HIỆN-THỰC-HÓA TRANH CHẤP TRÊN SCS

Đại-Dương 

Nhân loại đă tốn biết bao nhiêu bút mực, b́nh luận hoặc đưa ra nhiều giải pháp nhằm duy tŕ an ninh và ổn định trong khu vực Biển Nam Trung Hoa (South China Sea). Nhưng, t́nh h́nh trong khu vực này vẫn như bó bùi nhùi mà càng gỡ th́ thêm rối.

Loài người đă ở trong Thế kỷ thứ 21 cùng với bao tiến bộ vượt bậc về khoa học thiên nhiên, công pháp quốc tế mà vẫn chưa thống nhất được tên gọi của một vùng biển trên địa cầu. Phi lư mà có thật.

Thứ nhất, sai lầm t́nh cờ hay cố ư liên quan đến tên gọi South China Sea (Biển Nam Trung Hoa, Biển Đông, Biển Tây Phi Luật Tân). Do các phương tiện xác định vị trí trên biển của các nhà thám hiểm Tây Phương thời xa xưa c̣n quá thô sơ nên lấy hướng đi làm yếu tố xác định vị trí địa phương mà họ đă và sẽ đến. Họ không xác định chủ quyền vùng biển thuộc về ai. Biển Nam Trung Hoa không phải của Nước Trung Hoa; Vịnh Mễ Tây Cơ không phải của Nước Mễ Tây Cơ, Ấn Độ Dương không thuộc về Nước Ấn Độ, Vịnh Ba Tư không phải của Nước Ba Tư … Biển Đông không phải của Nước Việt Nam, Biển Tây Phi Luật Tân không phải của Nước Phi Luật Tân, hoặc của Nước Trung Hoa.

Thứ hai, hầu hết các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á (South China Sea) và Trung Hoa đều cố ư nhận sai về “chủ quyền và quyền-chủ-quyền” trên biển” dù cho tất cả đă kư và phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Công ước này đă xác định rơ ràng “chủ-quyền, quyền-chủ-quyền, quyền-tài-phán của quốc gia duyên hải: Nội Thuỷ nằm bên trong Đường Cơ Sở của quốc gia ven biển được tự do áp đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và khai thác mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài không có quyền đi lại tự do. Lănh Hải cách đường cơ sở 12 hải lư, quốc gia đặt luật cho tàu thuyền nước ngoài được quyền đi qua không gây hại mà chẳng cần xin phép; v́ lư do an ninh, chủ nhà có thể tạm thời cấm qua lại. Vùng tiếp giáp Lănh hải 12 hải lư có thể thực thi luật pháp của ḿnh đối với buôn lậu hoặc nhập cư bất-hợp-pháp. Vùng Đặc quyền Kinh tế rộng 200 hải lư tính từ đường cơ sở, độc quyền khai thác đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên như đánh cá và khai thác dầu khí. Nước ngoài có quyền tự do đi lại bằng đường thủy và đường không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Nước ngoài cũng có thể đặt các đường ống ngầm và cáp ngầm. Thềm Lục địa là vành đai mở rộng cho tới mép lục địa (continental margin), hoặc 200 hải lư tính từ đường cơ sở mà không vượt quá 350 hải lư, nước chủ có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.

Nếu các quốc gia liên quan đến tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa tuân thủ nghiêm chỉnh UNCLOS th́ nguy cơ chiến tranh phải tàn lụi, mở đầu cho nền hoà b́nh trường cửu. Đồng thời, việc lưu thông trên vùng biển này cũng giúp rất nhiều cho sự phát triển trong vùng.

Thứ ba, khả năng quốc pḥng hạn hẹp của các Quốc gia Đông Nam Á khó hoá giải áp lực quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao từ tham vọng vô bờ của Trung Cộng. Do trung thành với Bắc Kinh cho nên Cộng sản Việt Nam không thể tự chủ ngoại giao, quốc pḥng, kinh tế, văn hoá với Cộng đồng Nhân loại. Campuchia của Thủ tướng trọn đời Hun Sen đă công khai vai tṛ tay sai cho Bắc Kinh. Lào cũng thần phục Bắc Kinh. Quân đội Myanmar đă lật đổ chế độ Dân Chủ để trở lại Chính quyền quân phiệt khắn khít với Trung Cộng. Thái Lan và Mă Lai Á bắt cá hai tay.

Thứ tư, chủ trương và hành động của Trung Cộng trên SCS ngày càng thúc giục ASEAN theo xu hướng thoát-Trung. Tổng thống Phi Luật Tân, Ferdinand Marcos Jr lên cầm quyền từ 30/6/2022 đă chấm dứt vai tṛ tay sai tay sai Bắc Kinh của người tiền nhiệm. Marcos nối lại mối quan hệ đồng minh “Hiệp ước Pḥng thủ Hổ tương với Hoa Kỳ”. Indonesia ngày càng nghiêng về phía Tây Phương.

Nhật Bản từ năm 1945 và Đại Hàn từ năm 1953 đă chấp nhận cho Hoa Kỳ đóng 50,000 và 28,000 lính Mỹ cho tới hôm nay vẫn c̣n đó. Thời gian trôi qua, dù Nhật Bản và Đại Hàn đă lọt vào danh sách các quốc gia an ninh và phát triển toàn diện kể cả trong lĩnh vực quốc pḥng. Nhưng, họ tiếp tục tăng tiền đóng lên 13.6 tỉ USD và 6.5 tỉ USD cho quân đồn trú.

