Khi Hoa Kỳ can thiệp

Lê Phan

Cách đây hơn một thế kỷ, Tổng Thống Theodore Roosevelt đă là vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ định nghĩa Thái B́nh Dương nằm trong quyền lợi cốt lơi của nước Mỹ. Nhưng ông cũng là người đă khuyên người Mỹ hăy “nói năng ôn tồn nhưng cầm cây gậy lớn.” Hôm Thứ Năm vừa qua, một người vốn cũng ăn nói rất nhẹ nhàng, như là một nhà học giả hơn là một vị bộ trưởng quốc pḥng, ông Ashton Carter đă sử dụng một chuyến viếng thăm hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ được đặt tên để vinh danh vị cố tổng thống để gửi đến Bắc Kinh một khuyến cáo đầy tính biểu tượng.

Tuyên bố trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt -vốn có cái nick name là “The Big Stick” - ở Biển Đông, ông Carter nói đă có “rất nhiều quan ngại về Trung Quốc trong vùng.”

“Nhiều quốc gia trong vùng đă đến với Hoa Kỳ và yêu cầu chúng tôi làm thêm với họ để chúng ta có thể cùng nhau duy tŕ ḥa b́nh ở đó,” ông Carter nói tiếp trong khi khuyến cáo về “những dành chủ quyền quá mức và quân sự hóa, mà chính là do Trung Quốc” gây nên ở vùng biển mà thế giới gọi là Biển Nam Trung Hoa.

Khi ông tuyên bố, Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đang ở vị trí khoảng từ 150 đến 200 hải lư phía nam của quần đảo Trường Sa, khu vực tranh chấp ở Biển Đông nơi Trung Cộng đang xây dựng một lô các đảo nhân tạo qua việc vét đất cát từ đáy biển lên.

Chuyến viếng thăm của hàng không mẫu hạm Roosevelt này là cực điểm của mười ngày những hành động quân sự và ngoại giao đầy mạo hiểm của Hoa Kỳ mà ông Carter hy vọng có thể thuyết phục Trung Cộng đừng nới rộng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông và để trấn an những đồng minh ngày càng lo sợ về sự bền vững của sự hiện diện của Hoa Kỳ ở vùng tây Thái B́nh Dương.

Dĩ nhiên sự phô trưởng sức mạnh hải quân có thể có nguy cơ khiêu khích Trung Cộng và khơi ng̣i cho một cuộc cạnh tranh gay go ở Biển Đông giữa hai quân đội lớn nhất địa cầu này.

Tuy Hoa Kỳ quả đang đối diện với những cuộc khủng hoảng quân sự tức thời hơn, từ sự bền bỉ của các tay súng Islamic State ở Syria và Iraq đến cuộc chiến ở Ukraine, chính sự cạnh tranh đang vừa h́nh thành ở vùng tây Thái B́nh Dương với Trung Cộng trong ṿng hai thập niên tới đây sẽ đóng góp nhiều hơn bất cứ cái ǵ khác để ấn định thăng bằng quyền lực toàn cầu và khả năng của Hoa Kỳ có thể tiếp tục là quốc gia trung tâm của hệ thống quyền lực quốc tế.

Tuần rồi, Hoa Kỳ gửi Chiến Hạm USS Lassen, một khu trục hạm, vào bên trong khu vực 12 hải lư của Băi Subi, một ḥn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh mới dựng lên ở Biển Đông, để chứng tỏ là Hoa Kỳ không công nhận bất cứ việc dành chủ quyền nào của Trung Cộng ở khu vực biển quanh đó.

Hạm Trưởng Robert Francis của Chiến Hạm USS Lassen cho biết là chiếc tàu của ông đă bị một khu trục hạm của Trung Cộng theo dơi trong ṿng hai tuần lễ, kể cả ngày mà nó đă thực hiện một “chiến dịch tự do hải hành” trên Biển Nam Trung Hoa. Ông nói là chiến hạm Trung Cộng đă đưa ra khuyến cáo là Chiến hạm USS Lassen đă đi vào lănh hải của Trung Quốc nhưng đă hành xử “một cách chuyên nghiệp” và “lịch sự.”

