TRUMP THUA HAY THẮNG?

VŨ LINH 

     Khi bài này được viết th́ chưa có kết quả chính thức của bầu cử, bất kể việc cử tri của cả hai bên đều ḥ hét tung đủ loại fake news phe ḿnh đang thắng một cách hết sức phi lư v́ tính đảng phái. Tuy nhiên cụ Biden có nhiều triển vọng thắng hơn TT Trump. Nhiều triển vọng hơn không có nghĩa là đă thắng. Ông thần Trump không phải là người chịu thua dễ dàng, và cử tri của ông cũng không dễ phất cờ trắng.

    Thực tế, cho đến nay, không ai có thể khẳng định chắc chắn ai đă thắng, ai đă thua, cho dù cụ Biden, phe DC và TTDC dĩ nhiên muốn đặt tất cả trước chuyện gạo đă thành cơm. Nếu tin đám này th́ có lẽ đă chẳng cần tổ chức bầu bán chi cho mệt v́ cụ Biden đă được họ tấn phong từ cả năm nay rồi.

    Câu chuyện đang gây tranh căi loạn xà ngầu tóm lại là TT Trump đang thua hay đang thắng?

    Nh́n vấn đề kiểu này, ta sẽ thấy TT Trump có thua và có thắng.

    Nói chung, trong nhất thời, cụ Biden có con đường vào Ṭa Bạch Ốc dễ dàng hơn, nghĩa là qua cái nh́n ngắn hạn, TT Trump có triển vọng thua.

    Nhưng qua cách nh́n dài hạn, th́ TT Trump lại thắng, và thắng lớn, cho dù không c̣n ngồi trong Ṭa Bạch Ốc nữa.

TT TRUMP THUA

    Câu hỏi đặt ra là tại sao TT Trump lại gặp khó khăn như đang thấy? Đúng ra th́ với các thành quả kinh tế và ngoại giao của TT Trump, ông đă phải tái đắc cử một cách dễ dàng, nhất là khi đối thủ của ông là một cụ già lẩm cẩm mà 48% dân Mỹ cho là đă bị bệnh đăng trí. Cuộc chiến giữa một người có nhiều thành quả cụ thể chống một người mà thành quả 47 năm là một tờ giấy trắng, lại c̣n mắc bệnh đăng trí, thật ra không phải là một cuộc chiến 'công bằng', mà trái lại mang tính một chiều, ai cũng đoán biết trước ai sẽ thắng. Thế nhưng oái ăm thay kết quả đang mù mịt, chẳng ai thấy ǵ nữa.

    Hai tuần rồi, ta đă bàn qua về mưu đồ chiếm quyền rất quy mô của đảng DC, một mưu mô được thi hành từ hơn bốn năm qua, cũng như đă xem qua các mánh khóe gian lận tràn lan trong cuộc bầu cử. Nhưng những chuyện đó vẫn chưa đủ để giải thích được hoàn toàn việc cực kỳ vô lư là ngựa có thể về ngược. Tất nhiên là đă có nhiều yếu tố khác mà ta cần phải xét qua.

    Phải nói ngay, kẻ này không muốn nói TT Trump đă thua hay sẽ thua, cũng không muốn đoán bừa là TT Trump đă hay đang thắng v́ thành kiến ủng hộ ông, chỉ muốn bàn về một kịch bản tệ hại nhất cho TT Trump, tại sao lại có thể có chuyện ông gặp khó khăn, có thể bị thua thật thôi.

1) COVID:

    Giờ này năm ngoái, trên cả thế giới, kể cả những người thuộc đảng DC và có lẽ kể cả chính cụ Biden, không có một người tỉnh táo nào có thể nghĩ TT Trump sẽ bị cụ Biden hay bất cứ ông bà DC nào hạ. Nguyên cái đám trên dưới hai chục ứng cử viên DC đều như ... cá nằm trên thớt Trump thôi.

    Nhưng rồi người tính không bằng trời tính, bất ngờ cả tỷ tỷ con vi khuẩn corona tràn vào Mỹ, thay đổi cuộc diện chính trị 180 độ.

