KHÁC BIỆT GIỮA TRUMP và BIDEN VỀ GIẢI PHÁP TRIỀU TIÊN

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

US to Dock Nuclear Subs in South Korea for First Time in 40 Years (AP)

U.S. to send nuclear ballistic sub to South Korea in show of force (Nikkei)

U.S. to Strengthen Nuclear Protection of S.Korea (Chosunilbo)

Korea, US affirm stronger space alliance (Korea Herald)

U.S., South Korea escalate efforts to deter North Korea nuclear attacks (Washington Times)

 

KHÁC BIỆT GIỮA TRUMP và BIDEN VỀ GIẢI PHÁP TRIỀU TIÊN

Đại-Dương

Lịch tŕnh đón tiếp long trọng Tổng thống Đại Hàn, Yoon Suk Yeol chỉ một ngày sau khi Tổng thống Joe Biden công khai tuyên bố tái tranh cử vào ngày 15/4/2023. Cuộc họp báo rềnh rang tại sân cỏ Toà Bạch Ốc với gần 7,000 khách mời. Tiếp theo dạ tiệc lộng lẫy, hào nhoáng với thảm đỏ bao gồm các nhà lănh đạo, chức sắc chủ chốt và phu nhân của họ, sau nhiều tuần lễ lên kế hoạch chu đáo.

Biden cứ vô tư, nhưng, Yoon thắc mắc khi tài liệu của Ngũ Giác Đài tiết lộ việc t́nh báo Hoa Kỳ giám sát các đồng minh, kể cả Đại Hàn đă chấm dứt chưa.

Biden muốn chứng tỏ đă lưu tâm nhiều tới t́nh h́nh trên Bán đảo Triều Tiên nên thỏa thuận với Yoon để ngăn chặn Bắc Hàn khởi động một cuộc tấn công hạt nhân, bao gồm cả việc triển khai tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ tới Hàn Quốc.

Từ cuối tháng 5/2017, B́nh Nhưỡng phóng hoả tiễn đe doạ Đại Hàn. Tổng thống Donald Trump lập tức gởi 2 Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm tập trận trên Biển Nhật Bản với Đại Hàn. Tiếp theo phái Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm thứ ba tới khu vực này. Chưa bao giờ Hoa Kỳ điều động 3 Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm tập trận cùng một lúc. Đồng thời, cũng ra lệnh cho các Pháo đài bay chiến lược phi-hành xuyên qua phía Nam Bán đảo Triều Tiên.

Ngày 6 tháng 6 năm 2017, Tổng thống Donald Trump đă cho phép Tiềm thuỷ đỉnh hạt nhân USS Cheyenne cặp cảng Busan để “thuỷ thủ nghỉ ngơi và nhận tiếp liệu”. Nhưng, Hăng tin AP lại viết Chính quyền Biden thỏa thuận cho các Tiềm thuỷ đỉnh hạt nhân của Hoa Kỳ cập bến Đại Hàn lần đầu tiên sau 40 năm!!!

Kết quả, Chủ tịch Kim Chính Ân ngừng khiêu khích và ngồi vào bàn thương thảo với Tổng thống Donald Trump về giải giới vũ khí hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên mà các vị tiền nhiệm đều chưa làm được dù đă bỏ nhiều tiền để ve văn.

Sau hai ṿng đàm phán tại Tân Gia Ba và Hà Nội th́ Kim Chính Ân bị áp lực từ Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa nên từ chối bàn về giải giới hạt nhân mà muốn trở lại “Hội nghị 6 bên” cù cưa (Nga, Trung Cộng, Bắc Hàn, Nam Hàn, Hoa Kỳ, Nhật Bản). Tổng thống Trump không chấp nhận kiểu đàm phán từng kéo dài nhiều năm mà chẳng mang lại kết quả nên chấm dứt đàm phán theo điều kiện của Kim.

