Trung Quốc, Nga bán trái phiếu chính phủ Mỹ

Cách Thủy

 

Nga, và tiếp theo là Trung Quốc đă liên tục bán trái phiếu chính phủ Mỹ mà ḿnh đang nắm giữ để có thêm nguồn tiền giải quyết khó khăn kinh tế và tiền tệ trong những tháng gần đây. Đây là một dấu hiệu xấu đối với nền kinh tế của những quốc gia này.

traiphieumy
Thời điểm giữa năm 2018, Nga đă bán gần hết số trái phiếu của ḿnh tại Mỹ

Trái phiếu chính phủ là ǵ? 

Trái phiếu chính phủ, khái quát, là một h́nh thức huy động/vay tiền của một quốc gia từ các cá nhân, tổ chức – cho mục đích chi tiêu của Chính phủ quốc gia đó. Khi vay tiền, Chính phủ sẽ phát hành một loại giấy có mệnh giá gọi là “trái phiếu”, trên đó ghi số tiền mà Chính phủ vay, thời gian trả và tiền lăi hàng năm. 

Ví dụ: Năm 2000 Chính phủ Mỹ phát hành trái phiếu thời hạn 10 năm, mệnh giá mỗi trái phiếu 100.000 USD, lăi suất 0,5%/năm. Chính phủ Trung Quốc bỏ 1.000.000 USD mua 10 trái phiếu mệnh giá 100.000 USD của Mỹ. Như vậy, mỗi năm Chính phủ Trung Quốc sẽ được Chính phủ Mỹ trả lăi 0,5%/1 triệu USD. Và đến năm 2010 (tới hạn 10 năm) th́ trả lại 1 triệu USD tiền gốc cho chính phủ Trung Quốc. Trên phương diện tài chính, cá nhân, tổ chức mua trái phiếu chính là “nhà đầu tư”, họ bỏ vốn ra cho vay để hưởng tiền lăi. (Thay v́ gửi tiền vào ngân hàng, th́ mua trái phiếu cũng là một hướng đầu tư rất phổ biến).

Theo quy định mang tính quốc tế, trái phiếu chính phủ có thể xem là một dạng tài sản đặc biệt. Người chủ sở hữu trái phiếu có quyền mua bán, chuyển nhượng, thế chấp cho người khác. Trong ví dụ trên, chẳng hạn thay v́ phải chờ 10 năm (hết thời hạn của trái phiếu), chính phủ Trung Quốc có thể bán trái phiếu của ḿnh cho cá nhân/tổ chức/chính phủ khác, để thu hồi trước thời hạn số tiền 1 triệu USD mua trái phiếu của ḿnh.

Tuy nhiên, cần lưu ư là chỉ có những chính phủ/quốc gia có uy tín, th́ mới có thể bán trái phiếu ra thị trường quốc tế (người mua là cá nhân/tổ chức nước ngoài) và mới hy vọng có người mua. Hiểu đơn giản là hàng hóa phải “tốt” th́ mới có người mua (đầu tư).

Chính phủ Việt Nam từ hơn chục năm qua cũng đă nhiều lần phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài và đă huy động được khá nhiều tiền từ nguồn này để trang trải, chi tiêu.

Cụ thể: Năm 2005, Việt Nam lần đầu tham gia thị trường trái phiếu quốc tế với đợt phát hành 750 triệu USD kỳ hạn 10 năm của Chính phủ. Đây là đợt phát hành này đă nhận được sự quan tâm của khá nhiều nhà đầu tư có uy tín trên thị trường tài chính thế giới. Đầu năm 2010, Chính phủ phát hành tiếp 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế kỳ hạn 10 năm. Sau đó năm 2014, Chính phủ tiếp tục thực hiện đợt hoán đổi trái phiếu bằng tiền mặt kết hợp với phát hành trái phiếu mới. Lần này, khối lượng đặt mua đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD từ 450 nhà đầu tư, gấp 10 lần khối lượng công bố phát hành.

Tuy nhiên cũng cần nói thêm là tính đến năm 2015, tổng giá trị trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ ra nước ngoài của Việt Nam chỉ chiếm 0,98% GDP. Với giá trị này, Việt Nam là nước có giá trị trái phiếu phát hành thấp nhất Đông Nam Á năm 2015.

Sức hấp dẫn của trái phiếu chính phủ Mỹ

Với quy mô và sức chi khổng lồ của một siêu cường, hiện Mỹ đang là quốc gia có số lượng phát hành trái phiếu lớn nhất thế giới. Tính tới thời điểm năm 2108, ước đoán khoản nợ trái phiếu chính phủ của Mỹ trị giá khoảng 20.000 tỷ USD. Đây là một con số rất lớn. Hay nói là chính phủ Mỹ đang nợ rất lớn cũng không có ǵ sai.

