Henry Kissinger - Tinh thần lănh đạo - Sáu nghiên cứu trong chiến lược thế giới  

TS Đỗ Kim Thêm

 

Một người sống được gần một trăm tuổi,  c̣n sinh lực dồi dào, nên chưa ra đi, đó là chuyện xưa nay hiếm. Hơn nữa, trong tác phẩm mới nhất: Tinh thần lănh đạo, sáu nghiên cứu trong chiến lược thế giới (Leadership - Six Studies in World Strategy), cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đă chứng minh được ông c̣n đầy minh mẫn trong khả năng quan sát các vần đề thời sự quốc tế với tinh thần cảnh giác cao độ, đó là một việc làm càng đáng ngạc nhiên hơn.  

Khi đề cập đến các chính khách có nhiều ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, Kissinger chọn Konrad Adenauer, Margaret Thatcher, Charles de Gaulle, Anwar el-Sadat, Lư Quang Diệu và Richard Nixon làm các khuôn mẫu để đề cao thành tích lănh đạo đất nước.

Vấn đề là làm thế nào họ đă thành công khi vượt qua muôn vàn thách thức trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh và các khủng hoảng kinh tế trong khi đa số công luận cho rằng, họ không thể đương đầu, Kissinger đưa ra những lư giải cơ bản. Trong tinh thần lănh đạo, chính ḷng dũng cảm và cá tính là những phẩm chất quan trọng khi đảm nhận nhiệm vụ. Từ những t́nh huống phức tạp và khó khăn, nhà lănh đạo phải biết gạt bỏ các truyền thống, chọn lựa một chính sách khả thi và không bao giờ hành động mà bất chấp hậu quả. Và cuối cùng, cho dù họ không thể nào lượng định đầy đủ các lợi ích và rủi ro trong thời điểm đưa ra quyết định, nhưng kiên cường theo đuổi đường lối là quan trọng nhất.

Sáu tinh thần lănh đạo

 

Konrad Adenauer đă mang lại cho Tây Đức bị mất uy tín sau Đệ nhị Thế chiến một vị thế quan trọng trong chính trường quốc tế. Từ vực thẳm đạo đức và kinh tế xă hội, Margaret Thatcher, Charles de Gaulle và Lư Quang Diệu đă đưa đất nước của họ dần hồi phục và vươn lên. Anwar el-Sadat đă đưa Ai Cập ra khỏi các bế tắc và can đảm làm ḥa với Israel.

 

Riêng đối với Richard Nixon, Kissinger đưa ra một kết luận liên quan đến t́nh h́nh hiện tại. Một lần nữa, đối với hầu hết các khu vực trên thế giới ngày nay, Hoa Kỳ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, đan xen về cả chiến lược và giá trị. Như trường hợp của Nixon, chính sách đối ngoại của Mỹ cần linh hoạt hơn về mặt thực tế và sáng tạo.

 

Để tiếp tục mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ, theo Kissinger, tinh thần lănh đạo đất nước phải bao gồm ba khía cạnh chính: tầm quan trọng của quyền lợi quốc gia, duy tŕ t́nh trạng quân b́nh trong toàn cầu và khởi xướng các cuộc đàm phán đang diễn ra căng thẳng giữa các quốc gia quan trọng.

 

Cổ vũ cho chủ thuyết hiện thực

 

Trong bối cảnh đàm phán với Moscow hiện nay đang diễn ra, Kissinger đề ra một đường lối theo chủ thuyết hiện thực, đó là cách suy nghĩ luôn hoài nghi về các lư tưởng tuyệt đối cho việc xây dựng một nền ḥa b́nh trường cửu, kể cả triển vọng là chỉ hưởng tương đối một phần nhỏ của hoà b́nh, trong khi các chính trị gia phải chấp nhận các hậu quả khôn lường.

 

Ngay từ năm 1983, Margaret Thatcher đă tóm tắt vấn đề này mà Kissinger trích dẫn:

"Chúng ta không nên nhầm lẫn về các đặc điểm thực sự của Liên Xô, nhưng chúng ta phải chung sống với Liên Xô trong cùng một hành tinh. Đó là lư do quan trọng mà tại sao chúng ta phải nhận diện ra các mối quan hệ quốc tế trong tương lai sẽ như thế nào".

