Hồ sơ tội trạng của Henry Kissinger –

 Chistopher Hitchens - Đỗ Kim Thêm

    

Hồ sơ tội trạng của Henry Kissinger – Chistopher Hitchens - Đỗ Kim Thêm
The Trial of Henry Kissinger, Verso Books, London, New York 2001

Tóm tắt

Tội ác của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam là một đề tài bất tận. Lúc chiến tranh c̣n khốc liệt đă có những trí thức ngoại quốc tên tuổi như J. P. Sartre, B. Russell và N. Chomsky lên tiếng kêu gọi thành lập toà án quốc tế nhằm xét xử sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Sau khi vụ thảm sát tại Mỹ Lai được báo chí tố giác th́ một tướng lănh và cũng từng là trưởng đoàn thẩm phán công tố của Hoa Kỳ tại Toà án Quốc tế Nürnberg, Đức, Telford Taylor, đă viết một cuốn sách là Nuremberg and Vietnam.   

Với tác phẩm này ông muốn đặt lại vấn đề so sánh tội ác tại Mỹ Lai với hành vi của Đức Quốc Xă.

Khi chiến tranh kết thúc th́ vấn đề này không c̣n ai quan tâm. Phần lớn các tác phẩm xoay quanh chủ đề Việt Nam đều nói về sự sai lầm của Hoa Kỳ, mà người ta t́m thấy đặc biệt qua các hồi kư của các nhân vật quan trọng như R. Nixon hay R. MacNamara.

Gần đây có một kư giả đă đặt lại vấn đề này và nh́n dưới một khía cạnh táo bạo hơn. Ông tự nhận ḿnh có trách nhiệm như một thẩm phán công tố và lập hồ sơ để truy tố một nhân vật lừng danh, nhưng đă gây tội ác trong chiến tranh Việt nam và nhiều nơi khác trên thế giới. Thủ phạm được gọi đích danh là Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ và là người đă kư kết Hiệp định Paris. Tội danh được cáo buộc là: Tội ác gây chiến tranh, Tội ác chống nhân loại, Vi phạm luật quốc tế, đặc biệt qua các vụ âm mưu tạo phản loạn, mưu sát, bắt cóc và tra tấn. Với các tội danh này tác giả yêu cầu Toá án Quốc tế phải xét xử đương sự. Đó chính là nội dung chủ yếu của cuốn sách được giới thiệu trong bài viết này.

Tác giả

Chistopher Hitchens là một kư giả Hoa Kỳ gốc Do Thái, chuyên về săn tin điều tra và viết b́nh luận cho tờ The Nation và The Harper Magazine tại Hoa Kỳ. Ông đă nổi tiếng qua các loạt bài về phóng sự đ́ều tra nhắm vào mặt trái của các nhân vật tên tuổi như Mẹ Theresa, Công chúa Diana và Tổng Thống Clinton.

Nội dung tác phẩm
Tác phẩm gồm có 14 chương nhưng không đánh số thứ tự. Phân loại theo nội dung th́ gồm có phần nhập đề, 10 đề tài, phần kết luận và phần cảm tạ.
Phần nhập đề: Tác giả tự nhận ḿnh là một đối thủ chính trị của Henry Kissinger và muốn buộc ông ta trong những tội trạng như sau:
Cố ư giết người thường dân tại Đông Dương (gồm 3 chuơng)
Đồng loă tàn sát tập thể tại Bangladesh (1 chuơng)
Chủ mưu giết một nhân viên cao cấp trong chính phủ Chile (2 chương)
Chủ mưu và tham dự vào việc giết một lănh tụ của Đảo Síp (1 chương)
Chủ mưu và thực hiện tội diệt chủng tại Đông Timor (1 chương)
Tham gia vào kế hoạch bắt cóc và giết một kư giả người Hy Lạp sống tại Washington D. C. (2 chương)

Chương 1 bật mí các bí mật trong hậu trường chính trị Hoa Kỳ vào năm 1968, mặc dù được các chính phủ liên tiếp giữ kín. Bí mật đó là: Vào mùa thu 1968 trong thời kỳ tranh cử chính R. Nixon và các đặc sứ của ông đă cố t́nh phá hoại Hoà đàm Paris bằng cách hứa hẹn bí mật với giới lănh đạo Nam Việt Nam là chính quyền của Đảng Cộng hoà (nếu thắng cử) sẽ tạo vị thế thuận lợi cho Nam Việt Nam hơn là chính phủ của Đảng Dân chủ.

Hậu quả là Nam Việt Nam đă tin theo và tẩy chay Hoà đàm Paris khi triển vọng kư kết sắp thành h́nh. Những đề nghị hoà đàm do Đảng Dân chủ đưa ra bị phá vỡ. Vào đúng bốn năm sau chính R. Nixon cũng đă dùng các điều kiện này của Đảng Dân chủ để vận động lại hoà b́nh cho Việt nam. Hậu quả tàn khốc của kế hoạch này là cuộc chiến kéo dài thêm 4 năm nữa với số tổn thất 20.000 người Hoa Kỳ và vô số người Đông Dương. Theo suy luận của tác gỉả, tất cả đều nằm trong dụng ư của Henry Kissinger.

Nhũng bằng chứng về lời cáo buộc này được tác giả nêu ra:

Thứ nhất là những tin tức trích ra từ nhật kư của H. R. Haldeman, Diary of Haldeman, một cộng sự viên của R. Nixon và H. Kissinger, người phụ trách việc lập các biên bản. Tài liệu này được công bố vào tháng 5 năm 1994.

Một tài liệu thứ hai là cuốn sách Counsel to the President: A Memoir của Clark Clifforf, Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ. Sách được ấn hành năm 1991. Theo Clifford xác nhận th́ vào thời điểm này đă có sự gặp gỡ bí mật giữa Tổng thống Thiệu và John Mitchell, Giám đốc Tranh cử của R. Nixon. Ông Mitchell được bà Anna Chennault, một lobbyist của Đài Loan làm trung gian hỗ trợ.

– Tài liệu thứ ba là Hồi kư của R. Nixon, The Memory of Richard Nixon. Ông xác nhận giữa tháng 9 năm 1968 ông được tin riêng là Johnson sẽ ra lệnh ngưng ném bom để tạo điều kiện cho Bắc Việt vào hội nghị. Điều này không làm ông ngạc nhiên. Kissinger báo cho ông biết là lệnh ngưng ném bom sẽ công bố vào 23. 10. Nhưng từ tháng 6. 1968 Nixon qua trung gian của bà Anna Chennault đă gặp riêng Đại sứ Bùi Diễm tại New York.

