Hội Đồng Đại Diện Công Nhân Xí Nghiệp
KS Nguyễn Văn Phảy

Thay lời tựa: Là một cựu uỷ viên Hội đồng Đại diện Công nhân Xí nghiệp từ năm 2004 đến năm 2010 trong hăng AO, tôi ghi lại những nét chính về cơ cấu tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm của nó.

Trước hết chúng ta nên biết rằng Hội đồng Đại diện Công nhân Xí nghiệp (HĐĐDCNXN) tiếng Đức gọi là Betriebsrat khác với Nghiệp đoàn Công nhân, gọi tắt là Công đoàn (Gewerkschaft). HĐĐDCNXN đóng vai tṛ khá quan trọng trong hăng xưởng, bảo vệ trực tiếp quyền lợi của công nhân và được luật pháp quy định minh bạch. Hội đồng nầy cũng có thể được tổ chức trong các hăng xưởng ở một số quốc gia khác, tuy nhiên mức độ bảo vệ quyền lợi người công nhân nhiều hay ít c̣n tuỳ thuộc ở mỗi quốc gia.

Mong rằng trong tương lai tại Việt Nam ở các hăng xưởng cũng nên tổ chức HĐĐDCNXN để quyền lợi của công nhân được bảo vệ và từ đó công nhân sẽ hăng say làm việc và góp phần vào việc phát triển kinh tế bền vững.

1) Dẫn nhập:

Trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh hoàn toàn chính quyền cũng như doanh nhân, chủ nhân thường chú ư đến "định luật cung cầu" để có những biện pháp thích hợp nhằm mục đích ổn định nền kinh tế.

Khi cầu > cung: Tiêu thụ nhiều mà hàng hoá ít sẽ đưa đến việc khuyến khích đầu tư và tạo công ăn việc làm.
Khi cầu < cung: Giá cả rẻ, giảm nhân công. Như vậy phải t́m thị trường tiêu thụ.
Khi cầu = cung: Có 3 trường hợp xảy ra:

a) Kinh tế phát triển: Đó là lư tưởng, dân giàu nước mạnh
b) Kinh tế suy bại: Đưa đến t́nh trạng nghèo đói
c) Kinh tế trung b́nh: Dân chúng đủ ăn, đủ mặc
(Mời xem bài viết cùng tác giả: Vai tṛ của Chính quyền và một số Luật lệ cần thiết trong Phát triển Kinh tế)

Như vậy, các doanh nhân, chủ nhân luôn theo dơi thị hiếu của người tiêu thụ, nghiên cứu thị trường để có sản phẩm thích ứng từ phẩm chất cho tới số lượng nhằm mục đích thâu về cho xí nghiệp ḿnh nhiều lợi nhuận. Muốn được vậy, trong thị trường kinh tế tự do cạnh tranh hoàn toàn th́ chủ nhân tính toán giá thành của sản phẩm càng thấp càng tốt trước khi tung ra thị trường, trong khi đó chủ nhân mong có giá bán càng cao, số lượng sản phẩm được bán càng nhiều để có nhiều lợi tức. Muốn được vậy th́ chủ nhân một mặt cũng phải chú ư đến những chi phí dùng để mua nguyên vật liệu, chi phí công nhân, cơ sở vật chất, thuế má, quảng cáo, chuyển vận hàng hoá v.v. Một trong những chi phí mà chủ nhân nhắm đến v́ là phần tổn phí nhiều nhất đó là tiền lương công nhân.

Ngoài ra, nếu chủ nhân không thu được lợi nhuận mà măi bị lỗ lă th́ hăng xưởng có thể sẽ bị đóng cửa, sẽ tạo ra nạn thất nghiệp. C̣n nếu công nhân bị bóc lột, lương không đủ nuôi sống gia đ́nh, đời sống chật vật th́ công nhân cũng không thể hăng say làm việc, năng suất sẽ yếu kém và cũng có thể sinh ra nhiều trạng thái không tốt trong hăng xưởng.