    Thật ra cũng không phải chuyện bất ngờ khi thấy TT Trump gặp khó khăn lớn với COVID. Khi COVID bắt đầu tấn công nước Mỹ, DĐTC đă viết ngay từ tháng Hai:

  “Nếu thế giới không chặn đứng được vi khuẩn corona th́ sẽ có cả triệu người bị nhiễm, cả vạn người chết và kinh tế cả thế giới suy trầm nặng, kể cả kinh tế Mỹ. Khi đó, triển vọng tái đắc cử của TT Trump sẽ là cái ghế hai chân bất kể phe đối lập DC có đánh ông hay không”.

  https://diendantraichieu.blogspot.com/2020/02/bai-114-cau-chuyen-coronavirus.html#more

    “Tất cả mọi chuyện đều sẽ do COVID quyết định. Bệnh dịch bị chặn đứng và diệt sớm th́ TT Trump sẽ đương nhiên đắc cử mà không có cụ DC nào cản được nữa, bất kể chiêng trống cổ vơ của TTDC. Ngược lại, COVID tiếp tục tấn công ngày càng mạnh, số tử vong ngày càng cao th́ đa số dân Mỹ có thể sẽ muốn đi t́m bác sĩ khác”.

https://diendantraichieu.blogspot.com/2020/04/bai-119-coronavirus-hau-qua-chinh-tri.html

    Dịch COVID đă được phe DC với sự tiếp tay của TTDC khai thác tận t́nh một cách thật hữu hiệu, kể cả việc tung fake news, xuyên tạc, bóp méo. Tất cả xỉa tay đổ lỗi lên đầu TT Trump bất cần biết ông chẳng có bao nhiêu quyền hành hay phương tiện để ngăn chặn, ông không phải là bác sĩ cũng chẳng phải là thống đốc bất cứ tiểu bang nào. Cái tráo trở thô bỉ nhất là khi TT Trump lấy những biện pháp đầu tiên chống dịch từ tháng Giêng khi cả nước c̣n bị thôi miên bởi màn xiếc đàn hặc, th́ bị chống đối mạnh từ cụ Biden (bài ngoại cuồng điên) tới TTDC (âm mưu hù dọa để chiếm quyền). Nhưng rồi sau đó tất cả lại mặt trơ trán bóng quay ngược lại đổ lỗi TT Trump lơ là, phản ứng chậm, bất tài,… Rồi tất cả đám tỵ nạn DUT lên đồng vỗ tay hát theo. Tất cả xúm lại hát bài Trump lơ là, chậm trễ, bất tài,... mà không một cụ DUT nào dám nh́n nhận sự thật là cụ Biden đến khi TT Trump ra lệnh cấm du khách Tầu, đă lớn tiếng công kích hysterical xenophobia.

    Cái tai hại lớn nhất chính là hậu quả kinh tế của vi khuẩn, đă đưa đến việc đóng cửa kinh tế, hàng chục triệu người thất nghiệp, cả triệu cơ sở kinh doanh đóng cửa, cả vạn cơ sở khai phá sản. Đó chính là lư do chính phe DC đă lớn tiếng hù dọa đ̣i đóng cửa kinh tế trong thời gian COVID tấn công, và cũng là lư do lớn khiến TT Trump mất phiếu của dân lao động Wisconsin, Michigan và Pennsylvania.

    Dân Mỹ là dân thiếu kiên nhẫn nhất thế giới, hoảng sợ đến độ sẵn sàng thử bác sĩ mới dù bác sĩ mới này từ trước đến giờ chưa biết tới cạo gió hay xông hơi nữa. Thây kệ!

2) Bạo loạn da đen

    Tháng 5, 2020, một câu chuyện lăng nhách xẩy ra. Một anh da đen trong cơn say ma túy, vào tiệm chạp phô mua một bao thuốc lá, trả bằng tiền giả, bị chủ tiệm gọi cảnh sát. Anh ta say xỉn đến độ không lái xe chạy trốn nổi, bị cảnh sát đến bắt 20 phút sau, đè xuống đường v́ chống đối, viên cảnh sát lấy đầu gối chặn cổ, anh ta chết. Đưa đến t́nh trạng dân da đen lợi dụng cơ hội tràn xuống đường đi cướp phá hôi của, bất kể anh da đen này chết trong trường hợp nào, bị chặn cổ chết, hay say xỉn ma túy chết.

    Quan trọng hơn, đảng DC lợi dụng, khai thác lá bài kỳ thị da đen, yểm trợ các nhóm cực đoan Black Lives Matter và Antifa xuống đường, một mặt tấn công cảnh sát, mặt khác công kích TT Trump là thủ phạm tạo ra nạn kỳ thị.