Tài liệu thứ tư là điện văn của Đại sứ Bùi Diễm gửi cho Tổng thống Thiệu ngày 23.10.1968. Ông Diễm cũng yêu cầu Tổng thống Thiệu nên giữ vững lập trường, v́ ông đă được Đảng Cộng hoà xác nhận ủng hộ miền Nam. Các tài liệu nghe lén từ Toà đại sứ và việc theo dơi hoạt động của bà Anna Chennault được phổ biến sau này đă làm vấn đề rơ hơn: Cứ mỗi lần phe Bắc Việt Nam có thiện chí kư kết th́ chính phe Nam Việt Nam lại ngă giá đặt điều kiện cao hơn.

Tài liệu thứ năm là cuốn sách của Anthony Summers, The Arrogance of Power: The Secret World of Richard Nixon, xuất bản năm 2000. Đây là một tổng hợp các hồ sơ nghe lén của R. Nixon, trong đó có chiến dịch tranh cử năm 1968. Qua hồ sơ của một điệp viên ngày 2.11.1968 th́ bà Anna Chennault gặp Đại sứ Bùi Diễm để xác nhận sự ủng hộ của R. Nixon và yêu cầu phía Nam Việt Nam phải giữ vững lập trường. Nixon tin rằng Nam Việt Nam sẽ thắng.

Trong thời kỳ này Henry Kissinger nẳm trong bóng tối và điều động từ hai phía. Một mặt ông đưa tin mật ra bên ngoài, t́nh nguyện cung cấp tin cho Nelson Rockefeller để tùy nghi khai thác. Ông cũng nói cho Zbiginew Brzezinski biết là ông ghét R. Nixon từ lâu và không tin Nixon thắng cử. Mặt khác ông sử dụng Anna Chennault và John Mitchell trong các điêp vụ ngoại giao riêng của ông. Điều này tạo một ấn tượng chung lúc bấy giờ là Nixon không liên hệ ǵ đến vụ ngừng ném bom Bắc Việt và mọi diễn tiến đều diễn ra từ phía Đảng Dân chủ. Ông củng cố tin cho thấy là chính ông cũng không biết ǵ vấn đề này.

Cuối chương sách tác giả đề cập tới vai tṛ cua Henry Kissinger trong cái gọi là 40 Committee. Đây là một tổ chức nhằm nghe lén và kiểm soát các hoạt động t́nh báo tại hải ngoại được thành lập từ thời Tổng thống Truman. Trong cuộc điều tra của Thượng viện năm 1973, Giám đốc CIA là William Colby cũng xác nhận có tổ chức này và cho biết Henry Kissinger chịu trách nhiệm điều hành, đặc biệt Kissinger nới rộng hoạt động tới các phạm vi t́nh báo quốc nội, điều mà trước đây không cho phép.

Chương 2 nói tới hoạt động của Henry Kissinger tại Đông Dương. Trong giữa thập niên 60 khi mọi người vẫn lạc quan cho cuộc chiến là có ư nghĩa và phần thắng nghiêng về phía miền Nam th́ ông bắt đầu nghi ngờ khả năng của phe Nam Việt Nam sau lần đi thăm Việt Nam về. Ông đă âm thầm tiếp xúc với Bắc Việt qua trung gian hai người Pháp là Raymond Aubrac, một công chức nguời Pháp và là bạn của Hồ Chí Minh và Herbert Marcovic, một nhà vi sinh vật học đă đi Hà Nội nhiều lần.

Qua tin tức cung cấp từ hai người Pháp này ông đă ông đặc biệt t́m hiểu về khả năng và vị thế thương thuyết của từng nhà lănh đạo miền Bắc. Ông cũng đưa tin này tiếp cho R. McNamara. Song song với công viêc này ông cũng xúc tiến việc việc xích lại gần nhau của các siêu cường. Dù trong kế hoạch của Việt Nam hay quốc tế, ông luôn luôn có ư niệm chung: tất cả đều là phương tiện trong mục tiêu của cá nhân ông, có lúc ông chú trọng mục tiêu này và sao lăng mục tiêu kia.

Tác giả nêu lại cơ hội tái lập hoà b́nh để lỡ của năm 1968 làm thí dụ điển h́nh. Theo lời khai của Averell Harimann, Trưởng phái đoàn thương thuyết tại Hoà đàm Paris th́ tháng 10 và tháng 11 năm 1968 có 90% các lực lượng chiến đấu của miền Bắc đă rút khỏi ra hai tỉnh phía bắc Nam Việt Nam, như Hiệp định dự kiến, c̣n việc ngừng ném bom miền Bắc chỉ là một điểm của Hiệp định mà thôi. Tháng 12 năm 1968 chính là thời kỳ chuyển tiếp từ chính quyền Johnson sang Nixon. Giới lănh đạo quân sự tại Hoa Kỳ lại thay đổi chiến lược triệt để. Tướng Creigton Abrams đồng ư mở một cuộc chiến tranh toàn diện nhằm phá hoại mọi hạ tầng cơ sở của Việt Cộng tại miền Nam, điển h́nh là chiến dịch hành quân càn quét tại Kiến Hoà trong 6 tháng đầu năm 1969, mà người Hoa Kỳ gọi là Operation Speedy Express.

Qua tài liệu của Haldeman th́ Henry Kissinger chú tâm tới kết quả cuộc bầu cử 1972 tại Hoa Kỳ hơn là rút quân để giải quyết chiến tranh Việt Nam. Trong hồi kư của Kisssinger, ông cũng xác nhận là sự rút quân đột ngột gây khó khăn về uy tín cho Hoa Kỳ. Sự can thiệp của Charles De Gaulle về vấn đề ném bom miền Bắc không gây ảnh hưởng ǵ cho Kissinger, v́ lúc bấy giờ ông quan tâm tới ư kiến của Breschnjew và Mao Trạch Đông hơn.

Một tội trạng khác được nêu lên là vụ ném bom miền Bắc vào mùa Giáng sinh 1972. Bây giờ là lúc mùa tranh cử tại Hoa Kỳ bắt đầu. Theo tác giả, quyết định ném bom không phải là có tính cách quân sự thuần túy mà v́ lư do chính trị. Ông chứng minh, một mặt Hoa Kỳ chứng tỏ cho thấy thế mạnh của ḿnh để gây hậu thuẫn cho Đảng Cộng hoà trong Quốc hội và đưa phe Dân chủ về phía thụ động, mặt khác muốn gây niềm tin cho Tổng thống Thiệu thấy là không nên sợ hăi trước việc Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam.