Đó là những yếu tố mà một chính quyền đặt quyền lợi quốc gia và của người dân lên trên hết cần phải lưu ư và có thể phối hợp với cơ quan lập pháp để có những biện pháp hỗ trợ không những dành cho chủ nhân mà ngay cả cho công nhân để cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Tại CHLB Đức một thể chế chính trị đa nguyên đa đảng, tự do dân chủ, pháp quyền và tam quyền phân lập được toàn dân Đức áp dụng để xây dựng và phát triển đất nước. Thể chế đó được các cơ quan công quyền Đức bảo vệ và toàn dân Đức ủng hộ. Sự can thiệp nhẹ nhàng của chính quyền trong nền kinh tế qua luật pháp đặt căn bản trên nền tảng xă hội của đất nước có tự do dân chủ là những mấu chốt hỗ tương cho sự phát triển.

Pháp quyền ở đây có nghĩa là tất cả mọi cơ quan công quyền, mọi cơ sở kinh doanh thương mại, mọi công ty xí nghiệp liên quan tới thành phần chủ nhân và công nhân v.v. tất cả đều phải thượng tôn pháp luật và hiến pháp, đặc biệt là các điều khoản đề cập đến nhân quyền và dân quyền. Bất cứ bộ luật nào, sắc luật nào cũng đều phải hợp hiến trước khi được ban hành. Nhờ vào định chế chính trị tam quyền phân lập đích thực, khi pháp luật đă được ban hành th́ mọi đối tác phải tuân theo và cơ quan hành pháp có nhiệm vụ thi hành. Bất cứ ai vi phạm sẽ bị cơ quan tư pháp chiếu theo pháp luật mà xét xử phân minh.

     Cũng nhờ vào thể chế chính trị tam quyền phân lập như thế mà trong xí nghiệp tư nhân, quyền lợi công nhân được bảo vệ trước pháp luật một cách minh thị. Tuy vậy, giai cấp công nhân, thợ thuyền th́ không thể nắm vững và hiểu rơ pháp luật. Do đó tại CHLB Đức, trong xí nghiệp có một bộ phận đại diện cho thành phần công nhân để bảo vệ quyền lợi cho họ một cách trực tiếp đă được luật pháp quy định rơ ràng về t́nh trạng của doanh nhân, chủ nhân đối với giới công nhân trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh hoàn toàn. Tiếng Đức gọi là Betriebsrat. "Betrieb" có nghĩa là hăng xưởng, xí nghiệp. "Rat" có nghĩa là hội đồng. Như vậy có thể gọi là Hội đồng Xí nghiệp. Nhưng gọi như thế th́ không rơ nghĩa lắm, vậy dựa vào sự h́nh thành, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của nó người ta có thể dịch sang Việt ngữ là Hội đồng Đại diện Công nhân Xí nghiệp.

2) Xuất xứ của Hội đồng Đại diện Công nhân Xí nghiệp (HĐĐDCNXN) và Luật Định Trạng Xí nghiệp (LĐTXN):

HĐĐDCNXN là những đại diện của công nhân, do công nhân bầu ra, nhằm bảo vệ các đồng quyết định đối với chủ nhân. Những việc làm cơ bản của HĐĐDCNXN được quy định rơ trong Luật Định trạng Xí nghiệp, tiếng Đức gọi là Betriebsverfassungsgesetz (BetrVG).

   
   a) Xuất xứ: Xét về nguồn gốc th́ HĐĐDCNXN xuất phát từ năm 1900 tại tiểu bang Bayern ở miền Đông Nam Đức quốc trong xí nghiệp than mỏ, lúc đó c̣n được gọi là Uỷ ban Lao động. Uỷ ban nầy cũng đă được mở rộng lên vùng Preussen miền Đông Bắc Đức vào năm 1905. Vào năm 1920 thời cộng ḥa Weimer, lần đầu tiên Uỷ ban Lao động được hợp thức hoá bằng luật pháp. Dưới thời Đức quốc xă tất cả các hoạt động cho quyền lợi của công nhân xí nghiệp đă bị cấm theo Luật Lao động năm 1934. Trong suốt thời kỳ đệ nhị thế chiến Hội đồng ĐDCNXN đă bị thay thế bởi Hội đồng Tín nhiệm, tiếng Đức gọi là Vertrauensrat.

Sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt vào năm 1945, chiếu theo luật của hội đồng kiểm tra số 22 của Đồng minh vào ngày 10 tháng 4 năm 1946, HĐĐDCNXN được phép hoạt động trở lại tại Đức quốc. Sau đó Luật Định trạng Xí nghiệp đầu tiên của Đức được công bố vào ngày 11.10.1952 đă quy định rơ về sự thành lập, lănh vực hoạt động, trách nhiệm và quyền hạn của HĐĐDCNXN. Nội dung của đạo luật nầy vẫn giữ nguyên truyền thống của pháp luật nói về HĐĐDCNXN vào năm 1920 và những khái niệm cơ bản ban đầu vẫn luôn được tiếp nhận. Sau một cuộc tranh luận công khai, đă đưa đến một phiên bản bổ túc của Luật Định trạng Xí nghiệp vào năm 1972 và đă được cải cách một lần nữa vào năm 2001.

b) Luật Định trạng Xí nghiệp: Cũng chính là luật đề cập đến Hội đồng Đại diện Công nhân Xí nghiệp. Văn bản định trạng xí nghiệp quy định  vấn đề cơ bản của sự hợp tác trong xí nghiệp, khá giống như Luật Cơ Bản của Cộng Ḥa Liên Bang Đức liên quan đến các quyền lợi và nghĩa vụ căn bản của người dân. Trong Luật Định trạng Xí nghiệp quy định rơ ràng những quyền tham gia của công nhân trong xí nghiệp. Nó cũng xác định mối quan hệ pháp lư giữa đại diện công nhân, giữa các chủ nhân và giữa các công đoàn.

Trọng tâm của Luật Định trạng Xí nghiệp là thiết lập một HĐĐDCNXN và đề cập đến sự bầu cử cũng như nhiệm vụ và quyền hạn của nó. Theo pháp luật, cuộc bầu cử của các HĐĐDCNXN được áp dụng cho tất cả các công ty xí nghiệp của nền kinh tế tư nhân.

3) Hội đồng Đại diện Công nhân Xí nghiệp là ǵ và được tổ chức như thế nào?

Hội đồng Đại diện Công nhân Xí nghiệp gồm những uỷ viên đại diện cho công nhân trong xí nghiệp. Theo quy định, trong các xí nghiệp nếu có ít nhất là năm công nhân trên 18 tuổi có quyền bầu cử và ba trong số đó, có ít nhất sáu tháng làm việc trong xí nghiệp sẽ có quyền ứng cử để được bầu vào hội đồng nầy. Tuỳ theo số lượng công nhân làm việc trong hăng xưởng hội đủ điều kiện bầu cử mà có số lượng uỷ viên của HĐĐDCNXN khác nhau. Cuộc bầu cử HĐĐDCNXN được tổ chức công khai, tự do và kín. HĐĐDCNXN được bầu theo cá nhân hoặc theo liên danh. Điều nầy tuỳ thuộc vào quy định của ban tổ chức bầu cử. Nhiệm kỳ của HĐĐDCNXN là bốn năm.

Căn cứ vào Luật Định trạng Xí nghiệp (BtrVG) quy định số lượng uỷ viên được bầu trong HĐĐDCNXN như sau:

    5 đến 20 công nhân đủ điều kiện bầu cử: 1 uỷ viên
    21-50 công nhân : 3 uỷ viên
    51-100 công nhân : 5 uỷ viên
    101-200 công nhân : 7 uỷ viên
    201-400 công nhân : 9 uỷ viên
    401-700 công nhân : 11 uỷ viên
    701-1000 công nhân : 13 uỷ viên
    1001-1500 công nhân : 15 uỷ viên
    1501-2000 công nhân : 17 uỷ viên
    tiếp tục, cứ mỗi 500 công nhân th́ thêm được 2 uỷ viên
    4501-5000 công nhân : 29 uỷ viên
    tiếp tục, cứ mỗi 1000 công nhân th́ thêm được 2 uỷ viên
    5001-6000 công nhân : 31 uỷ viên
    6001-7000 công nhân : 33 uỷ viên
    7001-9000 công nhân : 35 uỷ viên