Ngoại trừ Tân Gia Ba có lực lượng quân sự Mỹ đồn trú để duy tŕ quyền tự do hàng hải trên SCS và an ninh chính trị trong khi các nước khác trong ASEAN từ chối. Kết quả khác biệt giữa các nước ASEAN và Tân Gia Ba.

ASEAN sống trong ảo tưởng về sức mạnh của hơn 667 triệu dân, nhưng, lợi tức b́nh quân đầu người chỉ được 5,812 USD so với Hàn Quốc 51 triệu dân và lợi tức b́nh quân đầu người 35,000 USD.

Nhật Bản và Đại Hàn mạnh hơn ASEAN toàn diện mà vẫn phải dựa vào Hoa Kỳ để tránh né chiến tranh và tập trung phát triển kinh tế, công nghệ, quốc pḥng, ngoại giao, an ninh và ḥa b́nh.

PHẢI ÁP DỤNG LUẬT QUỐC TẾ TẠI SCS

Thứ nhất, chỉ có LUẬT QUỐC TẾ mới bảo vệ được các nhược tiểu, chống lại bá quyền toàn cầu hoặc khu vực. Đó là Toà án Công lư Quốc tế (ICJ) phán xét về CHỦ QUYỀN QUỐC GIA, nhưng, sẽ không thụ lư nếu có một bên của vụ án từ chối tham gia vụ xét xử. Năm 1932, Pháp Quốc đại diện cho Nhà nước An Nam kiện Trung Hoa liên quan đến chủ quyền Nhóm đảo Hoàng Sa. Nhưng, Bắc Kinh từ chối tham gia nên bất thành. Từ đó các Chính phủ liên tiếp của Trung Hoa đơn phương coi Biển Nam Trung Hoa thuộc chủ quyền của Trung Quốc được bảo vệ bằng vũ lực.

Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) do Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 thành lập để giải quyết tranh chấp về “quyền-chủ-quyền” trên Biển. Năm 2012, PCA thụ lư vụ Phi Luật Tân kiện Trung Cộng vi phạm quyền-chủ-quyền. Bắc Kinh từ chối tham gia. PCA vẫn tuyên phán nghiêng phần thắng cho Manila và buộc Bắc Kinh có nghĩa vụ phải thi hành. Bắc Kinh bác bỏ và tiếp tục sử dụng sức mạnh quân sự làm xói ṃn quyền-chủ-quyền của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á.

Thứ hai, Biển Nam Trung Hoa kéo dài từ Cao Hùng (cực Nam Đài Loan) tới Tân Gia Ba gồm Trung Quốc, Việt Nam, Phi Luật Tân, Indonesia, Mă Lai Á, Brunei, Singapore vẫn bị Bắc Kinh khống chế và đe dọa tới quyền tự do hàng hải của Cộng đồng Quốc tế. Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á phải hợp tác để giải quyết dứt khoát quyền-chủ quyền đúng với tinh thần của UNCLOS. Tiếp theo, hợp tác khai thác tài nguyên trong vùng chồng lấn để khỏi lăng phí tài nguyên thiên nhiên.

Thứ ba, khi một bên bị Trung Quốc lấn áp, đe dọa th́ sẽ cùng nhau lên án và đưa vấn đề ra trước công luận quốc tế. Việt Nam, Mă Lai Á, Indonesia, Brunei, Phi Luật Tân không công khai lên án Bắc Kinh vi phạm quyền-chủ-quyền trên Biển Nam Trung Hoa sau Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) ngày 12/7/2016. Chỉ có Tân Gia Ba công khai lên án Trung Quốc.

Thứ tư, ngày nay, Bắc Kinh đă trở thành một cường quốc đang thách đố vai tṛ Siêu cường của Hoa Kỳ nên áp lực ngày càng đè nặng lên Biển Nam Trung Hoa mà không quốc gia nào trong vùng đủ sức đối phó. Sau Đệ nhị Thế chiến, Nhật Bản vẫn chấp nhận 50,000 quân Mỹ trú đóng. Sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1950) vẫn c̣n 28,500 lính Mỹ đồn trú ở phía Nam vĩ tuyến 38. Nhờ thế, Nhật Bản và Đại Hàn mới duy tŕ được ḥa b́nh và thành rồng, thành hổ. Trong khi đó, ASEAN tự hào độc lập dân tộc, nhưng, vẫn bị Trung Cộng gặm nhấm biển, tài nguyên thiên nhiên. Ngoại trừ Tân Gia Ba kết t́nh đồng minh không-hiệp-ước với Hoa Kỳ nên Bắc Kinh nào dám bắt nạt. Các quốc gia Đông Nam Á khác đều làm thuê và chủ quyền quốc gia thường bị Bắc Kinh đe dọa, tài nguyên trên biển bị Trung Cộng khống chế nên có của mà chỉ được nh́n. Nhờ Mỹ đóng quân mà Nhật Bản, Đại Hàn, Tân Gia Ba phát triển như vũ băo, an ninh và ổn định hơn bất cứ quốc gia Đông Nam Á nào.

Dựa vào Hoa Kỳ là một quyết định đúng đắn nhất cho tương lai Đông Nam Á.

Đại-Dương  

Trở lại