Tội trạng liên quan đến Cămpuchia được tác giả nêu lên ở cuối chương. Đúng ngày 12.05.1975 là ngày Khmer Đỏ chiếm quyền th́ một tàu chiến Cămpuchia đă kéo theo một tàu hàng của Hoa Kỳ tên là Mayaguez. Tàu này nằm trong lănh hải của Cămpuchia và được kéo về đảo Koh Tang. Mặc dù được biết tin là thủy thủ đoàn đă được trả tự do, Henry Kissinger cũng cố t́nh làm áp lực cho Henry Ford, một Tổng thống kế nhiệm thiếu kinh nghiệm tiến hành một biện pháp trả đũa để giữ thể diện. Kết quả cuộc tấn công này là trong 110 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ có đến 18 người chết và 50 nguời bị thương; phía không quân tham dự có 23 quân nhân tử trận. Hoa Kỳ đă ném bom tới 15.000 cân Anh trên đảo này và không ai biết được con số thương vong của người dân vô tội Cămpuchia một cách chính xác. Một cuộc điều tra tại Quốc hội cho thấy Henry Kissinger ít nhất phảỉ biết được tin thủy thủ đoàn đă được thả trước khi quyết định can thiệp.

Chương 3 là trọng điểm của cuốn sách được tác giả dùng để tổng hợp tội trạng của Henry Kissinger trong chiến tranh Việt Nam.

Khởi đầu tác giả sử dụng cuốn sách Nuremberg and Vietnam của tướng Telford Taylor để làm tài liệu phân tích. Theo Taylor th́ những nguyên tắc luật pháp áp dụng tại Ṭa án Quốc tế Nürnbeg và Tokio cũng nên áp dụng cho trưởng hợp Việt Nam. Bản án Nürnberg đă được Liên hiệp quốc phê chuẩn ngày 11.12.1946 và trở thành nguyên tắc Luật Quốc tế sau này. Như vậy Hoa Kỳ cũng phải tôn trọng nguyên tắc này khi tham chiến tại Việt Nam. Những bị cáo cũng có thể lập luận rằng mục tiêu chiến đấu của chiến tranh Việt Nam là danh dự và cao cả; những người có trách nhiệm đều vô tội, v́ không ai có thể lường trước được những kết quả tàn khốc của một cuộc chiến lan rộng và một phần khác là thiếu thông tin chính xác. Cũng theo Taylor th́ lập luận này có thể được chấp nhận được cho đến giữa thập niên 60. Từ sau thảm sát Mỹ Lai ngày 16.3.1968 không ai có thể cho là ḿnh không biết đến mức độ vô nhân đạo trong các cuộc tàn sát khi chiến tranh đă leo thang lên cao điểm.

Một lập luận khác của William Corson, Đại tá Hoa Kỳ, cũng được nêu lên để phản chứng. Theo Corson sự khốc liệt trong chiến tranh Việt Nam không có yếu tố h́nh sự để buộc tội, đó chỉ là sự ước lượng sai lầm của giới lănh đạo Hoa Kỳ từ đầu đến cuối sự tham chiến.

Lập luận này không được Taylor chấp nhận. Ông nêu lên những đặc điểm trong chiến tranh Việt Nam, điều mà người ta không thể so sánh với các cuộc chiến tranh trước đây. Một mặt những vũ khí được trang bị tại Việt Nam rất hiện đại và di động, mặt khác th́ phương tiện truyền thông từ Hoa Kỳ đến Việt Nam cũng như từ trung ương đến hạ tầng được bảo đảm. Một điều có thể suy đoán được là Henry Kissinger và tướng Creighton Abrams phải biết được tầm mức lan rộng chiến tranh đến thường dân vô tội và họ ít nhất phải được thông báo đầy đủ về vấn đề này.

Tài liệu của John Mcnaughton, Đại diện Bộ Quốc pḥng, cho thấy giới lănh đạo Toà Bạch ốc vào năm 1967 chỉ muốn một phương cách duy nhất để quét sạch Việt Cộng bằng cách đốt nhà dân chúng, phá hết rừng rậm và tráng nhựa lại hết toàn bộ miền Nam.

Một bằng chứng khác là cuộc Hành quân B́nh định nông thôn tại Kiến Hoà vào sáu tháng đầu năm 1969. Tài liệu của Kevin Buckley, Trưởng Văn pḥng Tuần báo Newsweek tại Sài G̣n cho thấy Henry Kissinger có tiếng nói quan trọng trong quyết định này. Theo Buckley th́ tổng số thương vong của Cộng quân trong cuộc hành quân này là 10.899, nhưng bằng chứng khác cho thấy số thương vong của dân chúng lên trên 5.000 và vượt qua hẳn con số tại vụ Mỹ Lai. Trước câu hỏi được đặt ra là từ đâu có những con số này th́ một sĩ quan Sư đoàn 9 Không kị Hoa Kỳ đă trả lời là: các trực thăng có thể đếm các xác của kẻ thù không có vũ khí này từ trên những cánh đồng. Một nghịch lư khác được tác giả nêu lên là so với gần 11.000 người chết th́ số vũ khí tịch thu được chỉ có 748. Theo ước lượng của tác giả th́ cuộc hành quân này mức độ khốc liệt hơn Mỹ Lai nhiều.

Tác giả dẫn một tài liệu khác của Tad Szulc qua cuốn sách The Illusion of Peace. Theo đó th́ chính Henry Kissinger đă có lần đề nghị sử dụng bom nguyên tử đề phá hoại đường tiếp tế Hoa-Việt và một lần khác nhằm phá hệ thống đê điều của miền Bắc. Nhưng đề nghị này đă không được chấp thuận.

Vấn đề ném bom Campuchia cũng được đặt ra. Theo tác giả th́ không có một căn bản pháp lư nào cho việc nới rộng chiến tranh này cũng như một đảm bảo an toàn nào cho cho các thường dân. Các tài liệu từ Toà Bạch ốc và Bộ Quốc pḥng cho thấy là trong quyết định oanh tạc sang Cămpuchia và Lào th́ tổn thất các nạn nhân vô tội được dự kiến trước. Theo tác giả có it nhất 660.000 thường dân tại Campuchia và 350.000 tại Lào phải hy sinh oan uổng.

Trong Hồi kư của Henry Kissinger ông có đề cập tới vấn đề này và cho là lệnh dội bom đến từ nhiều cơ quan khác nhau và điều này có thông báo cho Quốc vương Sihanouk biết trước. Theo tác giả th́ chính Kissinger góp phần quan trọng vào vấn đề này và ông đă theo dơi chặt chẽ diễn tiến các cuộc oanh tạc Cămpuchia. Không thể nào lập luận rằng ông không có ư thức sự nguy hiểm của quyết định này. Sự chấp thuận của Sihanouk, nếu có, cũng không giải tội cho Kissinger được. Những người trong cuộc như R. McNamara, Mc. Georg Bundy và William Colby đă chính thức lên tiếng hối lỗi và cố gắng giải thích vấn đề. C̣n Henry Kissinger th́ tuyệt nhiên cho đến nay không có những phản ứng ǵ tương tự.