 

Trong hai chương viết về thành tích của Margaret Thatcher và Richard Nixon, Kissinger nhắc lại các phương cách mà cả hai và các cố vấn của họ đă xoa dịu được các nguy cơ khủng hoảng như thế nào, cho dù họ có những sai lầm.

 

Thách thức khác lại chính là các bất ổn thuộc chính trị quốc nội. Thatcher và Nixon đă phải chiến đấu trên hai mặt trận:   giới bồ câu và phe diều hâu, những người không lượng định được các nguy cơ của thế giới khi Moscow sẽ bị đánh bại và cam chịu sỉ nhục. Ngày nay, điều này dường như bị lăng quên ở phương Tây.

 

Giá trị của cuộc đối thoại chiến lược

 

Gần đây, với lời khuyên chấm dứt cuộc chiến xâm lược của Nga tại Ukraine thông qua cách đàm phán, Kissinger, vốn dĩ đă không gây được thiện cảm trong công luận quốc tế, đă trở thành một đối tượng thù nghịch.

 

Nhưng một trong những lời phê b́nh của Kissinger trong cuốn sách có một điểm hợp lư: phương Tây đă không thực tâm tiến hành một cuộc đối thoại chiến lược, theo nghĩa đen, với Nga. Đó là một chuyện nửa vời mà đă có cách đây trong nhiều năm.

 

Trên thực tế, trước đó, Nga tấn công Chechnya từ năm 1999 cho đến năm 2009,  chống Georgia năm 2008, sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và hỗ trợ cho phe ly khai tại Donetsk và Luhansk thành lập “hai nền cộng hoà tự trị”, hiển nhiên nhất là Nga công khai can thiệp vào cuộc nội chiến Syria và Lybia từ năm 2015.

 

Để ứng phó, các nước  phương Tây chỉ có các biện pháp trừng phạt kinh tế tượng trưng.

 

Và ngày nay, sau cuộc tiến công của Nga tại Ukraine ngày 24-02-2022, Putin đă ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế và làm cho trật tự hậu chiến châu Âu sau năm 1989/91 đă thay đổi triệt để.

Phương Tây vẫn chưa thích nghi để ứng phó, cho dù các biện pháp chỉ trích Nga gay gắt hơn và tỏ t́nh đoàn kết với Ukraine sâu đậm hơn. Cụ thể là việc viện trợ vũ khí vẫn chưa tương xứng và kịp thời để cho Ukraine bảo vệ đất nước, trong khi ḷng dũng cảm của chính giới và nhân dân Ukraine là đáng khâm phục.

 

Đó chính là điểm ngược lại mà các chính khách được đề cập trong cuốn sách này, trước đây họ đă quyết tâm theo đuổi để thực hiện chính sách.

 

Theo Kissinger, bất kỳ một phân tích chính trị nào cũng phải hỏi xem là đối phương nhận thức về t́nh huống như thế nào. Cho dù nhận thức của Moscow ngày nay có lệch lạc hay sai lầm như thế nào đi nữa, th́ đó cũng là cơ sở quyết định cho hành động của Nga.

 

Kissinger xác định: "Từ ḷng ái quốc mang nhiều huyền thoại, Nga đang thay đổi chính sách đối ngoại thành một tham vọng đế quốc, tuy nhiên, nó có liên quan đến một cảm giác bất an trong lâu dài. Cuối cùng, nhận thức này có thể dẫn đến một t́nh trạng dễ bị tổn thương về mặt chiến lược mà từ lâu đă có trong nhận thức đối với các cuộc xâm lược trên khắp Đông Âu."

 

Khi phương Tây nay lại theo đuổi một chính sách đối ngoại cứng rắn đối với cả  Nga và Trung Quốc, Kissinger xem đó là một rủi ro thực sự.