4) Tŕnh độ chuyên môn của uỷ viên trong HĐĐDCNXN:

      Để có thể đối thoại với chủ nhân, mỗi uỷ viên của Hội đồng ĐDCNXN phải có kiến ​​thức và kỹ năng trong các lănh vực sau:

Luật lao động: Bất cứ ai muốn đại diện cho các đồng nghiệp ḿnh, phải biết về luật lao động, về hợp đồng theo ngành nghề (Tarif), vấn đề môi trường và ảnh hưởng của công nghệ mới. V́ vậy, các uỷ viên của HĐĐDCNXN có thể được tham dự những khoá học về những đề tài thuộc pháp luật đề cập đến t́nh trạng xí nghiệp và các vấn đề pháp lư liên quan đến lao động để trau dồi kiến năng và sự hiểu biết. Chủ nhân xí nghiệp phải trả cho tổn phí nầy. Liên minh công đoàn Đức quốc (Deutscher Gewerkschaftsbund) và các công đoàn của liên minh cũng có thể cố vấn cho những HĐĐDCNXN trong công việc của hội đồng và cung cấp các chương tŕnh hội thảo để trau dồi kiến thức về luật lao động và gia tăng khả năng hoạt động. 

Luật Định trạng Xí nghiệp (BetrVG): Luật Định trạng Xí nghiệp là "đạo luật dành cho HĐĐDCNXN". Nó là nguồn gốc pháp luật quan trọng nhất mà những uỷ viên của Hội đồng cần phải biết để có thể ứng dụng.  

Chuyên môn pháp lư lao động: Những quyền hạn để điều hoà mối tương quan làm việc giữa chủ nhân và công nhân, là một vấn đề cơ bản dành cho Hội đồng ĐDCNXN mà các uỷ viên trong Hội đồng cần phải biết. Từ sự tuyển dụng cho tới chấm dứt hợp đồng lao động của công nhân, các uỷ viên trong Hội đồng ĐDCNXN phải hiểu rằng ḿnh là người đại diện cho công nhân, vậy phải có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho công nhân.

5) Quyền hạn của Hội đồng Đại diện Công nhân Xí nghiệp:

    5.1) Quyền tham gia biểu quyết: Quyền tham gia biểu quyết được đặc trưng bởi các tính năng như là chủ nhân không thể đơn phương thực hiện biện pháp mà không tôn trọng các quyền hạn của HĐĐDCNXN.

       Trong trường hợp không có thỏa ước lao động theo luật định th́ Hội đồng ĐDCNXN có thể tham gia biểu quyết trong các vấn đề sau:

      - Thời gian bắt đầu và kết thúc làm việc hàng ngày kể cả thời gian nghỉ trong ngày, cũng như phân chia thời gian làm việc trong tuần.
      - Việc làm thêm giờ của công nhân.
      - Vấn đề cư xử của các nhân viên trong công ty, xí nghiệp.
      - Thiết trí và sử dụng các phương tiện kỹ thuật để có thể kiểm tra năng suất lao động.
      - Thiết kế hệ thống an toàn lao động.
      - Giới thiệu và ứng dụng các nguyên tắc đăi ngộ, tưởng thưởng mới.
      - Sự chỉnh đốn các nguyên tắc chung về kế hoạch nghỉ hè, nếu chủ nhân và công nhân không thuận ư.
      - Các cơ sở xă hội như căng-tin v.v.
      - Nguyên tắc làm việc nhóm. 

        Ngoài ra Hội đồng ĐDCNXN có quyền tham gia biểu quyết về việc tuyển nhận và sa thải công nhân.

        Trong trường hợp không có sự thống nhất giữa chủ nhân và Hội đồng ĐDCNXN th́ phải kháng cáo lên Ṭa án Lao động.