    Chiến dịch dùng lá bài kỳ thị đă hóa giải phần lớn hậu thuẫn của khối da đen đối với TT Trump qua việc ông đă giảm tỷ lệ thất nghiệp da đen xuống mức thấp nhất lịch sử Mỹ.

    Lá bài này giải thích việc tiểu bang thành đồng CH là Georgia đă bầu cho cụ Biden nhờ phiếu của Atlanta, là thành phố với tuyệt đại đa số dân cư là da đen (với gần 70% hay 300.000 dân da đen).

3) Bầu bằng thư sớm

     Ở đây có hai yếu tố cần phải thấy rơ: ‘bầu bằng thư’ và ‘sớm’.

     Việc bầu bằng thư hiển nhiên là dễ gian lận hơn, chuyện đă bàn rồi. Do đó đảng DC cổ vơ mạnh cử tri DC bầu bằng thư, dựa trên hù dọa đi bỏ phiếu tại pḥng phiếu sẽ dễ lây nhiễm dịch COVID, cũng như v́ t́nh trạng cách ly, sẽ phải xếp hàng chờ lâu lắm.

     Yếu tố ‘sớm’, diễn đàn này cũng đă bàn rồi: bầu càng sớm càng có hại hơn cho TT Trump khi mà dịch COVID c̣n tấn công, thuốc ngừa chưa tới đâu, và tin bạo loạn chống Trump kỳ thị c̣n nóng hổi. Do đó, phần lớn những lá phiếu bầu sớm đều dành cho cụ Biden.

     Trong cuộc bầu cử, có hai tin hoàn toàn bất lợi cho cụ Biden:

  Trong cuộc tranh luận trên TV, cụ Biden đă sơ ư tiết lộ ư định muốn đóng cửa kỹ nghệ dầu hỏa, cực kỳ bất lợi cho ông tại Pennsylvania.

 - Fox News tung ra những emails từ laptop của cậu ấm Hunter Biden cho thấy có thông đồng tham nhũng quy mô của cha con cụ Biden.

     Nhưng cái không may cho TT Trump là cả hai tin này xẩy ra quá muộn, sau khi cả triệu người đă bầu rồi, hoặc là qua thư hoặc là tới pḥng phiếu.

     Việc bầu bằng thư sớm là yếu tố quan trọng nhất giải thích tại sao TT Trump tối ngày bầu cử thắng tới 700.000 phiếu tại Pennsylvania, nhưng qua mấy ngày sau th́ thua phiếu rất nhanh v́ các phiếu bầu bằng thư qua sau ngày bầu cử mới bắt đầu được đếm.

 Có một yếu tố hết sức quan trọng ta không thể quên: tất cả những ‘bất thường’ đều xẩy ra trong những tiểu bang DC (Pennsylvania, Michigan, Wisconsin, Nevada,…), với các quan DC kiểm soát tuyệt đối tất cả, từ luật lệ bầu cử đến phương thức kiểm phiếu, từ nhân sự với thống đốc, bộ trưởng Nội Vụ tiểu bang, xuống tới nhân viên bưu điện, người kiểm phiếu, và hầu hết các quan ṭa, tất cả thuộc phe DC hết.

     Có thể nhiều vụ sẽ lên tới Tối Cao Pháp Viện, nhưng TCPV rất cố tránh né can dự vào v́ theo Hiến Pháp, việc bầu bán thuộc quyền hạn và trách nhiệm của các tiểu bang. Năm 2000, trong vụ tranh căi Bush-Gore, TCPV chỉ can thiệp có đúng một lần, hơn một tháng sau, hai ngày trước ngày cử tri đoàn chính thức bầu tổng thống, như biện pháp cuối cùng. Thật khó có thể nghĩ TCPV lần này sẽ can thiệp vào cả mấy chục vụ liên tục, rồi lật ngược tất cả các vụ kiện tại cả 3-4 tiểu bang qua chiều hướng mang lại chiến thắng cuối cùng cho TT Trump, cho dù TCPV có 6 thẩm phán bảo thủ, trong đó có 3 vị do TT Trump bổ nhiệm.  

4) Cá tính TT Trump  

    TT Trump bất cứ làm hay nói việc ǵ đều gây tranh căi. Do đó, nói về cá tính của ông, cũng không tránh khỏi tranh căi.

     Công bằng mà nói, nhân vô thập toàn, TT Trump cũng phải chịu một phần quan trọng trách nhiệm v́ đă tự hại chính ḿnh không ít.