 

"Cuối cùng, t́nh h́nh sẽ tạo ra một ṿng luẩn quẩn tàn khốc tương tự của sự ngờ vực lẫn nhau đă gây ra Thế chiến Thứ nhất, nhưng những hậu quả trong tương lai sẽ c̣n khủng khiếp hơn một cách không thể so sánh được. Do đó, nên yêu cầu tất cả các bên xem lại các nguyên tắc chỉ đạo trong các hành vi quốc tế và khả năng ḥa giải để cùng chung sống".

 

Kissinger tiên liệu cho nền ḥa b́nh thế giới mong manh khá chính xác, nhưng không đi vào chi tiết. Riêng tại châu Âu, có ba nguy cơ nghiêm trọng mà phương Tây chưa hay không thể giải quyết được là:

 

Thứ nhất, sau khi Thế chiến Thứ hai kết thúc, một trật tự hậu chiến cho châu Âu thành h́nh với kế hoạch tái thiết và phát triển Marshall. Theo trào lưu chung, một niềm tin cho tất cả mọi người là một nền hoà b́nh vĩnh cửu dần dà sẽ đạt được khi tự do thương mại sẽ làm biến đổi toàn diện.

 

Niềm hy vọng này (Peace through Trade, Wandel durch Handel) nay đă tiêu tan. T́nh trạng phụ thuộc một chiều của phương Tây vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga cực kỳ nghiêm trọng là thí dụ. Tác hại nhất là ngay sau khi Nga thu tóm bán đảo Crimea năm 2014, châu Âu vẫn chưa tỉnh thức và hy vọng dự án Nord Stream 2 của Đức tiến hành. Các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây đă và sẽ không đủ để ngăn chặn Putin tiếp tục sử dụng phương tiện quân sự. Putin c̣n có thêm các loại vụ khí khác là ngũ cốc và vũ khí hạt nhân để đe doạ sử dụng.

 

Trong tương lai, nền kinh tế châu Âu sẽ khó độc lập về năng lượng. Triển vọng ổn định xă hội càng đen tối hơn khi các nhà máy điện hạt nhân than sẽ hoạt động trở lại, lạm phát leo thang, đàm phán bế tắc và công luận trở nên ít quan tâm hơn trước đây để ủng hộ cho Ukraine.   

 

Để ứng phó, phương Tây không c̣n cách nào khác hơn là phải sử dụng sức mạnh quân sự để t́m cách răn đe Nga và cơ sở để bảo đảm cho an ninh châu Âu, theo đuổi chiến lược này là chuyện không thể tránh khỏi.

 

Thứ hai, Putin không c̣n đáng tin cậy, v́ không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế mà  c̣n nói dối với Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Trong thời gian tháng 2 năm 2022, Putin đang chuẩn bị ra lệnh tấn công mà lại cam kết với hai nhà lănh đạo này là sẽ không có chiến tranh. Do đó, phương Tây rất khó đạt được các thỏa thuận với Nga bất kỳ h́nh thức nào trong tương lai.

 

Chuỵện dối trá c̣n tiếp diễn. Bằng chứng mới nhất là khi kư thoả ước tạm thời cho việc vận chuyển lương thực tại cảng Odesa chưa ráo mực, Nga ra lệnh tấn công làm cản trở việc thi hành.

 

Thứ ba, cho đến nay, Putin đe dọa sẽ dùng vũ khí hạt nhân để cùng lúc tiến hành một cuộc chiến tranh thông thường và ngăn chặn phương Tây hỗ trợ cho Ukraine.

 

Để đối phó với mối đe dọa chiến cuộc leo thang, phương Tây phải triển khai một chiến lược mới là cần thiết. Chuyển biến t́nh h́nh trong chừng mực nào, đây sẽ là một vấn đề nhận định về việc sử dụng các loại vũ khí của hai bên mà hậu quả sẽ là khôn lường.. Các nguy cơ này đă phá hủy một nền trật tự ḥa b́nh châu Âu sau hai giai đoạn kể từ sau năm 1945 và 1989/91.