    5.2) Quyền phủ nhận: Với những lư do chính đáng, Hội đồng ĐDCNXN có thể không tán thành chủ nhân trong việc tuyển dụng, phân loại, tái cấu trúc hoặc hoán chuyển công nhân. Trái ngược với quyền khiếu nại, theo như quyền phủ nhận nầy th́ chủ nhân không thể thực hiện các biện pháp, nếu Hội đồng ĐDCNXN từ chối chấp thuận. Một sự từ chối biểu quyết của HĐĐDCNXN chỉ có thể được khắc phục bởi chủ nhân qua một quyết định của Ṭa án Lao động.

   5.3) Quyền khiếu nại: Với quyền khiếu nại, mặc dù không thể ngăn chận chủ nhân sa thải công nhân, nhưng nó có thể bảo đảm cho công nhân tiếp tục làm việc cho tới khi vấn đề được sáng tỏ rằng sự sa thải công nhân có hợp pháp hay không. Như vậy sự tồn tại của công nhân phải được bảo đảm trong tiến tŕnh vụ kiện. Đối với việc bố trí làm thêm giờ mà không có sự chấp thuận trước của HĐĐDCNXN th́ được xem như không hợp pháp.  

   5.4) Quyền lắng nghe: Chhủ nhân phải tham khảo ư kiến với Hội đồng ĐDCNXN, có nghĩa là chủ nhân không thể chỉ nói "Tôi không nói chuyện với bạn". Quyền này được gọi là quyền chung được lắng nghe. V́ vậy, các chủ nhân không thể từ chối gọi điện thoại để làm việc với Hội đồng ĐDCNXN. Chủ nhân cũng không thể tự quyết định một sự việc trước khi Hội đồng ĐDCNXN được biết. Ngoài ra, các quyền lắng nghe là để đảm bảo rằng các dữ kiện dẫn chứng của Hội đồng ĐDCNXN có thể ảnh hưởng đến quyết định của chủ nhân. Một ví dụ của quyền được lắng nghe khi công nhân bị sa thải là nếu Hội đồng ĐDCNXN không được biết th́ quyết định của chủ nhân không có giá trị. Khi chủ nhân muốn sa thải công nhân th́ phải thông báo cho HĐĐDCNXN biết trước để Hội đồng t́m cách giúp đỡ công nhân về mặt xă hội. 

   5.5) Quyền tham vấn: Quyền tham vấn khác với quyền lắng nghe là chủ nhân không những chỉ lắng nghe ư kiến hoặc đề nghị của Hội đồng ĐDCNXN mà c̣n phải cùng nhau thảo luận với Hội đồng. Chủ nhân không những phải thông báo mà c̣n phải tham khảo ư kiến ​​với HĐĐDCNXN chẳng hạn như xây dựng cơ sở kỹ thuật, sửa đổi các quy tŕnh công việc, thúc đẩy đào tạo nghề, v.v. ở bất cứ nơi nào mà chủ nhân có nhiệm vụ phải thông tin v́ HĐĐDCNXN có quyền tham vấn. Ở đây cũng đề cập đến quyền tham vấn đặc biệt và tổng quát. Trong số các quyền quan trọng nhất là quyền tham vấn đặc biệt đối với các vấn đề tài chính.

   5.6) Quyền thông tin: HĐĐDCNXN là tổng kế hoạch nhân sự, phải kịp thời được thông báo sự thay đổi về kỹ thuật và tổ chức cũng như các biện pháp đơn thuần có tính cách cá nhân như việc tuyển dụng công nhân, tái bố trí công việc, thay đổi nơi làm việc và việc sa thải công nhân. Ngoài ra, HĐĐDCNXN có quyền thông tin sau khi HĐĐDCNXN nhận được tất cả các thông tin mà HĐĐDCNXN cần thiết cho công việc của ḿnh. Ngay cả chủ nhân và Hội đồng ĐDCNXN đều biết rằng không có thông tin th́ người ta không thể đủ khả năng làm một công việc tốt đẹp được. Quyền được thông tin như vậy sẽ tạo thành một trụ cột quan trọng của Hội đồng ĐDCNXN.

Một số quyền ở trên của HĐĐDCNXN đă phát sinh từ Đạo luật Bảo vệ Lao động, ví dụ như quyền của Hội đồng ĐDCNXN đối với những sự sa thải công nhân, hay Luật Ṭa án Lao động nói về năng lực của HĐĐDCNXN trong những vụ kiện ở ṭa án lao động.

