏ dự án trị giá 2 tỉ USD để khai phá mỏ khí đốt South Pars của Iran. Airbus đă ngưng chương tŕnh giao 100 phản lực cơ chở khách cho Iran.

Bắc Kinh đang khai thác khoảng trống do các hăng dầu Tây Phương rút lui v́ cấm vận nên mua 650,000 thùng dầu thô/ngày của Iran nhằm bù vào số lượng các nước khác không c̣n mua.

Hai hăng năng lượng CNPC và Sinopec đă đầu tư nhiều tỉ USD để khai thác các giếng dầu khổng lồ Yadavaran và North Azadegan của Iran. Bắc Kinh tiếp nhận dự án South Pars, đồng thời để mắt tới việc khám phá thêm trữ lượng dầu hoả của Iran.

Nga có 12 dự án năng lượng hoá thạch với Iran nên chống đối lệnh cấm vận của Hoa Kỳ. Hơn nữa, Iran là đồng minh chí cốt đối với chính sách mở rộng ảnh hưởng tại Trung Đông, địa bàn truyền thống của Tây Phương. Mạc Tư Khoa lo Hoa Kỳ và Israel sẽ phối hợp hành động phá huỷ chương tŕnh vũ khí nguyên tử của Iran.

Cả Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa đang cố gắng loại ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Châu Âu khỏi Trung Đông trên phương diện kinh tế, chính trị, quân sự thông qua ngả Iran.

Biện pháp trừng phạt Iran của Tổng thống Donald Trump không ngoài mục đích ngăn chặn nước này chế tạo vũ khí nguyên tử và hoả tiễn đạn đạo. Đồng thời, cản trở Tehran thực thi chính sách bá quyền và tiêu diệt Israel.

V́ sự sống c̣n của dân tộc Do Thái mà Chính quyền Israel sẽ không từ mọi biện pháp tự vệ cần thiết và khó tiên đoán có thể châm ng̣i cho một cuộc chiến tranh Trung Đông rất nguy hiểm.  

Thế giới sẽ ra sao nếu Nga và Trung Cộng thao túng t́nh h́nh Trung Đông?

Hoa Kỳ và Liên Âu bắt buộc phải nghĩ đến chiến lược an ninh dài hạn tại Trung Đông thay v́ lợi ích kinh tế trước mắt.

                                         Đại-Dương 

Trở lại