JOE BIDEN ĐẦU HÀNG TẬP CẬN B̀NH

Đại-Dương

Cuộc đàm phán kín giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận B́nh tại một tư gia ở California trong hai ngày vào năm 2013 nhằm chia đôi Thái B́nh Dương khi Obama tuyên bố trong cuộc họp báo chung về “quan hệ giữa hai nước lớn” bị dư luận chỉ trích gay gắt. Obama quên đi, nhưng, Tập thường xuyên nhắc tới. Từ đó, Tập Cận B́nh đă quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa (SCS). Bắc Kinh nhất quyết không thi hành Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực (PCA) của Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) nhân vụ Phi Luật Tân kiện Trung Cộng vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Khi Tập Cận B́nh thăm chính thức Hoa Kỳ năm 2015, xác nhận với Tổng thống Obama rằng “Trung Quốc không quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa. Thực tế, SCS đă được Trung Cộng quân-sự-hoá!

Sau khi đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2017, Donald Trump bắt đầu thi hành nghiêm chỉnh Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 (UNCLOS) nhằm duy tŕ quyền hàng hải trên Biển Nam Trung Hoa bất chấp sự phản đối gay gắt từ Bắc Kinh.

Cận duyên hạm của Hoa Kỳ trú đóng ở Tân Gia Ba từng hải hành song song với tàu thăm ḍ dầu khí của Mă Lai Á đang bị các tàu của Trung Cộng quấy rối. Cuối cùng, tàu thăm ḍ dầu hoả của Bắc Kinh được Hải cảnh và Dân quân biển hộ tống công tác thăm ḍ phải rút khỏi hải phận của Mă Lai Á.

Tổng thống Trump ra lệnh cho Hải quân Hoa Kỳ tăng cường thêm các cuộc tuần tra trên Biển Nam Trung Hoa đúng theo quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, đặc biệt tại các đảo nhân tạo trên SCS do Bắc Kinh khởi công tạo dựng từ năm 2014, bất chấp các mối đe dọa trên thực địa của Bắc Kinh. Các cuộc tập trận của Hải Quân Hoa Kỳ và Đồng minh gia tăng cường độ trên Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS).

Tổng thống Trump cũng đă mở mặt trận kinh tế với Tập Cận B́nh nhằm kéo các công ty Hoa Kỳ cũng như quốc tế rời Hoa Lục mà về Hoa Kỳ hoặc các quốc gia Đông Nam Á. Chủ tịch Tập Cận B́nh lúng túng đối phó với Tổng thống Trump khi Con đường Tơ Lụa trên Biển và đất liền bị tŕ trệ đă giúp cho một số tiểu quốc thoát khỏi chiếc bẫy nợ của Bắc Kinh.

Tổng thống Donald Trump đă môi giới để Nam và Bắc Hàn bắt tay đàm phán việc thống nhất đất nước sau nhiều năm thù địch kể từ chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên chấm dứt vào năm 1953 mà không bị B́nh Nhưỡng tống tiền như các vị tiền nhiệm.

Chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Donald Trump là đến Ả Rập Xê út nhằm củng cố mối quan hệ quân sự, kinh tế, an ninh, dầu hỏa, đồng thời hoá giải thù địch giữa Hồi giáo và Do thái giáo.

Suốt 4 năm cầm quyền, Tổng thống Donald Trump không gây ra cuộc chiến tranh nào trên thế giới mà đă quét dọn đống rác chiến tranh, suy thoái kinh tế trầm trọng do Chính quyền Obama-Biden tạo ra. Món nợ công của Chính quyền Obama-Biden để lại tương đương với tổng số nợ của tất cả các vị tiền nhiệm gộp lại!!!

Joe Biden bất ngờ đắc cử chức Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đă đẩy Hoa Kỳ và Cộng đồng Quốc tế vào một cuộc suy thoái toàn diện từ năm 2021 tạo điều kiện cho Tập Cận B́nh và Tổng thống Nga, Vladimir Putin thao túng t́nh h́nh thế giới.