Trong các cơ quan hành chánh và các cơ quan phục vụ công cộng th́ có những đạo luật đại diện cho tác nhân của liên bang và tiểu bang quy định các quyền của Hội đồng Nhân viên đại diện cho lợi ích của nhân viên và các quan chức.

Ngoài ra, HĐĐDCNXN c̣n có những quyền hạn để quan sát chủ nhân, chẳng hạn như trong việc xác định giờ làm việc, năng khiếu làm việc, cũng như vấn đề trả phụ cấp hay tiền thưởng cho công nhân.

6) Nhiệm vụ của Hội Đồng Đại Diện Công Nhân Xí Nghiệp:

    - Thực hiện sự b́nh đẳng giữa phụ nữ và nam giới cũng như thực hiện sự hoà hợp giữa gia đ́nh và nghề nghiệp.

    - Xúc tiến và bảo đảm việc làm trong xí nghiệp. Khi chủ nhân muốn sa thải một công nhân th́ cũng phải thông báo cho Hội đồng ĐDCNXN biết trước để Hội đồng xem xét việc sa thải công nhân có hợp lư và hợp pháp hay không. Trong trường hợp nầy Hội đồng sẽ xét đến t́nh trạng gia đ́nh và tuổi tác, thâm niên làm việc của công nhân bị sa thải để có một kế hoạch xă hội thích ứng cho công nhân đó ngay cả tiền bồi thường nếu được.

    - Thúc đẩy các biện pháp an toàn lao động và bảo vệ môi trường làm việc trong xí nghiệp. HĐĐDCNXN phải để ư đến biện pháp an toàn lao động trong xí nghiệp theo luật định, ngay cả pḥng ốc làm việc phải thích ứng với công việc và sức khoẻ công nhân.

    - Thúc đẩy sự thích hợp làm việc của người khuyết tật nặng cũng như giúp đỡ việc làm đối với công nhân lớn tuổi.

    - Thúc đẩy sự hội nhập của công nhân ngoại quốc cũng như các sáng kiến ​​nhằm chống lại phân biệt chủng tộc và bài ​​ngoại trong xí nghiệp.

7) Sự minh bạch:

    HĐĐDCNXN không làm việc trong bí mật mà phải được công khai. Ít nhất bốn lần trong một năm, Hội đồng báo cáo rơ ràng trong những cuộc họp toàn công nhân trong xí nghiệp về việc làm của họ và giải quyết những vụ xung đột nếu có. Cấp lănh đạo của xí nghiệp được Hội đồng mời tham dự buổi họp. Ở đây, công nhân có thể tham gia và tham khảo ư kiến với HĐĐDCNXN cũng như đối với cấp lănh đạo của xí nghiệp để ghi nhận những ảnh hưởng.

8) Sự khác biệt giữa Hội đồng Đại diện Công nhân Xí nghiệp (Betriebsrat) với Công đoàn (Gewerkschaft)?

      - Hội đồng ĐDCNXN được xem như bộ phận đại diện cho công nhân trong xí nghiệp. Chiếu theo Luật Định trạng Xí nghiệp (BetrVG) th́ Hội đồng nầy làm việc chung với chủ nhân một cách đáng tin cậy. C̣n vai tṛ của công đoàn và các hội viên của họ là để thương lượng những hợp đồng về Tarif (bậc lương thuộc mỗi ngành nghề riêng biệt) giữa nghiệp đoàn chủ nhân và công đoàn.