Nhưng chính phủ ở Bắc Kinh th́ không “lịch sự” như các quân nhân của họ. Bắc Kinh đă giận dữ phản ứng trước các chiến dịch của Hoa Kỳ ở Biển Đông, cáo buộc Washington đă vi phạm lănh thổ. Phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh của Bắc Kinh đă tuyên bố tại cuộc họp báo định kỳ cũng hôm Thứ Năm vừa qua để chỉ trích việc “phất ngọn cờ tự do hải hành để thúc đẩy việc quân sự hóa Biển Nam Trung Hoa khiến đă khiêu khích và gây nguy hiểm cho các quốc gia khác.” Bà Hoa, người b́nh thường ăn nói rất mạch lạc, sau đó thêm vào một câu hơi vô nghĩa “Trong khía cạnh này, chúng tôi hy vọng là các hành động liên hệ và các ư định của Hoa Kỳ có thể được thực hiện cởi mở và công khai.” Như một nhà b́nh luận đă chỉ ra, Hoa Kỳ đă khuyến cáo, thả bong bóng, báo trước nhiều ngày trước khi có chuyến du hành của USS Lassen.

Trong ngắn hạn, những câu hỏi chính sẽ là liệu Trung Cộng có tiếp tục gửi thêm quân trang quân cụ và nhân sự đến các ḥn đảo mà họ đă xây dựng trong vùng quần đảo Trường Sa trong 18 tháng qua. Xa hơn nữa, các viên chức Hoa Kỳ lo ngại là Bắc Kinh sẽ t́m cách thiết lập một khu nhận diện pḥng không ở Biển Đông, một việc có nghĩa là một cố gắng để dành trọn không phận của vùng này.

Hôm Thứ Hai tuần này, sau khi gửi Chiến Hạm USS Lassen đến Đá Subi, các viên chức Hoa Kỳ nói là họ sẽ tiếp tục khẳng định quyền hải hành qua việc tổ chức thêm những chiến dịch tương tự ở Biển Đông, có vẻ như khoảng hai lần mỗi tam cá nguyệt.

Yếu tố nữa mà Washington hy vọng sẽ giúp giới hạn Trung Cộng là sự gia tăng ủng hộ cho một sự hiện diện của quân đội Mỹ trong vùng từ các nước láng giềng của Trung Quốc, hậu quả của hành động khiêu khích của Bắc Kinh.

Trong ṿng hai năm qua, Hoa Kỳ đă đồng ư hợp tác quân sự chặt chẽ hơn với Nhật Bản, Philippines và Úc. Hà Nội, tuy bị vướng mắc v́ vẫn c̣n có liên hệ chủ thuyết với Bắc Kinh và quen thói đi dây giữa các cường quốc, ngày cũng xích lại gần với Hoa Kỳ hơn khi tham gia thỏa thuận mậu dịch do Hoa Kỳ lănh đạo. Nếu không có đ̣i hỏi của Hoa Kỳ về nhân quyền và quyền tự do tôn giáo th́ hẳn bây giờ Hà Nội đă bắt đầu được mua vũ khí của Hoa Kỳ.

Quốc gia mới nhất tiến gần hơn với Washington là Malaysia, vốn cũng có một cuộc tranh chấp lănh hải trong Biển Đông với Trung Cộng và đă ngày càng chỉ trích Bắc Kinh hơn trong năm qua. Mà Malaysia lo ngại cũng phải khi trong chưa đầy một năm, Trung Cộng tổ chức hai cuộc tập trận ở Băi James (James Shoal). Băi James nằm ngoài hải phận của Malaysia nhưng nằm trong vùng đặc quyền khai thác kinh tế của họ và là nơi mà Malaysia đang có những giàn khoan thăm ḍ dầu khí. Hai chuyến tập trận hải quân liên tiếp trong năm 2014 đă có tác dụng là đẩy Malaysia đến gần với Hoa Kỳ hơn.