Tác giả cũng tố giác việc Hoa Kỳ đếm xác người Việt để báo cáo lấy thành tích mà không phân biệt thường dân hay quân nhân. Một thí dụ được nêu lên để minh chứng số tử thương chính thức từ tháng 3 năm 1968 cho đến tháng 2 năm 1972 bao gồm: Hoa Kỳ 31.205, Nam Việt Nam 86.101 và đối phương 475.609. Cũng nên biết là trong thời kỳ này Hoa Kỳ đă ném 4.500.000 tấn chất nổ xuống Đông Dương.

Theo ước lượng của Thượng viện Hoa Kỳ th́ ít nhất có trên ba triệu thường dân thiệt mạng. Một con số khác được CIA đưa ra là chỉ có 35.708 thường dân bị bắt cóc và giết chết trong chiến dịch Phượng hoàng cũng là điểm đáng nghi ngờ. Những con số này được Henry Kssinger đưa ra nhằm lừa dối, dấu nhẹm công luận và tránh áp lực của Quốc hội. Tác giả đă trích dẫn Nhật kư của Haldeman để dẫn chứng sự kiện này ở cuối chương sách.

Chương 4 nhằm cáo giác tội diệt chủng và âm mưu đảo chính của Henry Kissinger tại Bangladesh.

Tháng 12 năm 1970 phe quân phiệt Pakistan cho phép bầu cử tự do. Kết quả là phe Sheikh Mujibur Rahen thắng cử dễ dàng và chiếm đa số ghế trong Quốc hội. Theo dự kiến th́ 3 tháng 3 năm 1971 Quốc hội sẽ triệu tập phiên họp đầu tiên. Đúng ngày 1 tháng 3 nam 1971 tướng Yakya Khan tuyên bố đ́nh hoăn việc này khiến cho dân chúng nổi dậy chống đối. Quân đội can thiệp mạnh vào thủ đô Dhaka và bắt giữ Sheikh Mujibur Rahman; kư giả ngoại quốc bị trục xuất.

Bất b́nh trước các đàn áp thô bạo này Tổng lănh sự Hoa Kỳ tại Dhaka là Archer Blood gửi điện văn phản đối sự chậm trễ can thiệp của Hoa Kỳ. Việc này được đa số nhân viên Toà Lănh sự ủng hộ. Quân đội tiếp tục đàn áp sinh viên và dùng súng bắn vào các cư xá đại học. Các vũ khí này do Hoa Kỳ cung cấp trong chương tŕnh Viện trợ Phát triển. Trong 3 ngày đầu theo tác giả có tới 10.000 thường dân bị chết. Tổng số nạn nhân trong cuộc đàn áp này được ước lượng tối thiểu từ hơn nửa triệu cho đến đến ước lượng tối đa là ba triệu thường dân. Trước t́nh h́nh cực kỳ sôi động,

Đai sứ Hoa Kỳ tại Ấn Độ là Kenneth Keating trong điện văn ngày 29 tháng 3.1971 yêu cầu Hoa Kỳ phải có biện pháp ngăn chặn. Kết quả đạt được là Henry Kissinger đă cách chức Archer Blood và cảnh cáo Kenneth Keating. Vào cuối tháng tư 1971 là thời kỳ cao điểm của đàn áp chính tướng Yahya Khan đă gửi thư cảm tạ Henry Kissinger về sự hợp tác.

Theo tài liệu của sử gia Lawrence Lifschultz thuộc Đại học Yale mà tác giả dẫn chứng th́ Henry Kissinger phải làm ngơ v́ vào thời điểm này Pakistan đang làm trung gian cho việc nối lại bang giao Hoa Kỳ và Trung Hoa. Ngay trong phiên họp tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 6 tháng 3.1971 do Kissinger triệu tập th́ mọi đề nghị can thiệp đều bị Kissinger bác bỏ, kể cả việc cảnh cáo tướng Yahya Khan phải tôn trọng kết quả bầu cử.

Thái độ của Henry Kissinger cho thấy là ông không tôn trọng nguyện vọng dân chủ của nhân dân Bangladesh. Sau này khi Mujibur đi thăm Hoa Kỳ vào năm 1974 với tư cách là Quốc trưởng, ông tẩy chay không gặp trong một cuộc tiếp xúc trong 15 phút mà chính Tổng thống Ford đă chấp thuận. Tháng 11 năm 1974 ông đến thăm Bangladesh trong ṿng 8 tiếng đồng hồ và chỉ mở một cuộc họp báo trong 3 phút. Theo những tài liệu th́ ông để sắp xếp cuộc đảo chính Mujibur.

Ngày 14.8.1975 th́ Mujibuhr và 40 tùy tùng đă bị hành quyết trong một cuộc đảo chính. Những chi tiết liên quan với David Eugene Booster, Đại sứ Hoa Kỳ và Phipp Cherry, Trưởng Cơ quan t́nh báo CIA tại Bangladesh được tác giả dẫn chứng. Một cuộc điều tra về âm mưu đảo chính của Kissinger đă được tổ chức Carnegie thực hiện với sự tham dự của 150 viên chức Bộ Ngoại giao và CIA, nhưng kết quả không được công bố v́ chính áp lực của Kissinger.

Chương 5 nhằm vạch trần tội trạng của Henry Kissinger tại Chile trong khi triển vọng phát triển dân chủ tại xứ này đang thành h́nh.

Tháng 9 năm 1970 phe tả của Dr. Salvador Allende thắng thế với đa số phiếu 36,2 % trong cuộc bầu cử Tổng thống. Sự phân hoá chính trị trong cánh hữu và bảo thủ càng trầm trọng hơn khiến cho các doanh nghiệp Mỹ tại Chile như ITT, Pepsi-Cola và Ngân hàng Chase Manhattan thấy làm ăn khó khăn hơn; triển vọng bang giao kinh tế hai nước theo chiều hướng này cũng xấu đi. Sau khi thoả thuận với Donall Kendall, Chủ tịch tập đoàn Pepsi-Cola, David Rockefeller, Chủ tịch Ngân hàng Chase Mahattan và Richard Helms, Giám đốc CIA, Henry Kissinger cùng Richard Helms đến gặp R. Nixon để t́m cách giải quyết vấn đề. R. Nixon đồng ư kế hoạch ngăn trở Allende nắm quyền, phí tổn chấp thuận là 10 triệu đô la, kế hoạch hành động trong ṿng 48 tiếng đồng hồ và Toà Đại sứ Hoa Kỳ không được liên can.