      - Một trong những quyền quan trọng nhất của Hội đồng ĐDCNXN là quyền tham gia biểu quyết khi có sự sa thải công nhân. Nếu chủ nhân có một lư do để chấm dứt hợp đồng làm việc bất thường của công nhân, HĐĐDCNXN cũng phải được biết trước khi việc sa thải công nhân xảy ra. Thậm chí chủ nhân muốn sa thải một uỷ viên của Hội đồng ĐDCNXN cũng không đơn giăn. Bởi v́ theo Luật Bảo vệ sa thải công nhân có điều khoản đặc biệt chống lại việc sa thải. Trong khi đó công nhân nào chỉ là hội viên của công đoàn (Gewerkschaft), nhưng không phải là một uỷ viên của HĐĐDCNXN (Betriebsrat), th́ không được hưởng sự bảo vệ sa thải nầy. Các cuộc bầu cử của HĐĐDCNXN không có tính năng đặc biệt nào áp dụng cho các hội viên của công đoàn.

      - Để trở thành hội viên của công đoàn th́ chính các công nhân xí nghiệp phải tự làm đơn xin gia nhập vào công đoàn một cách tự nguyện. Trong khi đó uỷ viên HĐĐDCNXN phải được công nhân trong xí nghiệp bầu lên.

 9) Thay lời kết:

      Tôi đă làm việc trong hăng có số lượng công nhân khắp thế giới khoảng 48.000 người. Riêng tại thành phố Frankfurt am Main th́ có khoảng trên 420 nhân viên. Hầu hết là ngành IT. Chiếu theo Luật Định trạng Xí Nghiệp th́ chi nhánh của hăng tôi tại địa phương phải có HĐĐDCNXN với tổng số là 11 uỷ viên. Mỗi 4 năm sẽ được bầu cử một lần. Nếu có sự thay đổi bất thường trong nhiệm kỳ, ví dụ như những departments sáp nhập sau khi hăng mua thêm hăng mới v.v. th́ con số uỷ viên trong HĐĐDCNXN được thay đổi, vậy phải được bầu lại. Có hai cách thức bầu:

1) Bầu theo từng cá nhân ứng cử viên. Sau đó tuỳ theo thứ tự ứng cứ viên có số phiếu được bầu cao thấp để chọn vào HĐĐDCNXN.

2) Bầu theo liên danh. Liên danh nào có số phiếu được bầu nhiều nhất được xem như thắng cử. Liên danh đó bầu ra Ban đại diên gồm có chủ tịch, phó chủ tịch và thư kư. Vị chủ tịch dường như làm việc toàn thời cho HĐĐDCNXN.

    Về hoạt động th́ mỗi tuần HĐĐDCNXN tổ chức họp một lần. Tất cả uỷ viên phải tham dự đông đủ. Nếu v́ lư do ǵ đó có những uỷ viên chính thức của Hội đồng không thể tham dự cuộc họp được th́ những uỷ viên dự khuyết được đôn lên thay thế. Trước khi cuộc họp xảy ra vài ngày, các uỷ viên sẽ tham dự đều được nhận chương tŕnh cuộc họp trong tuần lễ đó.

    Việc họp hành rất nghiêm túc, phải giữ đúng giờ giấc làm việc. Khi uỷ viên ra vào pḥng họp phải thông báo và thư kư buổi họp phải ghi vào biên bản, nếu không th́ việc biểu quyết một vấn đề không được chính xác. Thông thường th́ chủ tịch của HĐĐDCNXN là người chủ toạ buổi họp. Uỷ viên thư kư có nhiệm vụ ghi biên bản. Trước khi vào họp phải thiết lập danh sách tất cả uỷ viên tham dự buổi họp và phải có chữ kư của từng uỷ viên.

    Các uỷ viên đă tham dự cuộc họp th́ chủ nhân hay cấp lănh đạo hăng không thể sa thải uỷ viên đó trong ṿng một năm nếu không nêu ra được lư do chính đáng.

    Thông thường th́ việc tuyển dụng nhân viên công nhân mới của hăng, sau khi pḥng nhân viên (human resources) nhận hồ sơ xin việc và trước khi muốn có cuộc phỏng vấn với đối tượng th́ cũng phải chuyển hồ sơ xin việc qua HĐĐDCNXN xem trước có thích hợp với nhu cầu của xí nghiệp hay không. HĐĐDCNXN không những có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của công nhân mà c̣n có nhiệm vụ giúp hăng phát triển…

    KS Nguyễn Văn Phảy
    Cựu SVĐHLKSG - Ban Công Pháp

Trở lại