Liên minh Hoa Kỳ-Đại Hàn đă được 70 năm sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc và 28,500 lính Mỹ tiếp tục đồn trú mà Tổng thống Yoon ca tụng “v́ một mục đích cao cả: bảo vệ tự do”.

Tuy nhiên, mối quan hệ Hàn-Mỹ nồng ấm hoặc nhạt phai tuỳ thuộc vào phe Bảo thủ hoặc Cấp tiến của Đại Hàn lên cầm quyền.

Bắc Triều Tiên ôm tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân để thôn tính Đại Hàn nên các Chính quyền Bill Clinton, George W. Bush, Barack Obama phải tốn biết bao công sức và tiền bạc để dàn xếp với B́nh Nhưỡng. Nhưng, thất bại liên tục v́ họ quá tin vào thiện chí của Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh. Thực tế, Nga, Tàu, Bắc Hàn chỉ muốn buộc Mỹ rút quân khỏi Bán đảo Triều Tiên.

Quan hệ Nam, Bắc Hàn tuỳ thuộc và phe Hữu hoặc Tả của Đại Hàn lên cầm quyền. Phe Hữu cầm quyền thể hiện chính sách cứng rắn đối với Bắc Hàn và nồng ấm với Hoa Kỳ để nâng cao khả năng tác chiến và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ngược lại, Tả phái nghiêng về giải pháp hoà giải dân tộc nên tiền mất tật mang mỗi khi thương lượng với B́nh Nhưỡng.

Hội nghị 6 bên bàn tới, bàn lui rồi hy vọng. Nhưng, sau khi nhận tiền, dầu hoả của Tây Phương và Đại Hàn xong th́ Bắc Hàn lật lọng. Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh, B́nh Nhưỡng cười kh́ trong khi Hoa Thịnh Đốn, Tokyo, Hán Thành chưa t́m được biện pháp đối phó hữu hiệu.

T́nh h́nh trên Bán đảo Triều Tiên đă đổi hướng khi tỉ phú Donald Trump đắc cử chức Tổng thống thứ 45 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.

Khi Kim Chính Ân đe dọa tấn công Đại Hàn th́ Trump thuyết phục Đại Hàn chấp nhận Thiết đặt Hệ thống Pḥng thủ Hỏa tiễn Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) được chấp nhận từ thời Tổng thống Obama mà măi tới cuối tháng 4/2019 Tổng thống Trump mới thực hiện được. THAAD có khả năng bắn rơi tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong giai đoạn sắp-tiếp-đất; tầm che phủ 200km và đạt độ cao 150km đă triển khai tại Guam và Hawaii.

Suốt 12 năm cầm quyền, Barack Obama và Joe Biden đă gây chiến ở Libya và giết chết thần tượng của dân tộc này: Tổng thống Muammar Gaddafi (1979-2011) khiến cho quốc gia này trở thành một nhà nước thất bại.

Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton vận động dân-chủ-hoá tại Trung Đông đă biến thành chiến trường đẫm máu, tạo điều kiện cho Nhà nước Hồi giáo IS phát triển nhanh chóng bằng bạo lực tuyệt đối. IS không những được phe Hồi giáo Sunni hợp tác mà c̣n tiếp nhận các thành phần Sunni cực đoan khắp thế giới đến Iraq đầu quân. IS tiến hành cuộc chiến chinh phục Iraq và Syria suốt nhiệm kỳ Obama.

Sau khi đắc cử khoảng một năm, Tổng thống Trump đă b́nh định t́nh h́nh Trung Đông, tiêu diệt IS mang lại sự ổn định ở Trung Đông. Thu hồi các thành phố lớn cho Iraq sau khi đánh bại IS với một số quân Mỹ ít ỏi san bằng Thủ đô của IS ở Syria. Cuối cùng tiêu diệt thủ lĩnh của IS.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Trump đến Ả Rập Xê-út được đón tiếp bằng nghi thức ngoại giao cao nhất của nước này. Hai bên đồng ư hợp tác để quyết định giá dầu hoả thế giới và bắt đầu giải quyết mối mâu thuẫn truyền kiếp Israel-Hồi giáo. Tổ chức OPEC và Tổ chức OPEC+ từng làm mưa làm gió về giá dầu thô trên thế giới đă chuyển vào tay Hoa Kỳ-Ả Rập Xê-Út.