Các tài liệu được giải mật sau này cho thấy Henry Kissinger thoạt đầu không quan tâm đến t́nh h́nh của Chile nhiều, nhưng ông cũng tham gia v́ muốn chứng tỏ thực tài cho R. Nixon thấy mà thôi.

Theo kế hoạch của Kissinger th́ một toán đặc nhiệm công tác được h́nh thành từ Langley, Virginia. Tổ chức gồm hai đường dây: chính thức (qua ngả ngoại giao) và bí mật (không thông qua Bộ Ngoại giao và Toà Đại sứ, nhằm tổ chức đảo chính và bắt cóc tướng Tư lệnh Quân đội Rene Schneider, mỗi sĩ quan tham gia được tặng 50.000 đô la và hai người trực tiếp điều hành kế hoạch này là Richard Helms và Thomas Karamessines).

Toán công tác nhận định rằng t́nh trạng phân hóa trong quân đội, sự trung thành đối với tướng Schneider và Hiến pháp sẽ làm tŕ trệ kế hoạch. Nhưng Henry Kissinger bất chấp và ra lệnh phải tiến hành. Ngay trong đường dây thứ hai th́ chính Kissinger cũng chia làm hai loại nhóm tướng lănh của Chile để hợp tác khác nhau.

Nhóm thứ nhất là tướng Roberto Viaux và Arturo Marshall. Nhóm này đă có lần tổ chức đảo chánh vào năm 1969 nhưng không thành công và bị quân đội cũng như chính giới không coi trọng. Nhóm thứ hai, tương đối khả kính hơn, do tướng Camilo Valenzuela cầm đầu. Kissinger chấp thuận cung cấp vũ khí cho tướng Roberto Viaux, người thi hành kế hoạch này. Sau thời gian tiếp xúc th́ CIA nghi ngờ khả năng hành động của nhóm tướng Roberto Viaux, dù trước đó đă giao 20.000 đô la tiền mặt và một khế ước bảo hiểm nhân thọ cho y với trị giá 250.000 đô la. Cuối cùng Nixon đi đến quyết định ủng hộ nhóm tướng Valenzuela và thúc hối hành động.

Đêm 18 tháng 10 năm 1970 nhóm của tướng Valenzuela tổ chức bắt cóc tướng Schneider nhưng thất bại v́ ông này vào giờ chót đổi ư dùng xe riêng đi thay v́ công xa. CIA hốt hoảng, thúc hối nhanh hơn và tiếp tục trả thêm cho nhóm tướng Valenzuela 50.000 đô la nữa. Đêm 20 tháng 10 một cuộc bắt cóc lần thứ hai lại thất bại. Ngày 22 tháng 10 CIA tiếp tục giao vũ khí cho nhóm tướng Valenzuela. Nhưng cùng ngày này th́ tướng Scheider lại bị giết bởi nhóm của tướng Roberto Viaux.

Tài liệu của Toà án Quân sự Chile sau này cho thấy thủ phạm lại chính là người cùng một lúc ở trong hai nhóm của hai đường dây khác nhau. Trong tất cả các tài liệu của Hoa Kỳ người ta không t́m ra được một bằng chứng cho thấy là Hoa Kỳ công khai ra lệnh giết hoặc bắt cóc và thủ tiêu tướng Schneider. Trong việc chuyển giao vũ khí cho tướng Valenzuela cũng không có một văn bản nào kết luận được là Hoa Kỳ giao vũ khí để sử dụng vào mục tiêu thanh toán tướng Schneider.

Những bằng chứng được tác giả nêu ra là: Brian MacMaster, một nhân viên CIA, lúc đó giả dạng là một doanh nhân làm ăn tại Chile, khai rằng sau vụ mưu sát này CIA vẫn tiếp tục trả tiền cho các thuộc viên của nhóm tướng Viaux bị ngồi tù để buộc phải ngậm miệng.

Đại tá Paul M. Wimert, Tùy viên quân sự Toà Đại sứ, là người chịu trách nhiệm liên lạc với nhóm tướng Valenzuela, khai rằng, sau vụ mưu sát ông đ̣i Valenzuela trả 50.000 đô la và 3 khẩu súng lại và ông vứt vũ khí này xuống biển để phi tang. Người đồng loă với ông là Henry Hecksher, Trưởng nhóm CIA, trước đó đă xác nhận với Washington là cà hai nhóm hợp tác đều có khả năng thực hiện đảo chính thành công.

Trong văn thư của Kissinger gửi đi ngày 15 tháng 10 không có bằng chứng nào chứng tỏ là Hoa Kỳ đ́nh chỉ hợp tác với nhóm tướng Viaux. Ngược lại điện văn của Bộ Ngoại giao gửi cho Henry Hecksher ngày 20 tháng 10 cho thấy sự lo lắng của các giới chức cao cấp khi hay tin hai lần mưu sát tướng Schneider bất thành. Sau này Thomas Karamesines xác quyết là sự quan tâm này đến từ Henry Kissinger.

Đại sứ Edward Korry cũng khai rằng Kissinger đă ép ông đứng ra nhận hết tội trong vấn đề này v́ Kissinger cho là xui xẻo và không muốn dính tới.

Ở cuối chương tác giả trích dẫn những đoạn trong Hồi kư của Kissinger qua những lần gặp gỡ Pinochet và so sánh quan điểm tŕnh bày với những biên bản chính thức của Bộ Ngoại giao. Những vấn đề nhân quyền, đàn áp đối lập, bang giao hai nước và phát triển tổ chức Châu Mỹ La tinh (OAS) viết ra đều trái ngược nhau.

Chương 6 bổ túc thêm về tội trạng của Henry Kissinger về vụ Chile. Kết quả một cuộc điều tra vào tháng 9 năm 2000 được gọi là Hinchey Amendment cho thấy những yếu tố mới:

– CIA đă hợp tác với ba nhóm tướng lănh khác nhau để đảo chính, chứ không phải là hai nhóm như được biết từ trước đến nay. Cả ba nhóm đều đồng ư là phải bắt cóc tướng Schneider, v́ ông này chủ trương Quân đội phải tuân theo Hiến pháp và đồng ư cho Allende nắm quyền. CIA chỉ cung cấp vũ khí cho môt nhóm tướng lănh mà thôi và không có ư định giết tướng Schneider. Cuối cùng CIA hợp tác với nhóm thứ hai, nhưng trưóc đó bốn ngày đă ngưng yểm trợ v́ nhận định là đảo chính sẽ không thành công.

