HOA KỲ VÀ PHI LUẬT TÂN TẬP TRẬN CHUNG

Đại-Dương 

 Tài liệu tham khảo:

US-Philippines in biggest drills ever aimed at China (Asia Times)

US, PH officials object to 'covert reclamation' in SCS (Manila Times)

U.S., Philippine Leaders Vow Further Alliance Progress (DoD)

The Trump Doctrine: Peace Through Unrestrained Strength (National Interest)

Austin III Welcomes Carlito Galvez Jr. (TRANSCRIPT)

US, PH troops fire Javelins in war games (Manila Times)

Japan’s military aid will go to ‘like-minded’ Asian nations to counter China (SCMP)

Over 80% of Americans critical of China's global role: survey (Nikkei)

 

HOA KỲ VÀ PHI LUẬT TÂN TẬP TRẬN CHUNG

Đại-Dương

Hoa Kỳ và Phi Luật Tân đă có Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương (MDT) từ năm 1951. Tuy nhiên, việc thi hành tuỳ thuộc mối quan hệ Hoa Thịnh Đốn và Manila.

Khi Chính quyền Phi Luật Tân thiên tả th́ khắn khít với Bắc Kinh hơn Chính quyền thiên hữu.

Trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung Cộng ra trước Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) đă được Toà tuyên án ngày 12/7/2016 “không thực thể nào trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) hội đủ điều kiện Đảo; Đường 9 Đoạn của Bắc Kinh không có giá trị pháp lư” đă đem lại thắng lợi to lớn cho Phi Luật Tân và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á.

PCA xác nhận các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines đối với Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và Thềm Lục địa của nước này, bao gồm các vùng biển lân cận Băi Cỏ Rong (Reed Bank), Đá Vành Khăn (Panganiban Reef), và Băi Cỏ Mây (Ayungin).

Nhưng, Tổng thống Rodrigo Duterte (2016-2022) không tôn trọng Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển nhằm làm vừa ḷng Bắc Kinh nên Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không thể đưa ra Tuyên bố lên án các vi phạm chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của Bắc Kinh trên SCS.

Nhằm làm hài ḷng Chủ tịch Tập Cận B́nh nên Duterte công khai chống Hoa Kỳ mong nhận được 40 tỉ USD do Tập hứa. Cuối nhiệm kỳ, Duterte chỉ nhận được khoảng phân nửa.

Lợi dụng sự chia rẽ tất yếu của ASEAN mà Tập Cận B́nh tăng cường sự hiện diện trong tư thế nước chủ nhà trên Biển Nam Trung Hoa (SCS). Việt Nam, Campuchia, Lào thực tế ủng hộ sự hiện diện của Trung Quốc trong mọi sinh hoạt chính trị, kinh tế, t́nh báo, giáo dục, quân sự, ngoại giao.

Liên tiếp trong ba ngày kể từ 8 tháng 4 năm 2023, Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận Joint Sword (Liên Hợp Lợi Kiếm) để “bao vây toàn diện” Đài Loan với 11 chiến hạm và 59 phi cơ; kể cả điều động Tàu sân bay Sơn Đông đến vùng biển quanh đảo Đài Loan (hàm ư chống lại sự can thiệp từ bên ngoài). Tại cuộc họp báo 10 tháng 4 năm 2023, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Vương Văn Bân tuyên bố “Sự độc lập của Đài Loan và sự ổn định ở eo biển Đài Loan sẽ loại trừ nhau”.

Tổng thống đương nhiệm (2022- ) Ferdinand Marcos đảo ngược chính sách ngoại giao của Duterte làm sống lại Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương Mỹ-Phi kư năm 1951. Đông Nam Á đang khởi đầu các biện pháp “Thoát Trung, Kết Mỹ”.

Tổng thống Marcos Jr quay trở lại với các đồng minh truyền thống, đặt Philippines vào trung tâm chiến lược “răn đe tổng hợp” của Ngũ Giác Đài ở Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương. Marcos cho phép Quân đội Hoa Kỳ tiếp cận luân phiên và triển khai các hệ thống vũ khí, máy bay và tàu chiến trên khắp quốc gia Đông Nam Á.

Ngày 11 tháng 4, Quân đội Mỹ và Phi đă tiến hành cuộc tập trận, lớn nhất trong lịch sử 30 năm của Balikatan (Vai kề Vai), kéo dài tới 28/4/2023. Tham dự gồm có 12,200 lính Mỹ và 5,400 lính Phi và 111 lính Úc. Các loại vũ khí tối tân như Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) và tên lửa chống tăng Javelin, hệ thống tên lửa Patriot.

Đại sứ quán Mỹ tại Manila xác nhận cuộc tập trận sẽ “kiểm tra khả năng của các đồng minh trong bắn đạn thật kết hợp, chia sẻ thông tin và t́nh báo, liên lạc giữa các đơn vị cơ động, hoạt động hậu cần, hoạt động đổ bộ”.

Hoa Kỳ đang phân bổ 100 triệu USD cho các vị trí chiến lược do Manila chuyển nhượng, và viện trợ 100 triệu USD cho Quân đội Phi Luật Tân trang bị.

Hoa Kỳ và Phi Luật Tân cũng gia tăng hoạt động tuần tra chung trên Biển Nam Trung Hoa nhằm thu hút thêm các quốc gia duyên hải Đông Nam Á tham gia v́ lợi ích chung.