     Ông Trump dù làm tổng thống, là một vai tṛ chính trị, nhưng vẫn hành xử như một tổng giám đốc CEO của một công ty doanh nghiệp, lấy quyết định về chính sách hay ngay cả thay đổi nhân sự mà không cần cân nhắc hậu quả chính trị. Do đó, mặc dù thành công hơn xa các tổng thống khác trên mặt kết quả cụ thể cho nước Mỹ và dân Mỹ, đặc biệt là trên vấn đề kinh tế và công ăn việc làm, nhưng lại đă đi đến chỗ thất nhân tâm, gây tranh căi quá lớn.

     Ở đây, vấn đề không phải như vài cụ DUT viết, cho là Trump ngu dốt, không có khả năng. Mấy cụ sống bằng vài trăm đô một tháng tiền trợ cấp mà mở miệng chửi tỷ phú là ngu, nghe nó khôi hài ǵ đâu. Giống như thầy giác hơi chê bác sĩ mổ óc vậy.

    Trong kinh doanh, kết số tiền cuối sổ là yếu tố quyết định mọi chuyện. Trong chính trị, kết số đó nhiều khi vô nghĩa. V́ không phải là chính trị gia chuyên nghiệp, TT Trump đă lượng giá quá cao hậu quả chính trị của những thành quả thuần túy kinh tế tài chánh.

    Cái hay của TT Trump là không luồn cúi, lươn lẹo như đám chính trị gia chuyên nghiệp. Có sao nói vậy. Ghét nói ghét, thích nói thích. Làm đúng th́ khen, làm sai là chửi, thậm chí sa thải luôn. Đưa đến cái dở là không ư thức được thái độ đó không thích hợp trong chính trị. ‘Đường ta, ta cứ đi’ khó có thể là một công thức thành công trong chính trị. Rất có thể thái độ cứng ngắc đó giúp ông củng cố hậu thuẫn trong đám cử tri trung kiên của ông, thích sự thẳng thắn của ông, nhưng vấn đề là khối cử tri đó chưa đủ túc số để mang lại chiến thắng dễ dàng cho ông.

     TT Trump có toàn quyền lựa chọn, bổ nhiệm, sa thải các cộng sự viên. Tuy nhiên, nếu nhẹ tay hơn hay xử thế khéo léo hơn, ông đă không gây thù oán không cần thiết như trong  trường hợp các ông John Bolton, Mitt Romney và Scaramucci, khiến họ sau đó đă trở thành những kẻ thù không đội trời chung, gây bao nhiêu khó khăn cho TT Trump, thậm chí ông Romney c̣n biểu quyết truất phế TT Trump trong vụ đàn hặc.

     Trong điểm này, rơ nét nhất là câu chuyện của tiểu bang Arizona. Đây là thành đồng của đảng CH từ mấy chục năm nay. Khi ông Trump đắc cử th́ Arizona là tiểu bang đă bầu cho ông, và khi đó vẫn có hai thượng nghị sĩ đều CH hết. TT Trump miệt thị TNS McCain, là người hùng vĩ đại nhất của tiểu bang, rồi TT Trump cũng gây chiến với TNS Flake, cổ vơ cử tri CH chống ông đến độ ông này không ra tái tranh cử nghị sĩ được. TT Trump thành công loại được cả hai ông đối thủ đáng ghét này. Nhưng hậu quả lâu dài là bây giờ Arizona có hai thượng nghị sĩ đều là DC hết và tiểu bang cũng đă bầu cho cụ Biden.

 Trong chính trị, ngủ chung giường với đối thủ là chuyện có khi cần thiết. Ông Trump không phải chính trị gia chuyên nghiệp, không chịu làm chuyện này, tất nhiên phải trả giá thật đắt.

     Ông Trump là người có ḷng, có tâm, có thiện chí, có tài, nhưng có thể đă ngồi không đúng chỗ, làm không đúng việc.  