Tác giả nêu lên một phản chứng khác:

– Đến tháng 11 năm 1970 một thành viên trong nhóm của tướng Viaux đă trốn thoát cuộc lùng bắt và liên lạc được với CIA để xin giúp đỡ tiền bạc. CIA đă trả cho người này 35.000 đô la để mong là im tiếng. Tác giả suy đoán lệnh trả tiền phải do Kissinger duyệt y, v́ CIA tại Chile không có thẩm quyền này.

Ở cuối chương này tác giả dẫn chứng về sự hợp tác của CIA với tên trùm mật vụ của Pinochet là Manuel Contreras. CIA xác nhận giúp đỡ cho Contreras, nhưng chỉ nhằm thêm phương tiện kỹ thuật và huấn luyện nhân viên t́nh báo để Chile có phương tiện chống ngoại xâm chứ không phải dùng để đàn áp đối lập. Tác giả chứng minh ngược lại là Chile không có ngoại thù, mà chỉ có nhân dân chống chế độ Pinochet. Dầu biết Pinochet vi phạm nhân quyền với các phương tiện của CIA hỗ trợ cho Contreras, Hoa Kỳ vẫn làm ngơ v́ những quyền lợi của Hoa Kỳ tại Chile.

Chương 7 cáo giác tội trạng của Kissinger trong việc can thiệp vào nội bộ tại Đảo Síp.

Đây là một đảo với 82% dân Hy Lạp và 18% dân Thổ sinh sống. Tổng thống Makarios của Đảo Síp được dân chúng bầu ra. Nhưng độc lập của Đảo Síp là cái gai cho Hy Lạp và Thổ. Cả hai đều muốn xác nhập Đảo Síp vào nước của ḿnh, cả hai đều ủng hộ các tổ chức nổi loạn, gây bạo động để chống đối lẫn nhau. Trước t́nh h́nh này Kissinger cho là chế độ của Makarios chính là đầu mối cho sự bất ổn tại Đảo Síp và gây nguy hại cho t́nh h́nh chung trong vùng. Dimitros Ioaninides, Trưởng cơ quan t́nh báo của Hy Lạp lập kế hoạch nhằm lật đổ Makarios vằ muốn đặt Đảo Síp dưới quyền kiểm soát của Hy Lạp.

Hoa Kỳ đă yểm trợ kế hoạch này. Henry Kissinger đă biết tin đảo chính trưóc hai tháng trước đó, tức là tháng năm 1974, nhưng ông không phản ứng ǵ. William Fulbright, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Thượng viện, ngay sau khi biết tin đảo chính này do một kư giả Hy lạp là P. Demetracopulous cung cấp, đă yêu cầu Kissinger t́m mọi biện pháp ngoại giao để ngăn chận, nhưng Kissinger chối từ viện cớ đây là nội bộ của Hy Lạp.

Những bằng chứng cho thấy Ioannides liên hệ với CIA trong khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không phản ứng ǵ trước t́nh h́nh ngày càng sôi động. Sau ngày đảo chính, trước áp lực nặng nề Kissinger đă họp báo thanh minh là không nhận được tin tức ǵ liên quan. Thực ra ông có đủ mọi nguồn tin, từ chính thức cho đến tin t́nh báo về diễn biến t́nh h́nh. Việc quyết định cho Nicos Samson nắm quyền đều do CIA sắp đặt và chi trả phí tổn. Trong một hồi kư của tướng Grigorios Bonanos, Tư lệnh Quân đội Hy Lạp in năm 1986 tại Athen tựa là Sự thật đă phơi bày tác giả đă cho biết: Cuộc tấn công vào đảo Đảo Síp được chính thức ủng hộ của Thomas A. Papas, người trung gian liên hệ giữa nhóm đảo chính và Nixon – Kissinger.

Kế hoạch đảo chính thất bại làm hàng ngàn người chết và 200.000 người tỵ nạn. Mặc dù Makarios trốn thoát được và t́m cách vận động trở về nắm quyền nhưng Kissinger luôn t́m cách ngăn trở. Ông cũng không công nhận Makarios là Tổng thống của Đảo Síp nữa. Sau nhiều áp lực từ Thượng nghị sĩ William Fulbright, Chủ tịch ủy Ban Ngoại giao Thượng viện và Dân biểu Thomas Morgan, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, người chính thức mời Makarios đến thăm Washington, Kissinger mới chịu tiếp kiến Makarios.

Kissinger cũng lượng trước được t́nh h́nh: ngày nào Hy Lạp c̣n muốn nắm quyền th́ Thổ cũng sẽ t́m cách phản công quân sự. Ông luôn t́m cách ngăn trở sự phục hồi của Makarios qua hỗ trợ quân sự của Thổ hay Anh Quốc. Sir Tom Mcnally của Bộ Ngoại giao Anh cũng đă có tài liệu minh chứng điều này.

Chương 8 buộc tội Henry Kissinger trong việc chủ mưu diệt chủng nhân dân Đông Timor.

Đảo Timor trước đây thuộc Bồ Đào Nha sau này bị Inđônexia sát nhập. Pḥng trào đấu tranh dành độc lập của FRETILIN được dân chúng trong đảo ủng hộ và gây được thiện cảm của ngoại quốc. Ngày 7 tháng 12 năm 1975 Inđônexia tấn công quân sự lên đảo Timor. Một sự kiện đáng lưu ư là cùng ngày này Tổng thống Ford và Ngoại trưởng Kissinger đến đảo Hawaii sau khi đi thăm Inđônexia về. Một câu hỏi được báo chí đặt ra tại phi trường Hawaii cho Tổng thống Ford là Hoa Kỳ có bật đèn xanh cho cuộc đàn áp này không. Ông Ford không trả lời và hẹn vào một dịp khác. Sau đó qua một thông cáo báo chí cho biết Hoa Kỳ rất quan tâm tơî t́nh h́nh tại Đông Timor, đặc biệt là việc sử dụng bạo lực. Tổng Thống Ford hy vọng rằng mọi sự sẽ được hoà giải tốt đẹp.

Khi tin tức chi tiết về sự tàn sát tại Đông Timor được báo chí tường thuật, nghi vấn về sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, đặt biệt và việc cung cấp vũ khí, càng được đặt ra nhiều hơn. Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc là Daniel Patrick Moynihan trong hồi kư của ông tựa là A Dangerous Day, cũng đă để lộ nhiều chi tiết về cuộc đàn áp này, dù không ám chỉ đích danh Henry Kissinger.

Ngày 11 tháng 7 năm 1995 trong khi đi giới thiệu tác phẩm mới của ḿnh là Diplomacy, Kissinger đă gặp các nạn nhân và vấn đề được đặt ra.