Donald Trump là vị tổng thống duy nhất của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ không tạo ra một cuộc chiến nào mà c̣n thu dọn các chiến trường Trung Đông, Afghanistan do các vị tiền nhiệm lưu lại; tạo điều kiện ngưng cuộc nội chiến tại Ukraine.

Tổng thống Trump bị nhiều quốc gia trong NATO bực tức v́ đ̣i hỏi họ phải đóng 2% GDP cho chi phí quốc pḥng được biểu quyết vào năm 2014; hoặc đ̣i Nhật Bản và Đại Hàn phải đóng thêm chi phí cho việc đóng quân của Hoa Kỳ. Khi Nga xua quân vào Ukraine theo sự xúi giục của Tổng thống Joe Biden th́ tất cả 30 nước trong NATO vội góp đủ tức th́.

Hữu phái ở Đại Hàn lên cầm quyền được quốc tế ủng hộ v́ chủ trương thay đổi chính sách ươn hèn đối với Bắc Hàn.

Hội nghị Ngoại trưởng G7 tại Nhật Bản mới đây đă ra tuyên bố “Triều Tiên không thể có tư cách là một quốc gia có vũ khí hạt nhân”.

Bộ trưởng Ngoại giao Choe Son Hui của Bắc Hàn nổi trận lôi đ́nh “Triều Tiên nay là một quốc gia có vũ khí hạt nhân không phải là điều được ban cho hay công nhận bởi bất kỳ ai”. Từ năm 2022 đến nay, Bắc Hàn đă hơn 80 lần sử dụng kỹ thuật tên lửa đạn đạo.

T́nh h́nh Bán đảo Triều Tiên dịu hẳn sau hai năm tại chức của Tổng thống Donald Trump với hai lần hội họp tại Tân Gia Ba và Hà Nội.

Tổng thống Donald Trump đă đơn thương độc mă bước sang biên giới Bắc Hàn để dắt tay Chủ tịch Kim Chính Ân đến Bàn Môn Điếm để cùng với Tổng thống Đại Hàn Moon Jae-in bàn chuyện thống nhất đất nước. Trump lập tức lên trực thăng bay đi để cho họ tự giải quyết số phận dân tộc Triều Tiên.

Chưa có vị Tổng thống Hoa Kỳ nào dám một ḿnh bước qua đường biên giới Nam-Bắc Triều Tiên được bố trí vũ khí dày đặc.

Chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên như chỉ mành treo chuông mà duy nhất chỉ có Tổng thống Trump mới t́m được giải pháp hoà giải Nam-Bắc Hàn.

Nhưng, Đại dịch SARS-CoV-2 (Covid-19) xuất phát từ Viện Virus học Vũ Hán (WIV) lan tràn khắp thế giới làm xáo trộn sinh hoạt của loài người. Nhân loại dồn mọi nỗ lực để chống đỡ nên giải pháp ḥa b́nh trên Bán đảo Triều Tiên cũng bị đóng băng.

Sau khi Covid-19 lắng dịu và Joe Biden bất ngờ trở thành Tổng thống thứ 46 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ th́ B́nh Nhưỡng bắt đầu leo thang kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân.

B́nh Nhưỡng khởi động chiến dịch đe dọa Hoa Kỳ, Đại Hàn, Nhật Bản bất chấp lời kêu gọi đàm phán không điều kiện tiên quyết của Tổng thống Joe Biden.

Cho tới nay, B́nh Nhưỡng vẫn tiếp tục coi Biden như một con rối nên không đáng tin cậy để nói chuyện hoặc đàm phán liên quan đến vấn đề Bán đảo Triều Tiên.

Đại-Dương  

 

Trở lại