TT TRUMP THẮNG                           

    Bức tranh ta thấy cho đến nay hết sức mâu thuẫn. Một mặt th́ có vẻ TT Trump đă thua, bị cụ Biden hạ tuy khá khít nút và c̣n đang tranh căi, mặt khác th́ đảng CH lại đại thắng tại thượng viện, hạ viện và các cuộc bầu cử cấp tiểu bang, chiếm 27 ghế thống đốc, chiếm đa số tại hạ viện liên bang với 28 tiểu bang (là chuyện cực kỳ quan trọng nếu hạ viện bầu tổng thống), chiếm cả hai viện tại 37 tiểu bang, sẽ giúp phe CH vẽ lại bản đồ chính trị có lợi hơn nữa cho cuộc bầu năm 2022 và sau nhiều năm nữa. Nhiều người nghĩ xa, sợ đến năm 2023, CH chiếm đa số tại hạ viện liên bang, sẽ đàn hặc TT Biden để trả đũa.  

    Có hai cách giải thích mâu thuẫn này.  

    Một là hiển nhiên đă có gian lận quy mô trong cuộc bầu tổng thống, nhưng cả trăm, cả ngàn các cuộc bầu khác ở cấp tiểu bang và địa phương th́ không có gian lận quy mô, có tổ chức quy củ, thống nhất. Ở đây có điểm báo chí loan tin mà ít người để ư. Người ta đă khám phá ra cả trăm ngàn phiếu bầu mà cử tri chỉ đánh dấu vào ô bầu tổng thống, dĩ nhiên hầu hết đánh dấu vào ô có tên cụ Biden, c̣n tất cả những ô khác về các ứng cử viên khác hay các vấn đề địa phương khác, họ bỏ trống. Có phải đă có phiếu phịa từ đâu đó phát ra chỉ nhắm triệt hạ Trump không?

     Hai là cuộc bầu cử thật ra chỉ là phán quyết tối hậu của dân Mỹ đối với cá nhân TT Trump, là họ không ưa cá nhân ông Trump nữa, nhưng vẫn ủng hộ quan điểm bảo thủ của đảng CH, rất sợ khuynh hướng thiên tả của cụ Biden và đảng DC. Nước Mỹ chưa chấp nhận xă nghĩa được. Coi như họ chấp nhận thay thế TT Trump, nhưng lại muốn CH kiểm soát TT Biden cho kỹ để ông khỏi bị cánh cực tả của đảng DC ép mang nước Mỹ lao xuống hố xă nghĩa.

     Đi xa hơn nữa, nhiều chuyên gia c̣n cho rằng thật ra đây cũng chẳng phải là chiến thắng của đảng CH mà là chiến thắng của cái mà họ gọi là ‘trumpism’, chủ nghĩa Trump, tức là chủ trương America First mà TT Trump đă tung ra. Chính America First đă hạ gục nhóm thiên tả cực đoan trong đảng DC.

     Cho dù cuối cùng TT Trump thất cử thật, th́ dấu ấn ông để lại qua ‘trumpism’ đă hết sức vĩ đại. Đại khái, một vài điểm quan trọng nhất:

- TT Trump đă khôi phục lại tinh thần yêu nước, phục hồi h́nh ảnh cao quư của lá cờ Mỹ, coi nước Mỹ ưu tiên trước thế giới đại đồng. Quan hệ với các đồng minh và kẻ thù sẽ được nh́n dưới con mắt khác, đặt nặng quyền lợi của nước Mỹ hơn dưới thời Obama, không c̣n nạn kẻ thù cũng như đồng minh khai thác tối đa nước Mỹ, kiểu vắt chanh cho tới không c̣n giọt nước nào. Ngay cả vai tṛ ‘cảnh sát của thế giới’ sẽ mất nhiều sức hấp dẫn, Mỹ sẽ bớt can dự chuyện thiên hạ, bớt dính dáng vào những cuộc chiến bên kia bờ đại dương một cách không chính đáng, không cần thiết, và kéo dài vô tận như cuộc chiến Afghanistan đă kéo dài hai chục năm.

 - Nền tư pháp Mỹ đă quay mạnh qua hướng bảo thủ, đặc biệt là cấp ṭa liên bang và nhất là Tối Cao Pháp Viện, bảo đảm nước Mỹ sẽ không thể vứt bỏ Hiến Pháp, chạy qua xă nghĩa ít nhất trong hai ba chục năm nữa, cho dù đảng DC nắm Ṭa Bạch Ốc.