Trả lời câu hỏi của ông Constancio Pinto, một lănh tụ của phong trào đấu tranh Đông Timor, Kissinger cho biết là việc ông đến Inđônexia vào thời điểm này hoàn toàn t́nh cờ. Tổng thống Ford và ông dự trù đi Trung Hoa trong năm ngày. Mao Trạch Đông đang bi bệnh nặng và phong trào Tứ Nhân Bang gây bất ổn nội t́nh Trung Hoa khiến ông Ford quyết định Hoa du chỉ có hai ngày và thay đổi chương tŕnh đi thăm Phi Luật Tân một ngày rưỡi và Inđônexia một ngày rưỡi.

Trong cuộc hội kiến tại Inđônexia th́ vấn đề Đông Timor không nằm trong chương tŕnh nghị sự. Khi đến phi trường th́ ông mới biết được tin, nhưng không rơ số nạn nhân. Ông không hề tạo điều kiện cho người Bồ Đào Nha ở lại. Khi người Inđônexia thông báo t́nh h́nh ông cũng không ủng hộ hay chống đối. Theo ông, Đông Timor không phải là cường quốc và không nằm trong ảnh hưởng cũng như quan tâm của Hoa Kỳ.

Ông Allan Nairn, một kư giả Hoa Kỳ, nạn nhân c̣n sống sót của cuộc tàn sát tại Timor cũng có mặt trong buổi này và phản chứng những đ́ều Kissinger nói. Theo tài liệu của ông thu thập từ Bộ Ngoại giao, dù không đầy đủ, cũng cho thấy là Kissinger đă thảo luận vấn đề này với Suharto trước khi có đàn áp. Trong một cuộc phỏng dành cho ông Nairn, Tổng thống Ford cũng xác nhận là đề tài Timor được đặt ra trong lúc gặp Suharto.

Một bẳng chứng khác được ông Nairn đưa ra là một biên bản buổi họp tại Bộ Ngoại giao ngày 18.12.1975. Theo biên bản này th́ Kissinger sau khi đi Inđônexia về đă khiển trách nhân viên nặng nề v́ đă để ông Leigh, một luật sư cố vấn của Bộ lên tiếng chỉ trích. Theo ông Leigh th́ việc Inđônexia tấn công vào đảo Timor và vi phạm luật quốc tế và vi phạm hiệp ước với Hoa Kỳ trong việc sử dụng vũ khí. Kissinger trả lời tiếp là Timor không phải là một vấn đề lớn nằm trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, mà là một vấn đề hậu thuộc địa. Chuyện khiển trách nhân viên là một phần để lấy ḷng Inđônexia, một phần là vấn đề nguyên tắc làm việc. Các vấn đề vi phạm nhân quyền phải được thảo luận trong Bộ trước khi đưa ra công luận.

Tác giả nêu một bằng chứng từ tài liệu của C.Philipp Liechtey, Trưởng nhóm CIA tại Inđônexia. Liechtey xác nhận có sự hỗ trợ chính trị từ Bộ Ngoại giao và yểm trợ vũ khí cho các cuộc đàn áp. Ở cuối chương toàn văn biên bản ngày 18.12.1975 tại Bộ Ngoại giao được đem ra phân tích chi tiết để kết tội Kissinger.

Chương 9 đưa ra ánh sáng vụ giết một kư giả người Hy Lạp bút hiệu P. Demetracopoulos ngay tại Washington D. C. mà Henry Kissinger trực tiếp tham gia.

Demetracopoulos là một kư giả nổi danh chống chế độ quân phiệt Hy Lạp nhưng ông cũng là một nhà tư vấn và cung cấp tin tức cho nhiều chính giới tại Hoa Kỳ về nội t́nh Hy Lạp. Demetracopoulos từ lâu là một cái gai cho Kissinger v́ ông biết quá nhiều tin tức tối mật của Hoa Kỳ, điển h́nh là vụ tiền quyên góp 549.000 đô la của t́nh báo Hy Lạp cho Nixon để vận động tranh cử qua trung gian của một doanh nhân Hy Lạp tên Thomas Papas A. FBI đă theo dơi những hoạt động của kư giả này từ lâu.

Chính quyền Hy Lạp cũng tước quốc tịch của ông và t́nh báo Hy Lạp có những âm mưu tổ chức bắt cóc và dẫn độ ông này về Hy Lạp để xét xử. Kế hoạch này được CIA hỗ trợ. Theo một tài liệu của William A. Dobrovir, một luật sư của Demetracoupolos, tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau của FBI, CIA, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và Bộ Quốc pḥng th́ chính Kissinger là đồng loă. Trong Hồi kư In The First Line of Defense của Konstantin Panayota, Đạ sứ Hy Lạp tại Hoa Kỳ đă nêu lên bằng chứng về sự hợp tác này.

Chương 10 tố cáo Henry Kissinger hợp tác với các chế độ độc tài trên thế giới qua tổ chức tư vấn của ông.

Ngay sau khi rời khỏi chính trường, ông lập một văn pḥng tư vấn gọi là Kissinger Associates mục đích nhắm giúp giới doanh nhân tiếp xúc với các chính quyền trên khắp thế giới để t́m kiếm cơ hội đầu tư. Khách hàng của ông là các doanh nghiệp khổng lồ như American Express, Searmon Learman, Arco, ITT, Lockhead, Cola Cola Fiat, Deawoo…

Tại thi trường Trung Hoa ông đă làm trung gian thương thuyết cho các hăng H. L. Heinz, Atlantic Richfield/Arco và Chase Manhattan Bank. Qua trung gian của một thành viên là Lawrence Eagleburger, văn pḥng ông cũng hợp tác làm ăn với LSB một ngân hàng của chế độ độc tài Bulgaria và làm Đại diện Hoa Kỳ cho Tổ hợp Xây dựng quốc doanh của Nam Tư Yugo Enerjoproject, một tổ chức sản xuất vũ khí quốc pḥng.

Một thành viên khác trong tổ chức của ông là Alan Stoga cũng công khai hợp tác với Saddam Hussein, mở ra một Iraq Business Forum nhằm giúp đỡ doanh nhân dễ dàng đầu tư tại Iraq. Ông cũng hợp tác Tập đoàn đầu tư quốc tế Freeport Mcmoran, chuyên về khai thác quặng mỏ và khí đốt có trụ sở chính tại New Orleans. Một trong những kế hoạch của tập đoàn là xin phép khai thác quặng tại Miến Điện, phần kỹ thuật xây dựng do Daewoo thực hiện, nhưng việc này không thành. Ông cũng trợ giúp cho tập đoàn này trong các khai thác quặng mỏ tại Indonesia. Tóm lại hiện nay ông đang theo đuổi những quyền lợi kinh tế cá nhân đôi khi tương phản với quyền lợi của Hoa Kỳ.