Tuy nhiên, cần lưu ư là: hoàn toàn không có nghĩa nợ nhiều là “nghèo” hay sắp phá sản. Mà phải xem xét một cách toàn diện, trên nhiều khía cạnh. Chẳng hạn một quốc gia có thể nợ vài trăm tỷ USD là đă có thể sụp đổ do nền kinh tế yếu kém, tham nhũng, quy mô GDP nhỏ (chỉ vài trăm tỷ USD). Nhưng cũng có những quốc gia tuy nợ hàng chục ngàn tỷ USD nhưng vẫn rất hùng mạnh, ổn định, do quy mô nền kinh tế của họ rất lớn. Anh tỷ phú nợ 100 triệu không sao, nhưng anh ăn mày nợ 1 triệu đă rất khó là vậy.

Số liệu phân tích cho thấy chủ nợ (người mua trái phiếu) lớn nhất của Mỹ là công dân và các tổ chức trong nước, chiếm tỷ trọng khoảng 68%. Phần c̣n lại thuộc về các chủ nợ nước ngoài, trong đó Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước dẫn đầu trong mua trái phiếu chính phủ Mỹ.

Thế nhưng, điều đáng ngạc nhiên là tuy đang là “con nợ” khổng lồ, nhưng trái phiếu chính phủ Mỹ vẫn luôn có sức hấp dẫn bậc nhất. Nói một cách ngắn gọn là rất nhiều người, nhiều quốc gia muốn mua và tiếp tục mua trái phiếu Mỹ. Suốt 3 thập kỷ qua, giá trái phiếu kho bạc Mỹ đă liên tục tăng cao, đẩy lợi suất sụt giảm. Điều này có nghĩa là các chủ nợ của Mỹ bị thiệt. Nhưng các bên vẫn đổ xô mua trái phiếu Chính phủ Mỹ để củng cố kho dự trữ ngoại hối (khi cần thu hồi vốn) dù mức lợi suất mà họ thu được thấp hơn nhiều so với các tài sản đầu tư khác.

V́ sao trái phiếu Chính phủ Mỹ được các nhà đầu tư xác định là một trong những nguồn đầu tư an toàn và tốt nhất hiện nay?

Đầu tiên phải kể đến tính thanh khoản. Có khối lượng giao dịch khoảng 500 tỷ USD mỗi ngày, thị trường trái phiếu Kho bạc Mỹ có quy mô lớn nhất thế giới và bỏ cách khá xa so với nước đứng thứ hai là Nhật Bản. Thị trường này đủ lớn về cả quy mô và tính thanh khoản để các ngân hàng trung ương thực hiện các lệnh mua và bán theo cung cầu mà không tạo ra biến động quá lớn về giá. Trái phiếu Mỹ là được coi là tài sản có tính thanh khoản cao tương đương tiền mặt.

Thứ hai, trái phiếu kho bạc Mỹ được coi là không có rủi ro. Điều này có được nhờ ḷng tin của nhà đầu tư vào sức mạnh của kinh tế Mỹ cũng như uy tín của Chính phủ Mỹ. Rất nhiều người tin rằng nước Mỹ – nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP toàn cầu – sẽ không thể rơi vào cảnh vỡ nợ, hay không thể trả lại tiền cho trái chủ.

Ngoài ra c̣n phải kể đến vị thế là đồng tiền dự trữ quốc tế của đồng đô la Mỹ. Ở thời điểm hiện tại, đô la Mỹ (USD) đang chiếm tới hơn một nửa tổng lượng dự trữ ngoại hối của toàn thế giới (bên cạnh vàng). Hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Nga … chọn đồng USD làm nguồn dự trữ ngoại hối, để bảo đảm an ninh tiền tệ cho quốc gia ḿnh.

Với những yếu tố then chốt như vậy, có thể nói tầm ảnh hưởng và sức mạnh vô địch của đồng USD là không ai có thể chối bỏ. Dù muốn hay không.

Theo số liệu được công bố, dự trữ ngoại hối USD của Trung Quốc thời điểm đầu năm 2018 là 3.142 tỷ USD, của Nhật là 1.205 tỷ USD, của Việt Nam là 63 tỷ USD…

Riêng Nga, thời điểm tháng 7/2017 đang có dự trữ ngoại hối khoảng 415 tỷ USD và đang giảm nhanh. Có tin nói Nga đang từng bước chuyển hướng từ dự trữ USD sang dự trữ vàng trong bối cảnh đang bị Mỹ và châu Âu cấm vận. Thời điểm tháng 8/2018, Nga nói đang có 2.000 tấn vàng dự trữ. (Năm 2018 Mỹ đang có khoảng 8.150 tấn vàng dự trữ). Trị giá mỗi tấn vàng thời điểm hiện nay (năm 2018) khoảng 64,3 triệu USD.

Khó khăn kinh tế, Trung Quốc & Nga đành phải bán trái phiếu Mỹ 

Câu hỏi đặt là là khi nào th́ một chủ nợ muốn lấy lại tiền vốn của ḿnh? Lư do cơ bản nhất, đó là khi người đó khó khăn, cần khoản tiền lớn để trang trải các khoản chi phí, nợ nần; hoặc cần tiền để đầu tư vào những nguồn khác.