Malaysia, trong nhiều năm giả bộ làm ngơ v́ muốn bảo vệ quyền lợi kinh tế qua liên hệ với Bắc Kinh vốn là nước bạn hàng lớn nhất của ḿnh. Nhưng Băi James nằm cách lục địa Trung Hoa 1,800km (1,100miles). Nó gần Malaysia, Brunei, Singapore, Philippines, Việt Nam và Indonesia, tức là hầu hết Đông Nam Á, hơn là với bờ biển Trung Cộng. Nhưng Bắc Kinh vẫn khẳng định vùng biển này là biên giới lănh hải cực nam của họ, cái đáy của cái đường “lưỡi ḅ” có 9 đoạn vốn bao gồm hơn 90% của 3.5 triệu cây số vuông (1.35 sq mile) của Biển Đông. Những h́nh ảnh được báo chí nhà nước Trung Cộng phổ biến hôm 26 Tháng Giêng năm 2014 cho thấy nhiều trăm binh sĩ thủy quân Trung Cộng đứng chào quốc kỳ trên một chiến hạm, hộ tống bởi hai khu trục hạm và một trực thăng ở Băi James. Chưa hết, họ c̣n làm lễ uống máu ăn thề tuyên thệ bảo vệ lănh hải Trung Cộng ở ngay tại băi cạn này.

Nhà học giả Tang Siew Mun, một chuyên gia của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế của Malaysia cũng là một cố vấn của chính phủ đă phải tuyên bố “Đây là một hồi chuông cảnh tỉnh cho chuyện ǵ có thể xảy ra cho chúng tôi và đang xảy ra cho chúng tôi. Trong nhiều năm chúng tôi tin vào liên hệ đặc biệt... Băi James đă cho chúng tôi thấy, nhiều lần, là khi nói đến chuyện Trung Quốc bảo vệ quyền lợi quốc gia và chủ quyền của họ th́ lại là một tṛ chơi khác hẳn.”  

Chính v́ thế mà lần này ông Carter đă bay đến Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt từ một căn cứ không quân ở Malaysia và đi cùng với ông là ông Hishammuddin Hussein, bộ trưởng Quốc Pḥng Malaysia. Tuần tới, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ sẽ tham dự một cuộc tập trận ở miền đông Malaysia và hai chính phủ đang bàn thảo về việc gia tăng thêm các cuộc tập trận.

Một viên chức Hoa Kỳ đă nhận xét “Đă có một sự chú ư nhiều hơn (từ phía Malaysia) trong việc phát triển liên hệ Quốc Pḥng với Hoa Kỳ trong mấy năm gần đây. Trung Quốc đă tự làm hại ḿnh khi họ gây áp lực lên các quốc gia đừng làm họ phật ḷng bởi việc này đă gửi một thông điệp đến toàn vùng là Trung Quốc là quốc gia họ cần phải cẩn thận đề pḥng.”  

Tiến Sĩ Mira Rapp-Hooper, chuyên gia Á Châu của Viện Nghiên Cứu Center for a New American Security, được tờ Financial Times dẫn lời, th́ nói là Trung Quốc đang đẩy nhiều quốc gia về hướng Hoa Kỳ nếu họ tiếp tục quân sự hóa Biển Đông. Bà nói “Nếu đà này tiếp tục đi về hướng nhanh chóng quân sự hóa th́ các quốc gia như Malaysia và Việt Nam sẽ lại càng t́m đến.”

Riêng Tiến Sĩ Carter, bộ trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ, th́ cả quyết là thế lực hải quân của Trung Cộng trong vùng, tuy đang lên, cũng không ngăn cản được Hoa Kỳ duy tŕ vai tṛ làm cột trụ cho an ninh vùng. Ông nói “Hoa kỳ đă là một thế lực ổn định ở đây. Việc này đă cho phép phép lạ Á Châu xảy ra trong 70 năm qua.” 

Trở lại