JOE BIDEN TẤT BẠI

Đại-Dương

Tất cả phản ứng của Tổng thống Joe Biden đều rơi vào khuôn mẫu “Mất gà rồi mới làm chuồng”. Do đó, Hoa Kỳ và đồng minh thường bị động trước các chính sách quyết đoán của các đối thủ như Nga, Trung Cộng, Iran.

Biden học theo sách của thầy Barack Obama làm cho Siêu cường duy nhất Hoa Kỳ phải lép vế trước các địch thủ tiềm năng.

Giới học giả phái tả thường ca tụng Học thuyết Xoay trục sang Châu Á của Barack Obama-Hillary Clinton. Nhưng, làm ngơ trước các thất bại hiển nhiên.

Bước vào nhiệm kỳ 2, Tổng thống Barack Obama quyết định phải hoàn tất ba hiệp định có thể ảnh hưởng tới tình hình thế giới như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), liên quan đến kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương ; Hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu (PA/COP21), liên quan đến nhiệt độ toàn cầu; Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), liên quan tới tham vọng vũ khí hạt nhân của Iran.

Bắt chước Tập Cận Bình nên Barack Obama quyết định sử dụng Đặc quyền Hành Pháp để ghi lại dấu ấn lịch sử mà không chịu ảnh hưởng của Lập Pháp.

Về Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương

TPP được Tân Gia Ba, Chí Lợi, Tân Tây Lan, Brunei sáng lập và ký kết năm 2005, có hiệu lực từ 2006. Tiếp theo, một số quốc gia khác, kể cả Hoa Kỳ tham gia ký kết vào năm 2016 nên TPP gồm có 12 hội viên và 6 quốc gia khác muốn gia nhập.

Tất cả các hội viên đã phê chuẩn ngoại trừ Hoa Kỳ. Thông thường, khi Hành pháp cần thương thảo một Hiệp ước Quốc tế quan trọng phải chịu sự giám sát của Lập pháp. Do đó, Quốc hội Hoa Kỳ không phê chuẩn TPP vì gây bất lợi cho nền kinh tế sinh động của Hoa Kỳ.

Năm 2013, Barack Obama mời Tập Cận Bình đến Nam California để tỉ tê tâm sự trong tư gia của một tỉ phú cho mượn mà không có viên chức nào hiện diện. Họ đã bàn những gì không ai biết. Nhưng, khi họp báo Obama đề cập tới mối quan hệ giữa hai nước lớn. Bị dư luận chỉ trích gay gắt nên Obama chẳng bao giờ lập lại. Nhưng, Tập thường xuyên nói đến mối quan hệ giữa hai nước lớn.

Trung Cộng bắt đầu chuyển các xí nghiệp ô nhiễm, cần nhiều lao động đơn giản, cùng những nhà máy lỗi thời đến các quốc gia đang đàm phán TPP. Mục đích của Bắc Kinh: (1) Sử dụng các quốc gia yếu kém làm công việc lắp ráp sản phẩm do Trung Cộng sản xuất khiến họ mất động cơ cải tiến công nghệ để cạnh tranh với Bắc Kinh. (2) Sản phẩm của Trung Cộng được hưởng quy chế tối huệ quốc khi xâm nhập vào các nền kinh tế tiên tiến. (3) Trung Cộng sẽ giảm tỉ lệ khí phát thải mà lại gia tăng mối quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại với TPP.

Tập dùng những ngôn từ tâng bốc, vuốt ve đã làm Nợ Công” của Hoa Kỳ trong thời trị vì của Obama-Biden (2008-2016) tương đương với số Nợ Công do các vị tiền nhiệm lưu lại.

Vì nhu cầu vực dậy nền kinh tế của Hoa Kỳ nên Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi TPP từ ngày 20/1/2017.

Về Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu

Tổng thống Obama cũng dùng Đặc quyền Hành pháp để thương lượng và ký kết Hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu (Paris Agreement/COP21). Lập pháp Mỹ không phê chuẩn. Tổng thống Donald Trump rút khỏi vào ngày đầu nhậm chức. Vì các lý do: (1) Trung Cộng và Ấn Độ có lượng phát thải số 1 và số 3 cũng như các quốc gia đang phát triển và chậm tiến được quyền sử dụng than đá tới năm 2030 trong khi Hoa Kỳ và các quốc gia tiên tiến không được dùng. (2) Mỗi năm, các thành viên của Hiệp định Paris phải viết kế hoạch cắt giảm phát thải, nhưng, chẳng có công cụ kiểm soát. (3) Hầu hết các quốc gia thành viên chờ nhận được viện trợ 100 tỉ USD/năm từ các nước tiên tiến rồi mới viết đề án chi tiết. Do Covid-19 mà lượng khí phát thải trong năm 2020 giảm. (4) Tổng thống Trump cho mở lại các giếng dầu và khuyến khích khai thác dầu hỏa bằng phương pháp Fracking (dầu đá phiến ) kích hoạt lại đường ống dẫn dầu từ Gia Nã Đại tới các xưởng lọc dầu của Mỹ ở Vịnh Mễ Tây Cơ. (5) Quyết định của Trump đã làm cho Tổ chức Các quốc gia Xuất cảng Dầu hoả (OPEC) không còn làm mưa, làm gió, gây khốn khó cho nhân loại. Hoa Kỳ trở thành nhà sản xuất dầu khí số 1 thế giới khiến OPEC nằm yên.