Tại cuộc họp 2+2 ngày 13/4/2023, các Bộ trưởng Quốc pḥng và Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ và Phi Luật Tân gay gắt lên án Bắc Kinh “quấy nhiễu Băi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) do một toán Thủy quân Lục chiến Phi Luật Tân bảo vệ một xác Hải vận Hạm của Manila làm mốc chủ quyền. Họ lên án Bắc Kinh các yêu sách hàng hải bất hợp pháp và việc quân-sự-hóa các thực thể được khai hoang ở SCS. Họ lên án hoạt động cải tạo đất một cách bí mật trên các thực thể không có người ở tại Nhóm đảo Trường Sa giàu tài nguyên khoáng sản và khí đốt. Họ phản đối việc các tàu Dân quân Biển Trung Quốc đă tập trung nhiều lần trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Philippines làm cản trở sinh kế của dân Phi Luật Tân. Họ nhấn mạnh rằng Phán quyết của Toà án Trọng tài về Luật Biển là phán quyết cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lư.

Các Bộ trưởng Quốc pḥng và Ngoại giao Mỹ và Phi xác định tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương, đối thoại và hợp tác bền vững, giải quyết ḥa b́nh các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, góp phần duy tŕ ḥa b́nh, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

Donald Trump là vị Tổng thống Mỹ duy nhất mà 4 năm ngồi vào Toà Bạch Ốc đă không gây ra cuộc chiến nào mà c̣n dàn xếp thành công hậu quả chiến tranh do các vị tiền nhiệm George W. Bush và Barack Obama lưu lại từ chiến trường Afghanistan tới Trung Đông. Trump cũng làm giảm căng thẳng nguyên tử trên Bán đảo Triều Tiên khi đơn phương giải quyết trực tiếp với Chủ tịch Bắc Triều Tiên, Kim Chính Ân. Khi Kim theo lệnh Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh đ̣i các điều kiện khác hơn ban đầu th́ lập tức Trump ngừng đàm phán.

Nhà nước Hồi giáo tự xưng làm mưa làm gió ở Iraq và Syria, xung đột Israel-Palestine tăng tốc trước sự bất lực của Barack Obama-Joe Biden nhiều năm đă được ổn định sau gần hai năm Trump vào Toà Bạch Ốc. Chiến tranh tàn lụi, Israel và 4 nước Hồi giáo Sunni kư Hiệp ước Abraham b́nh-thường-hóa ngoại giao giữa Israel khi Chính quyền Obama tốn bao nhiêu cuộc họp quốc tế vẫn không làm được. Xu hướng ḥa b́nh này đổi chiều sau khi Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. T́nh h́nh Trung Đông ngày càng rơi vào tay Tập Cận B́nh và Vladimir Putin.

Ba ngày sau khi Chính phủ Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hoá học sát hại dân lành năm 2017 đă bị Tổng thống Donald Trump ra lệnh tấn công Căn cứ không quân Shayrat, nơi có 3 Phi đội Chiến đấu và nơi chứa vũ khí hoá học Sarin bằng 59 hoả tiễn Tomahawk. Trump đă thông báo vụ tấn công cho vợ chồng Tập Cận B́nh đang chuẩn bị vào bàn tiệc tại tư dinh của Tổng thống Donald Trump ở Mar-a-Lago, Florida. Một kiểu răn đe độc đáo đối với Tập Cận B́nh.

Tổng thống Trump quyết định cho phép sử dụng phi cơ không người lái sát hại Thiếu tướng Qassem Soleimani chỉ huy Lực lượng du kích ở Trung Đông cùng nhiều thành viên lực lượng dân quân Iraq. MQ-9 Reaper phóng tên lửa vào đoàn xe chở họ rời sân bay quốc tế Baghdad vào ngày 3 tháng 1 năm 2020.

Joe Biden cảnh báo nó có thể đưa Trung Đông đến “bờ vực của một cuộc xung đột lớn”. Thực tế, mối lo này không xảy ra v́ “chim sẻ khó có tầm nh́n xa, trông rộng như Đại bàng”. Trump liền cảnh cáo Iran rằng Hoa Kỳ đă nhắm vào 52 mục tiêu của Iran nếu Tehran phản ứng bằng cách làm hại người Mỹ sẽ “bị đánh rất mạnh và rất nhanh”. Iran đă tăng vọt kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức và ăn miếng trả miếng với Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ đă theo Chủ nghĩa Jackson nên vào cuối Thế chiến Thứ hai đă giết chết gần một triệu dân thường Nhật Bản, gấp đôi tổng số người Mỹ chết trong Thế chiến. Lực lượng Hoa Kỳ đă giết khoảng 1 triệu thường dân Bắc Triều Tiên với tỉ lệ 30/1.

Chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump đă ngăn chặn sự xâm lược bằng quân sự của Nga. Putin đă xâm lược Gruzia vào năm 2008 khi George W. Bush là tổng thống. Nga chiếm Crimea năm 2014 thời Barack Obama ở Toà Bạch Ốc. Nga hiện đang xâm lược Ukraine khi Biden làm tổng thống.

Loài người chưa bao giờ dứt chiến tranh sẽ b́nh an hơn nếu có một lực lượng quân sự, kinh tế hùng hậu và quyết đoán để ǵn giữ nền ḥa b́nh thế giới. Chiến tranh triền miên rất khó chấm dứt nếu Siêu cường duy nhất rơi vào tay Trung Cộng hoặc Nga.

Đại-Dương  

Trở lại