 - Chính sách kinh tế dựa trên hai nền tảng chủ yếu: cổ vơ cho phát triển qua việc giảm thuế công ty, và bảo vệ kinh tế Mỹ và công ăn việc làm của dân Mỹ qua việc chống xâm lăng mậu dịch, đă được dân Mỹ hiểu rơ hơn và một chính quyền DC sẽ khó có chính sách ngược lại. Cụ Biden hứa hẹn tăng thuế lợi nhuận công ty, nhưng dù sao cũng chỉ dám tăng ít thôi, từ 21% lên tới 28%, vẫn thua xa mức 35% của Obama (dù sao, việc tăng thuế cũng chỉ thực hiện được nếu phe DC thắng được cả hai ghế thượng viện tại Georgia đầu tháng Giêng tới, là chuyện khó). Cụ Biden tuy rất thân Trung Cộng (v́ đă được TC đấm mơm cả trăm triệu qua ông quư tử), cũng không thể phớt lờ những báo động của TT Trump về những tai hại của việc TC lấn át Mỹ trong quan hệ mậu dịch, tai hại qua thâm thủng cán cân xuất nhập cảng, và nhất là trong việc hàng giả, hàng nhái, hàng độc hại TC tràn ngập thị trường Mỹ. Việc chống TC đă trở thành cái ǵ tất cả dân Mỹ đ̣i hỏi, cho dù cụ Biden có muốn thân thiện với TC cũng sẽ rất khó.

 -    Một điểm quan trọng TT Trump đă vạch ra cho cả thế giới, nhất là cho dân Mỹ thấy: đó là tính phe đảng, thiên vị một chiều của cái gọi là truyền thông ḍng chính của Mỹ. Trong tương lai, không c̣n ai tin truyền thông Mỹ trung thực, vô đảng phái nữa. Cái gọi là đệ tứ quyền đă thành một công cụ ngoại vi của một đảng, là đảng DC. Khi truyền thông chống một tổng thống tới hơn 90% th́ chỉ có những người phe đảng đui mù nhất mới c̣n nghĩ truyền thông đó trung thực và công tâm.

 -    Bức tường biên giới Mễ tuy chưa hoàn tất cũng đă xây được tới hai phần ba. Cụ Biden cho dù ngưng xây tường, cũng vẫn không phá bỏ, trái lại, sẽ chơi tṛ đu giây giả đối, một mặt lên án bức tường, mặt khác cũng lẳng lặng trông cậy vào bức tường để cản bớt phần nào di dân lậu tràn qua.

 - Mối đe dọa chiến tranh nguyên tử tại Đông Bắc Á đă được kềm chế bởi TT Trump và cánh cửa nói chuyện với Bắc Hàn đă được TT Trump mở ra. Một chính quyền Biden có thể khai triển thành quả này để tiếp tục nói chuyện với Bắc Hàn để giảm mối nguy chiến tranh nguyên tử cho nhân loại.

 -    Cái gia tài hay dấu ấn quan trọng nhất mà TT Trump vô h́nh chung đă để lại cho hậu thế là việc ông đă kích động được dân Mỹ chú ư và tham gia vào chính trị như chưa từng thấy trong lịch sử Mỹ, hữu hiệu hơn xa tất cả những lời kêu gọi hào nhoáng của TT Kennedy. Số người tham gia bầu cử vừa qua, bất kể thích hay ghét cá nhân TT Trump đă lên đến con số kỷ lục gần 150 triệu người, nhiều hơn năm 2016 tới 30 triệu người. Một con số khó có thể thấy trong tương lai. Cả triệu người từ Mỹ đến cả Âu Châu, Congo, Việt Nam, muốn t́m hiểu cho rơ hơn về tổ chức chính trị Mỹ, thủ tục bầu cử, quy chế đảng phái, quyền hạn tổng thống và quốc hội, vai tṛ của tư pháp, Tối Cao Pháp Viện,... 

 -     Riêng trong vấn đề VN, dân Việt đă thấy những nỗ lực cản chính sách bành trướng của TC và đă thấy chính sách của TT Trump có nhiều hy vọng bảo đảm VN không bao giờ trở thành tỉnh Giao Chỉ. Một TT Biden thay đổi chính sách kềm chế TC này sẽ khiến những cụ DUT khó ăn nói, lại phải một lần nữa vặn vẹo trẹo lưng để biện giải giùm. Biện giải cỡ nào th́ 90 triệu dân Việt, kể cả 2 triệu dân tỵ nạn khắp thế giới, vẫn c̣n mắt để nh́n thấy rơ TT Trump chính là người đáng in tưởng hơn xa cụ lờ mờ lại tham nhũng Biden. Ai tin cụ Biden sẽ chống TC mạnh hơn hay hữu hiệu hơn, chỉ là những người mơ ngủ, hay mù quáng v́ tính phe phái. Đă ăn cả trăm triệu th́ làm sao c̣n dám chống ǵ nữa? Cụ Biden dù muốn hay không đă trở thành một thứ con tin của TC, hễ không nghe lời, TC chỉ dọa x́ ra một tin nào đó là cụ Biden ngọng ngay.

