TỰ DO NGÔN LUẬN HAY LẠM DỤNG TỰ DO NGÔN LUẬN

Đại-Dương

 

Tự do ngôn luận ai cũng biết và muốn được kẻ khác tôn trọng.

Nhưng, tự do ngôn luận là con dao hai lưỡi mà chỉ sơ hở trong đường tơ kẽ tóc sẽ biến thành lạm dụng quyền tự do ngôn luận.

Cuộc họp báo kéo dài 90 phút của Tổng thống Donald Trump hôm 07/11/2018 đă thể hiện sự khác biệt đó khá rơ ràng.

Giới truyền thông được h́nh dung như đệ-tứ-quyền trong xă hội có quy định chi tiết trong Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Ngày nay, dư luận c̣n đề cập tới đệ-ngũ-quyền bao gồm các hoạt động truyền thông trên mạng mặc dù chưa được luật-hoá.

Hiện diện trong cuộc họp báo có gần 100 phóng viên từ các hăng thông tấn quốc tế cho tới các báo lớn, nhỏ khắp thế giới đang muốn t́m hiểu cách đánh giá của Tổng thống Trump về cuộc bầu cử giữa kỳ vừa kết thúc.

Vụ to tiếng giữa Tổng thống Donald TrumpKư giả Jim Acosta của CNN đă làm căng thẳng hội trường và đang lan rộng trên các trang mạng, báo giấy, trên truyền h́nh với khá nhiều ư kiến trái chiều h́nh như khó dung hoà.

Chúng ta thử t́m hiểu nguyên nhân để dung hoà mà tạo điều kiện cho cho môi trường tự do ngôn luận mang lại lợi ích thiết thực cho nhân loại.

Thứ nhất, tự do ngôn luận không có kỳ thị cũng như ưu đăi nếu bất cứ ai cũng loan tin trung thực mọi sự kiện xảy ra. Nhiệm vụ của phóng viên là tường thuật sự kiện chính xác ở mức độ có thể. Bất cứ ư kiến nào đưa ra cũng không phải là chân lư mà buộc kẻ khác phải tuân theo, ngoại trừ phán quyết của toà án. Tự do ngôn luận phải b́nh đẳng nên không cơ quan thông tin nào được ưu tiên hơn đồng nghiệp hoặc cá nhân khác.

Giới truyền thông có quyền loan tin, b́nh luận theo chủ kiến và phổ biến loan truyền khắp thế giới. Tại sao Tổng thống Donald Trump không được quyền loan báo cho quốc dân biết ư định và hành động đă, đang và sẽ thực hiện qua những ḍng tweet ngắn, gọn và dễ hiễu cho mọi tầng lớp trong xă hội?

Do nhiệm vụ thông tin mà có biết bao nhiêu cơ quan truyền thông, hàng triệu phóng viên, b́nh luận gia, nhà phân tích từng giờ, từng phút đă tung ra vô số bài viết, tiếng nói liên quan đến các sự kiện xảy ra trên cỏi đời này. Ai đúng, ai sai căi nhau như mổ ḅ mà lại chỉ trích gay gắt việc Tổng thống Donald Trump gửi những ḍng tweet tới quốc dân?

Các cơ quan truyền thông gửi tới loài người từng giờ, từng phút những suy nghĩ, chỉ trích, phản bác, ủng hộ, hướng dẫn, gây ảnh hưởng tới chuyện này việc nọ mà sao bác bỏ quyền tự do ngôn luận của một nguyên thủ quốc gia được dân bầu chọn?

Thực sự, những ḍng tweet của Tổng thống Donald Trump chỉ bằng một hột cát trong sa mạc truyền thông mông mênh, nhưng, rất cần thiết và cập nhật để quốc dân biết được đất nước đang đi về hướng nào. Các nguyên thủ quốc gia trên thế giới cũng sớm biết chính sách của siêu cường duy nhất mà ứng xử hợp lư.

Thứ hai, trong bất cứ cuộc họp báo nào của vị nguyên thủ quốc gia đều phải giải thích, trả lời mọi câu hỏi của giới truyền thông quốc tế cũng như trong nước, không phân biệt quốc tịch, màu da, tầm quan trọng của cơ quan, cá nhân.