Vì nhu cầu năng lượng nên Trump ra lệnh mở lại các giếng dầu và tăng năng suất, đồng thời, thúc đẩy việc sản xuất dầu đá phiến bằng phương pháp Fracking. Hoa Kỳ và Ả Rập Saudi cùng nhau làm chủ giá dầu, khí trên thị trường quốc tế.

Năm 2020, Liên Hiệp quốc đã gửi thư khen ngợi Hoa Kỳ đã giảm lượng khí phát thải tốt hơn Ấn Độ và Trung Cộng mặc dù Hoa Kỳ vẫn sử dụng than đá (sạch), nhà máy điện hạt nhân, nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu không ô nhiễm.

Tổng thống Joe Biden là đệ tử chân truyền của Barack Obama nên vừa đặt chân vào Toà Bạch Ốc đã ký lệnh tái gia nhập Hiệp định Paris. Lập tức giá nhiên liệu hóa thạch tăng như pháo thăng thiên. Lập tức OPEC đẩy giá dầu thô lên 120 USD/thùng kéo theo vật giá leo thang, hệ thống cung ứng toàn cầu bị trì trệ. Nền kinh tế của nước nào cũng lệt bệt do giá dầu khí tăng cao. OPEC đã tỉnh giấc nồng để tăng giá nhiên liệu.

Biden đến tận Ả Rập Saudi để vừa đe doạ vừa năn nỉ Hoàng tử kiêm Thủ tướng Mohammed bin Salman hãy tăng sản lượng dầu hoả để giám giá dầu. Thủ tướng trả lời phải chờ phiên họp của OPEC.

Ngày 5 tháng 10 năm 2022, Đại diện OPEC (Saudi) và OPEC + (Nga) ký thỏa thuận cắt giảm nguồn cung nhằm đảo lộn trật tự năng lượng thế giới một lần nữa.

Biden lại rơi vào hoàn cảnh hạ sách khi tuyên bố sẽ xuất thêm 10 triệu trong số 160 triệu thùng dầu thô trong Kho Dự trữ Chiến lược. Tính đến nay đã xuất kho 155 triệu thùng. Khi nào Biden mua dầu cho kho dự trữ thì chưa ai biết giá dầu sẽ đội lên tới đâu?

Biden đang đẩy đồng minh Ả rập Saudi nghiêng về phía Nga và Trung Cộng.

Về tham vọng vũ khí hạt nhân của Iran

Tổng thống Barack Obama đã sai lầm nghiêm trọng khi ký vào Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức) vào năm 2015 nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Iran.

Iran cần có vũ khí hạt nhân để thống trị Trung Đông, kể cả Israel. Ngày 9 tháng 1 năm 2006, Iran tuyên bố tái lập chương trình nghiên cứu và phát triển năng lượng hạt nhân bất kể những phản ứng và áp lực đến từ Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nga.

Iran cần 10 năm để chuẩn bị cho việc chế tạo một quả bom nguyên tử nên chấp nhận Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) được ký giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức) vào năm 2015. Iran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đa phương.

Thực tế, Tehran chỉ cho các Thanh tra Nguyên tử thuộc Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) thanh sát nơi được phép. Song song, Iran đẩy mạnh chế tạo hoả tiễn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tehran vẫn tiếp tục tinh chế uranium cao hơn để sẵn sàng chế tạo vũ khí hạt nhân khi hết thời hạn cam kết của JCPOA.

Tổng thống Trump rút khỏi JCPOA và nối lại biện pháp trừng phạt Iran. Ngược lại, một số quốc gia Liên Hiệp Châu Âu vẫn muốn bình-thường-hóa với Tehran về năng lượng dầu hoả và giao thương, kể cả cạnh tranh xây dựng nhà máy điện hạt nhân với Iran.

Liên Hiệp Châu Âu đang thúc giục Tổng thống Joe Biden mau chóng hành động.

Liệu Iran sẽ chọn Nga và Trung Cộng làm đối tác hay Hoa Kỳ và Tây Âu?

Đại-Dương

Trở lại