     Chiến thắng của cụ Biden nếu xẩy ra, là một chiến thắng rỗng tếch, và tai hại hơn nữa, đây là lần đầu tiên một tổng thống đắc cử mà không kéo theo được cái đuôi chiến thắng lưỡng viện quốc hội luôn.

     Trong lịch sử cận đại, thông thường, các tổng thống đắc cử lần đầu như các TT Clinton, Bush con, Obama, đều kéo theo thắng lợi lớn trong cả hai viện quốc hội, giúp họ có ít nhất hai năm đầu để thực hiện phần nào những lời hứa, chương tŕnh, kế hoạch của tân tổng thống. Trong trường hợp TT Biden, phe bảo thủ CH giữ thượng viện, chiếm thêm ghế tại hạ viện. TT Biden sẽ bị bó tay ngay từ ngày đầu, sẽ chẳng làm nên cơm cháo ǵ.

     Ít nhất trong hai năm tới, cho tới cuộc bầu giữa mùa 2022, TT Biden sẽ có lư do để ngáy pho pho, không làm ǵ hết ngoài việc xỉa tay đổ thừa thượng viện CH kỳ đà cản mũi.

     Nhưng chính trị Mỹ như quả lắc đồng hồ, qua bên này rồi qua bên kia, chưa phải là tận thế. Life goes on.

     Nói cho cùng, TT Trump đă hiên ngang đi vào lịch sử bằng cổng trước, không phải cúi đầu xin lỗi ai hết. Ông đă cố gắng tát đầm lầy, cố thay đổi, nhưng muốn tát cho sạch, không phải là chuyện một hay hai nhiệm kỳ của một tổng thống. Ít ra th́ cũng đă có người bắt đầu .

     Cả triệu người cũng vẫn phải nhớ ơn TT Trump đă tạo công ăn việc làm cho họ, đă giảm thuế cho họ, đă giúp quỹ tiền già của họ có thêm chút tiền.

     T́nh trạng ngang ngửa hiện nay, những người ghét TT Tump nhẩy tưng tưng vài ngày v́ hy vọng, những người thích ông Trump không vui v́ lo lắng cũng vài ngày. Với những người coi trọng vấn đề cá nhân th́ dĩ nhiên một nửa sẽ buồn ‘za ziết’, một nửa sẽ mừng hớn hở. Nhưng với những người không bị chi phối bởi cảm t́nh cá nhân, chịu khó nh́n rộng hơn th́ tất cả đều sẽ thấy ‘trumpism’ đă trở thành một chủ thuyết chỉ đạo cho nước Mỹ trong rất nhiều năm tới.

     Đó chính là chiến thắng tối hậu và để lại dấu ấn lâu dài của TT Trump bất kể kết quả bầu cử.

 -------------------

    Nói chuyện cá nhân, việc cụ Biden thắng cử nếu đúng vậy, là một tin đáng buồn, kiểu như tin CSBV ‘đại thắng mùa Xuân’ năm xưa, tuy đối với chúng ta, cái buồn cho ông Trump thất cử chỉ chưa tới một phần trăm cái buồn mất miền Nam VN. Nhưng tựu trung lại th́ căn bản vẫn giống nhau. Buồn v́ đó là chiến thắng của cái sai trên cái đúng, của gian trá lừa lọc trên chính nghĩa trung thực. Gian lận giỏi, chùi mép kỹ th́ thắng. Thể chế dân chủ gương mẫu của Mỹ sẽ mất giá trị và uy tín.  

    Cuối cùng, kẻ này muốn chia sẻ một lời khuyên can đến các độc giả DĐTC: cần b́nh tĩnh tránh cảm xúc quá khích quá đáng, không tung fake news cho hả giận. Thứ nh́, tốt hơn nữa, nên tránh chuyện tranh căi chính trị với người thân, nhất là với con cháu. Chẳng thay đổi được ǵ mà cũng chẳng có ǵ quan trọng hơn máu mủ ruột thịt. Không thể để ông Trump hay cụ Biden chui vào bữa cơm gia đ́nh.  

VŨ LINH 

 

Trở lại