KINH TẾ TRUNG QUỐC ĐĂ BẢO HOÀ

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

The End of China’s Rise - Beijing Is Running Out of Time to Remake the World (Foreign Affair)

Japan’s Changing ODA Diplomacy (Diplomat)

Chinese developer Zhenro's stock crashes 81% on debt worries (Nikkei)

A researcher who foresaw Evergrande’s troubles says it’s a pyramid scheme (QUARTZ)

Quad alliance diplomats stress ‘adherence to international law’ but don’t mention China (SCMP)

 

KINH TẾ TRUNG QUỐC ĐĂ BẢO HOÀ

Đại-Dương

Cán cân lực lượng trên thế giới đă xoay chuyển bất lợi cho Trung Quốc khi Tân Tổng thống Donald Trump bước vào Toà Bạch Ốc với khẩu hiệu “Make America Great Again”. Một điều mà ít ai nghĩ tới bằng cách nào có thể ngăn chặn bước chân Thành Cát Tư Hăn đương thời, tức Tập Cận B́nh.

Giới lănh đạo Bắc Kinh từng nghĩ rằng các chính trị gia Tây Phương đều ngây thơ và bộc trực, thiếu chiều sâu suy tư nên Chủ tịch Tập Cận B́nh mới mở rộng cổng Tử Cấm Thành để đón tiếp một vị tân chủ nhân Toà Bạch Ốc, vốn chỉ có kinh nghiệm trong nghề Kinh doanh Địa ốc, bằng những nghi lễ trang trọng nhất dành riêng cho cương vị Hoàng Đế.

Tổng thống Trump nói nói, cười cười mà không hề hứa hẹn, cam kết bất cứ điều ǵ trước khi trở về Hoa Thịnh Đốn. Ít ai chú ư tới chi tiết này nên cứ tưởng mối giao hảo Hoa Kỳ-Trung Quốc sẽ tiếp tục đi trên con đường nở hoa!

Sự thật, Tổng thống Trump đă có một kế hoạch lâu dài và quyết liệt để ngăn chặn tham vọng vô bờ của Chủ tịch Tập khiến thế giới bất ngờ.

Tại diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2018 và 2019, Tổng thống Donald Trump đă công khai tố cáo tham vọng bành trướng, bá quyền của Trung Quốc và kêu gọi Cộng đồng Quốc tế phải loại trừ Chủ nghĩa Xă hội và Chủ nghĩa Cộng sản để xây dựng nền Tự do Dân Chủ.

Cộng đồng nhân loại đột nhiên bừng tỉnh sau một cơn mê dài. Nhưng, các nhà lănh đạo và giới tinh hoa trên thế giới sợ mất thế độc quyền hưởng thụ nên hợp sức chống đối quyết liệt.

Hồi tưởng việc Liên Xô sụp đổ năm 1991 do Tổng thống Ronald Reagan (1981-1989) áp dụng chính sách cô lập Mạc Tư Khoa trên hai phương diện kinh tế và chính trị. Reagan đă cấm bán những dụng cụ phát triển kinh tế làm cho Liên Xô không thể nâng cao đời sống của dân chúng và c̣n ít khả năng viện trợ cho các chư hầu. Chính sách cuốn chiếu Chủ nghĩa Cộng sản khắp thế giới tạo điều kiện cho các quốc gia Đông Âu vùng lên thoát khỏi ách thống trị của Liên Xô.

Sau khi dân chúng Đông Âu sực tỉnh và sự sụp đổ dễ dàng của Liên Xô mà không cần dùng tới súng đạn khiến cho giới tinh hoa quốc tế cho rằng phải sử dụng kinh tế để làm thay đổi chế độ Cộng sản tại Trung Quốc. Khẩu hiệu được đề cao từ đầu: “Phát triển kinh tế sẽ kéo theo thay đổi chính trị”. Một vị tiến sĩ kinh tế gốc Việt ở Hoa Kỳ từng chủ trương “Chúng ta chỉ cần dùng kinh tế để đánh Cộng sản Việt Nam”. Nhưng, đă lắc đầu trước câu hỏi “Ông có thể bán hết tài sản ở Mỹ về Việt Nam đánh Cộng sản bằng kinh tế hay không”.

Từ đó, tiền bạc, chất xám khắp thế giới đă đổ vào nơi có hơn 1.4 tỷ miệng ăn làm cải thiện môi trường sống và nền kinh tế rách nát Xă hội Chủ nghĩa của Trung Quốc.