Tổng thống Biden khuyến khích Tổng thống Putin xua quân vào Ukraine trong khi chủ nhân ông Điện Cẩm Linh c̣n do dự. Trận chiến ác liệt và phi luân đă diễn ra hơn một năm với những tổn thất nghiêm trọng cho Cộng đồng nhân loại mà chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm. Trận chiến Ukraine đă đẩy Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào trường hợp không lối thoát. Cuộc chiến Nga-Ukraine lan rộng mà chưa thấy dấu hiệu hạ nhiệt hoặc chấm dứt.

Cuộc chiến vội vă và thiếu tính toán của Joe Biden làm cho NATO rơi vào hoàn cảnh bất lợi: (1) Làm cạn dần các kho dự trữ chiến lược quân sự, kinh tế, tài chính. (2) Tạo điều kiện cho Bắc Kinh củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu. (3) NATO đang sa lầy tại Ukraine. (4) Hoa Kỳ mất lá bài đàm phán với Nga.

Nga cùng biên giới với Ukraine nên không ai đoán chắc Mạc Tư Khoa sẽ chịu khuất phục Tây Phương theo ảo tưởng của Biden và Liên Âu. Chuyện hoà b́nh giữa Nga và Ukraine rất mong manh.

Đồng thời, Bắc Kinh tiến hành chiến dịch đe doạ thống nhất Đài Loan bằng vũ lực nếu cần.

Đài Loan là một vị trí quan yếu trong chính sách nhốt Trung Cộng bên trong Chuỗi đảo Số 1 kéo dài từ Đài Loan tới Phi Luật Tân và chấm dứt tại Eo biển Malacca.

Tổng thống Biden tuyên bố bảo vệ Đài Loan. Tập Chủ tịch tạo mối đe dọa tấn công thường xuyên để thu hồi, kể cả bằng hành động quân sự, nếu cần.

Tại cuộc họp kín ở Bali năm 2022, Tập Cận B́nh đă vạch rơ lằn ranh đỏ trong mối quan hệ Mỹ-Trung với Joe Biden.

Mối quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng thường xuyên trên mọi phương diện quân sự, kinh tế, ngoại giao nên Chính quyền Biden phải cử Ngoại trưởng Antony Blinken đến Bắc Kinh để trực tiếp gặp mặt tuần tự Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương, Chủ nhiệm Văn pḥng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản, Vương Nghị, Chủ tịch Tập Cận B́nh.

Trong ba cuộc gặp mặt của đó, Antony Blinken bị Tần Cương cho biết “nguyên nhân sâu xa của mối quan hệ xấu đi là nhận thức sai lầm về Trung Quốc của Hoa Kỳ”. Vương Nghị đă yêu cầu Mỹ “ngừng thổi phồng thuyết mối đe dọa của Trung Quốc; dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đơn phương bất hợp pháp đối với Trung Quốc, ngừng ngăn chặn sự phát triển công nghệ của nước này và không cố ư can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, về vấn đề Đài Loan. Trung Quốc không có chỗ cho sự thỏa hiệp, cần phải lựa chọn giữa đối thoại hoặc đối đầu, hợp tác hoặc xung đột”. Tập Cận B́nh nói với Blinken “Các tương tác giữa nhà nước với nhà nước phải luôn dựa trên sự tôn trọng và chân thành lẫn nhau. Tôi hy vọng rằng Bộ trưởng Blinken, thông qua chuyến thăm này, có thể đóng góp tích cực vào việc ổn định quan hệ Trung-Mỹ”.

Ngay trong cuộc hội thảo sau đó, Blinken cho biết “Chúng tôi không ảo tưởng về những thách thức trong việc quản lư mối quan hệ này. Nhưng, có nhiều vấn đề mà chúng tôi thậm chí quyết liệt không đồng ư”.

Vấn đề quan trọng về xung đột quân sự mà Bộ trưởng Quốc pḥng Lư Thượng Phúc của Trung Cộng đă từ chối yêu cầu gặp mặt của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ, Lloyd Austin nhân tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN.

Chiến tranh Mỹ-Trung có nhiều cơ hội xuất phát từ phái quân sự, nhưng, Bắc Kinh không muốn cải thiện để có thể sử dụng quân sự khi thu hồi Đài Loan.

Tóm lại, Tập Cận B́nh muốn ở thế thượng phong trước Joe Biden không c̣n tỉnh trí để chèn ép Hoa Kỳ phải theo kế hoạch định sẵn của Bắc Kinh.

Đại-Dương  

Trở lại