Chương cuối cùng có tựa đề là Luật pháp và công lư. Tác giả đề cập tới một căn bản pháp lư để áp dụng trong trường hợp Henry Kissinger. Theo tác giả có bốn nguốn luật pháp hiện đại được áp dụng là: Luật quốc tế về Nhân quyền, Luật chiến tranh, H́nh luật quốc tế và H́nh luật các quốc gia.

Tác giả ghi nhận rằng Công ước quốc tế về tội diệt chủng mới được phê chuẩn từ năm 1988, Công ước công nhận về các quyền dân sự và chính trị cũng được kư kết từ năm 1992 và những nguyên tắc của Ṭa án Nürnberg đều không thể áp dụng cho các hành vi của Henry Kissinger v́ nguyên tắc bất hồi tố trong các văn kiện này. Tác giả giải thích luật phong tục quốc tế sẽ là một căn bản pháp lư duy nhất để áp dụng cho trường hợp Henry Kissinger, đặc biệt các tội trạng liên quan đến chiến tranh Đông Dương. Tội danh diệt chủng này đă được Ṭa án Quốc tế công nhận từ năm 1951 và nay th́ Toà án H́nh sự Quốc tế có thẩm quyền. Trong việc cung ứng vũ khí cho Indonesia, theo tác giả th́ Henry Kissinger đă vi phạm luật pháp về vũ khí của Hoa Kỳ phải chịu tội trước toà án Hoa Kỳ.


Phản ứng của Henry Kissinger

Dư luận tại Hoa Kỳ rất quan tâm đến phản ứng của Henry Kissinger từ ngày tác phẩm này ra đời, nhưng cho đến ngày nay ông tuyệt nhiên không lên tiếng trả lời chính thức về sự cáo giác này.

Tuy nhiên, trong một tác phẩm mới nhất của ông do nhà xuất bản Simon & Schuster ấn hành năm 2001, Does America need a foreign policy? Henry Kissinger đă trả lời một cách gián tiếp vấn đề này khi bàn về vai tṛ của Toà án H́nh sự Quốc tế. Ông viết: Phần đông người Hoa Kỳ rất ngạc nhiên khi biết rằng Toà án H́nh sự Quốc tế về nước Nam Tư cũ được thành lập do chỉ thị của Hoa Kỳ trong năm 1993 để xét xử các phạm nhân chiến tranh, nhằm xác nhận lại quyền điều tra của các nhà lănh đạo quân sự và chính trị Hoa Kỳ trước những hành vi cáo buộc là có tội ác. Việc điều tra này vô hạn định và áp dụng cho tất cả.

Qua câu nói này của Kissinger người ta cũng không nên hiểu là ánh sáng công lư sẽ lan tràn khắp mọi nơi, mà thực ra là công lư bao giờ cũng là của kẻ thắng trận và luật lệ chỉ áp dụng cho đối phương và người thua cuộc. Qua một đoạn khác ông đă gay gắt phản đối việc áp dụng nguyên tắc H́nh luật Quốc tế việc xét xử các nhà lănh đạo ngoại quốc trước toà án này. Ông đặt câu hỏi: Làm sao t́m ra nguyên tắc an toàn pháp luật trong thủ tục tố tụng, đặc biệt là nguyên tắc trưng dẫn bằng chứng và bảo vệ bị cáo, làm sao có thể tách rời vấn đề pháp lư ra khỏi những quyết địnnh chính trị quốc tế.

Người ta có thể nhận ra rằng ông đă ư thức sự nguy hiểm của vấn đề mà tác giả đặt ra và cũng suy đoán là ông đang khởi đầu một cuộc biện hộ cho chính ḿnh về những hành vi trong quá khứ, dù năm nay ông đă 84 tuổi.


Nhận xét


Trước đây đă có nhiều tác phẩm phê b́nh về đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ và của Henry Kissinger, đặc biệt cũng có những tác phẩm viết về khiá cạnh đạo đức của nhân vật này. Nhưng đây là lần đầu tiên một h́nh thức cáo trạng với dày công sưu tập từ những tư liệu mới được tŕnh bày.

Về h́nh thức th́ đây là một công tŕnh đáng ca ngợi của tác giả, một kư giả chuyên về điều tra báo chí (investigative journalism). Thiện chí này được t́m thấy qua nỗ lực t́m kiếm từ nhũng nguồn tài liệu khác nhau và phức tạp.

Qua nội dung thấy được th́ sự nghiên cứu của tác giả về lĩnh vực Luật Quốc tế, đặc biệt về các phương thức h́nh sự tố tụng, c̣n hạn chế. Tác phẩm này không phải là một cáo trạng đúng nghĩa theo h́nh thức luật học, đặc biệt lại càng không đúng theo phương thức h́nh sự tố tụng trước Toà án Quốc tế khi mà các kỹ thuật trưng dẫn các tài liệu thiếu khoa học và không thuyết phục.

Tác giả đă không nêu các bằng chứng xuyên suốt, thống nhất; đôi khi ông lầm lẫn giữa những sự kiện lịch sử, hậu quả pháp lư cũng như những phán đoán về đạo đức cá nhân của Kissinger; đôi khi những lời cáo buộc chỉ dựa trên những cảm xúc trước những bất công hơn là một lời kết luận dựa trên cơ sở lập luận chặt chẽ của h́nh luật.

Trong tất cả các tội danh được cáo buộc th́ phần liên hệ đến chiến tranh Đông Dương có nh́ều tính thuyết phục và có triển vọng thành công trước Toà án Quốc tế nếu các tài liệu được bổ túc đầy đủ và khoa học hơn. Trở ngại chủ yếu vẫn là tài liệu từ người trong cuộc. Hiện nay các tư liệu của Henry Kissinger đă được kư gửi tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ không được khai thác. Theo di chúc của ông th́ các tài liệu này được phép sử dụng sau khi ông chết năm năm. Do đó một đề án khởi tố ông hiện nay khó có cơ may thành công.

Một suy nghĩ cuối cùng của người đọc:

Đây là một tấm gương can đảm của tác giả đă gây tiếng vang về mặt chính trị. Liệu người Việt Nam, những nạn nhân trực tiếp của Henry Kissinger c̣n sống sót, có khả năng, thiện chí và nỗ lực để khởi tố thủ phạm hay không hay chỉ tiếp tục mang niềm đau nhược tiểu và chỉ biết ngậm ngùi than rằng: con kiến mà kiện củ khoai. Ước mong sao vấn đề này sẽ được thảo luận sâu rộng hơn. Dĩ nhiên đây là một vấn đề vượt ra khỏi khuôn khổ của bài này.

kimthemdo  

Trở lại