Nếu không khó khăn, th́ không cần phải lấy lại vốn đang cho vay. V́ vẫn được hưởng lăi suất và vốn th́ vẫn c̣n nguyên đó. Đặc biệt là khi giá trị đồng USD luôn ổn định, trong khi đồng tiền của hàng loạt quốc giá khác mất giá rất lớn, chỉ sau một vài năm.

Kể từ khi cuộc chiến trang thương mại Mỹ – Trung Quốc xảy ra, nền kinh tế Trung Quốc đă phải gánh chịu những xáo trộn lớn nhất trong ṿng vài chục năm qua. Đồng nhân dân tệ (NDT) liên tục mất giá, vốn hóa trên thị trường chứng khoán giảm khủng khiếp. Để ổn định t́nh h́nh, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đă phải nhiều lần bơm thêm USD vào thị trường. Và để có thêm nguồn ngoại tệ, Trung Quốc đă liên tục bán trái phiếu Mỹ của ḿnh. Mặc dù số bán chưa phải là quá lớn.

Theo số liệu Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố đầu tháng 10/2018, giá trị số trái phiếu chính phủ Mỹ do Trung Quốc nắm giữ chỉ c̣n 1.165 tỷ USD trong tháng 8, giảm so với 1.171 tỷ USD tháng 7. Nhật Bản – chủ nợ trái phiếu nước ngoài lớn nh́ của Mỹ, sau Trung Quốc, cũng giảm sở hữu xuống c̣n 1.030 tỷ USD, từ 1.036 tỷ USD trước đó.

Số trái phiếu Trung Quốc nắm giữ đă giảm 3 tháng qua và có thể tiếp tục đi xuống, do chiến tranh thương mại làm xấu đi quan hệ Mỹ – Trung, từ đó làm giảm nhu cầu trái phiếu của họ”, Thomas Simons – nhà kinh tế học tại Jefferies cho biết.

Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin trả lời trên CNBC rằng ông không lo lắng về “đ̣n trả đũa” bằng trái phiếu Mỹ của Bắc Kinh, do tự tin chứng khoán này vẫn rất hấp dẫn. “Nếu họ quyết định không muốn giữ nữa, vẫn c̣n nhiều người mua khác”, ông giải thích.

Trong tháng 8/2018, tổng giá trị số trái phiếu chính phủ Mỹ do thực thể nước ngoài sở hữu đă tăng hơn 35 tỷ USD lên 6.287 tỷ USD. Brazil, Ireland và Saudi Arabia nằm trong nhóm nước tăng mua.

Giới phân tích cho rằng có thể Trung Quốc chấp nhận giảm dự trữ ngoại hối để b́nh ổn NDT và ngăn đồng tiền này giảm sâu. Một năm qua, NDT đă mất giá hơn 4% so với USD, do các dấu hiệu tăng trưởng trong nước chậm lại và ḍng vốn rút ra.

Tương tự, từ khoảng một năm qua Nga cũng đă liên tục bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ. Theo dữ liệu do Bộ Tài chính Mỹ công bố trung tuần tháng 7/2018, chỉ trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm nay, mức nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ của Nga đă giảm đột ngột c̣n 14,9 tỷ USD, từ mức 96,1 tỷ USD.

Như vậy, có thể thấy chỉ trong một thời gian rất ngắn Nga đă bán gần hết số trái phiếu chính phủ Mỹ mà ḿnh đang nắm giữ. Và nước Nga quả thật đang rất nghèo – nếu xét về quy mô của một nền kinh tế. Họ chỉ c̣n có 14,9 tỷ USD trái phiếu Mỹ, sau khi bán ra để lấy được khoảng 80 tỷ USD. Nếu có việc cần dùng đến USD, Nga sẽ phải mua lại với giá đắt hơn nhiều, trong bối cảnh đồng rub của ḿnh đang liên tục mất giá. Nền kinh tế Nga hiện đă lọt ra ngoài top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới (trong bối cảnh tỷ lệ dân cư già tăng nhanh, tài nguyên bị đào bán sắp cạn kiệt …)

Chỉ trong ṿng 6 tháng qua (từ tháng 4 đến tháng 10/2018), đồng rub Nga mất giá tới 15%. Tỷ giá ngoại hối ngày 18/10/2018 1USD = 65,56 rup Nga. Trong khi ngày 1/1/2018 1 USD mới chỉ là 57,63 rub.

Việc Nga bán trái phiếu chính phủ Mỹ xảy ra trong bối cảnh dư luận Mỹ bất b́nh v́ cho rằng Moscow đă can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Nghi vấn này đă góp phần dẫn tới việc Mỹ siết trừng phạt kinh tế đối với Nga.

Chuyên gia về trái phiếu Kevin Giddis từ công ty Raymond James nói: “Tôi cho rằng, một phần nguyên nhân khiến Nga bán ra trái phiếu Mỹ là do kinh tế Nga bị trừng phạt, mặt khác do họ điều chỉnh danh mục đầu tư. Nhưng việc này hoàn toàn không có nhiều tác động đến thị trường tài chính Mỹ”.

Trở lại