Do thời gian hạn chế, nên vị nguyên thủ quốc gia nào cũng cố gắng mời càng nhiều kư giả có khuynh hướng khác nhau đặt câu hỏi càng tốt. V́ thế, người mở cuộc họp báo phải ráng trả lời ngắn gọn, đủ nghĩa nghĩa cần diễn đạt để toàn thể cử toạ có thể hiểu được vân đề rơ ràng. Không ai có độc quyền đặt câu hỏi liên miên làm mất quyền tự do ngôn luận của những người khác.

Cuộc họp báo vừa qua có gần 100 kư giả trong và ngoại nước tham dự và nhiều cánh tay đưa lên để mong Tổng thống Trump mời đặt câu hỏi. Nhưng, chẳng phải ai cũng được thoả măn v́ số cử toạ quá đông.

Đại diện cho CNN, Kư giả Jim Acosta đặt câu hỏi đầu tiên về đoàn lữ hành tị nạn 12,000 người ở Trung Mỹ đang tiến về phía biên giới Hoa Kỳ được Tổng thống trả lời khá rơ ràng. Nhưng, Acosta vặt lại rằng họ không phải là quân xâm lăng v́ c̣n cách xa biên giới Mỹ hàng trăm cây số.

Trên cương vị Tổng thống Mỹ, dĩ nhiên không thể để nước tới trôn mới nhảy. Thử h́nh dung 12,000 người đồng loạt tràn qua biên giới từ Mễ Tây Cơ th́ Hoa Kỳ phải đối phó như thế nào? Họ tản mác khắp nơi mà làm sao kiểm soát. Khi 12,000 người đó nhập được vào Hoa Kỳ hợp pháp hoặc bất hợp pháp th́ sẽ có bao nhiêu đoàn lữ hành khác ào ạt lên đường. Nhiều sắc dân khác cũng tràn tới Nam Mỹ để gia nhập vào các đoàn lữ hành!

Kư giả Acosta từ chối nhường máy vi âm cho người khác theo lệnh của Tổng thống Trump và đặt câu hỏi liên quan đến Nga. Khi một kư giả khác được mời đặt câu hỏi, dù không c̣n mirophone trong tay, Acosta vẫn tiếp tục nói như một người say rượu. Hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận một cách độc đoán đó làm cho những đồng nghiệp mất cơ hội hành nghề.

Thứ ba, giới hạn của quyền tự do ngôn luận là phải tôn trọng quyền hạn hợp pháp của người khác. Kư giả Jim Acosta chỉ có quyền đặt câu hỏi và nhận câu trả lời rồi nhường cho các đồng nghiệp tiếp tục bởi v́ cần tôn trọng quyền hạn của Tổng thống Trump trong cuộc họp báo.

Tổng thống có quyền tuyệt đối khi chỉ định ai đặt câu hỏi và cắt ngang khi thấy không cần thiết trong cuộc họp báo ở Toà Bạch Ốc, như trong nhà mà các kư giả là khách.

Giả dụ trong cuộc họp tại công ty hay đơn vị nào th́ người cầm đầu vẫn toàn quyền bắt buộc nhân viên phải câm mồm hoặc bị đuổi ra khỏi pḥng họp nếu nói lạc đề hoặc ương ngạnh.

Tổng thống Trump điều hành quốc gia phải đứng trong cương vị v́ quyền lợi của Tổ quốc Dân tộc và chịu trách nhiệm trước toàn dân. Kư giả Acosta chỉ có quyền hạn nhỏ nhoi và chịu trách nhiệm trong CNN nên không được phép gây rối trong cuộc họp báo. Các vị Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush, Barack Obama đă ra lệnh cho nhân viên an ninh trục xuất người gây rối ra khỏi hội trường. Chúng ta từng chứng kiến trong các cuộc tụ tập mà bất cứ ai có hành vi quấy phá, gây rối cũng bị trục xuất.

Tổng thống Donald Trump có toàn quyền ra lệnh ai đó trong cuộc họp báo phải ngồi xuống hoặc rời hội trường khi người đó không tôn trọng quyền tự do ngôn luận của tập thể.

Quyền tự do ngôn luận vô cùng quan trọng trong xă hội dân chủ. Lạm dụng quyền tự do ngôn luận chỉ có lợi cho cá nhân hay một nhóm người ích kỷ.

Đại-Dương  

 

Trở lại