 

Nga bị sỉ nhục là nguy hiểm nghiêm trọng

 

Nếu chúng ta nghĩ tới một giải pháp để thay đổi t́nh thế ở Ukraine, th́ Nga bị đánh bại mới là điều tốt. Nếu thế, quan điểm của Kissinger có rất nhiều điểm để tranh luận, bởi v́ Nga, một siêu cường hạt nhân, khi bị đánh bại, việc sỉ nhục này sẽ gây nhiều nguy cơ khôn lường.

 

Qua nhiều ví dụ dẫn chứng với nhiều chi tiết, Kissinger cho độc giả thấy các cách mà chính giới có thể thoát khỏi các t́nh trạng bế tắc trước đây, khi họ có các quyết định mềm dẻo khác nhau. Tuy nhiên, độc giả cũng không khỏi thất vọng khi Kissinger phê phán một cách phiến diện.

 

Hai vấn đề mà Kissinger có trực tiếp quyết định là hỗ trợ cho các chế độ độc tài quân phiệt ở châu Mỹ La tinh và ném bom Campuchia, cả hai đă không được Kissinger thảo luận. Ngoài ra, c̣n có vụ Watergate và nhiều động cơ tiềm ẩn buộc Thatcher phải quyết định cho Anh phải đi theo trào lưu tự do hóa thị trường tài chính.

 

Thực ra, đây là những luận điểm quan trọng mà Kissinger phải công minh tranh luận để làm sáng tỏ các tồn đọng lịch sử. Tất cả đều không được Kissinger đề cập đến, nhất là về hậu quả đạo đức của các quyết định. Hướng về tương lai, Kissinger hy vọng là chế độ trọng dụng nhân tài sẽ được hồi sinh. Muốn đạt được mục tiêu này, một nền giáo dục nhân văn phải lấy lại ư nghĩa cao đẹp của nó và các chính trị gia thuộc thế hệ mới nên được tuyển dụng do các kỹ năng chính trị và ngoại giao.

 

Cụ thể, Kissinger đề cao tầm quan trọng của các môn triết học, chính trị, địa lư nhân văn, ngôn ngữ hiện đại, lịch sử, lư thuyết kinh tế, văn học và kể cả các nghiên cứu về các thời cổ đại cổ điển. Tất cả sẽ xây dựng thành một nền tảng kiến thức, mà trước đây từng là các chuyên đề cơ bản trong việc đào tạo cho chính giới về tinh thần lănh đạo.

 

Mặt khác, Kissinger c̣n liệt kê thêm các đ̣i hỏi đạo đức: chính giới cần hành động  cân nhắc, hướng về tương lai và quan tâm đến các quyền của người khác.

 

Thoạt nh́n, các lời kêu gọi này có vẻ là lỗi thời và đạo đức giả. Nhưng hiện nay, Donald Trump, Marine LePen và Boris Johnson đă gây bao sóng gió trên chính trường và đang làm cho nền dân chủ các nước phương Tây lâm nguy. Do đó, không thể xem các lời yêu cầu này của Kissinger là vô lư, cho dù bản thân Kissinger cũng là một chính khách đạo đức giả không kém bất cứ ai.

 

Bằng chứng là Kissinger nhận giải Nobel Ḥa b́nh sau khi kư kết Hiệp định Paris 1973. Thực tâm của Kissinger khi kư là chỉ muốn tạo điều kiện cho quân đội Mỹ tháo chạy, không đích thực mang lại hoà b́nh cho Việt Nam v́ cũng tiên đoán là chế độ Việt Nam Cộng Hoà không bao lâu sau sẽ sụp đổ. Kết quả là Cộng sản phản bội Hiệp định Paris, chiến thắng bằng quân sự 1975 và người dân Miền Nam không có hoà b́nh như mơ ước.

 

Về sau nh́n lại, đó là một công tŕnh mà Kissinger thất bại và trớ trêu thay, lại được ghi công. Đáng lư ra, với liêm khiết đạo đức, Kissinger phải tự thú là đă bị Lê Đức Thọ lừa đảo nên không thể hănh diện và can đảm để trả lại giải Nobel Hoà b́nh. Tất cả đều không xảy ra.

Đỗ Kim Thêm

Trở lại