Thiện chí cao cả lúc ban đầu dần dần trở thành trái đắng. It nhất có hai cựu thủ tướng Anh, hai cựu thủ tướng Pháp, một cựu Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu, một cựu thủ tướng Úc, chưa kể vô số chuyên gia, viên chức cao cấp thuộc các ngành nghề đă mang kiến thức trị quốc, xây dựng kinh tế trao cho Bắc Kinh.

Ưu, khuyết điểm của hệ thống chính trị và kinh tế Tây Phương đă lọt vào tay Trung Quốc. Bắc Kinh dựa vào đó lách né, khai thác để xây dựng một hệ thống toàn trị chặt chẽ và nền kinh tế phát triển ngoạn mục và độc quyền. Quan trọng hơn hết, các chuyên gia và chính trị gia Tây Phương đă giúp Bắc Kinh chuẩn bị việc gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO) vào năm 2001. Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP) của Trung Quốc đă tăng lên 40 lần kể từ năm 1978.

Hai chuyên gia Michael Beckley và Hal Brands đă tŕnh bày nguyên nhân và hậu quả của sự trổi dậy và tàn lụi kinh tế tại Trung Quốc trong bài “The End of China’s Rise - Beijing Is Running Out of Time to Remake the World” đăng trên Foreign Affair ngày 1 tháng 10 năm 2021. Họ nhận xét “nền ḥa b́nh và thịnh vượng đă hiện diện trong vài thập niên qua là một điều bất b́nh thường trong lịch sử”.

Từ năm 1839 đến năm 1949, các Đế quốc quyền lực trên thế giới đă xé nát Trung Hoa tiếp theo sự thù địch của Hoa Kỳ và Liên Xô từ năm 1960 nên Hoa Lục rơi vào hoàn cảnh nghèo đói và xung đột.

Việc mở cửa cho Hoa Kỳ vào năm 1971 đă phá vỡ khuôn mẫu kể trên nên Trung Quốc có một đất nước an toàn, cơ hội tiếp cận tư bản và các thị trường nước ngoài là một thời điểm quá toàn hảo.

Từ thập niên 1950, Bắc Kinh khuyến khích phụ nữ sinh nhiều con và bắt đầu giới hạn một con vào thập niên 1970, nhưng, trong ṿng 30 năm, dân số Trung Quốc đă tăng 80%, một thị trường nhân dụng cần thiết cho tiếp nhận vốn và kỹ thuật tiên tiến từ nước ngoài đổ vào.

Chính sách “màu đen, mèo trắng miễn bắt được chuột” của Lănh tụ Đặng Tiểu B́nh đă xoá bỏ lằn ranh Quốc-Cộng trong lĩnh vực kinh tế mà siết chặt hệ thống chính trị để Trung Quốc không trượt khỏi mô h́nh chính trị Mác-Lê-Mao.

Giới doanh nhân quốc tế háo hức khai thác thị trường hơn 1.4 tỷ miệng ăn và khối nhân dụng dồi dào, giá rẻ đă giúp nền kinh tế Trung Quốc tiến dần tới thống trị toàn cầu bằng các thủ đoạn ma giáo: (1) Nhân danh quốc gia đang phát triển để hưởng mọi loại ưu đăi. (2) Buộc công ty ngoại quốc phải nộp một hồ sơ sản phẩm mới để Trung Quốc đăng kư bản quyền và chế tạo thành phẩm rồi mới cho phép khai thác thị trường. Đó là một trong những lư do mà số bằng sáng chế của Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới. (3) Bắc Kinh quy định chỉ cần một bộ phận trong sản phẩm do Trung Quốc chế tạo th́ được quyền ghi “Made in China”. (4) Cho các nước nghèo vay với hợp đồng không-công-khai chứa các điều khoản bất lợi thành bẫy nợ mà khoảng hơn 10 tiểu quốc đă bị rơi vào.

Nhật Bản dẫn đầu với Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA) cho Trung Quốc từ tháng 12-1979 đă lên tới 32.4 tỷ USD viện trợ cho vay, đồng thời thúc đẩy 231 dự án liên quan đến thiết lập cơ sở hạ tầng giúp cho Bắc Kinh cải thiện nền kinh tế nhanh chóng hơn trước rất nhiều.

Sankei Shimbun đă báo cáo việc Nhật Bản chấm dứt viện trợ ODA cho Trung Quốc là “sự kết thúc của một thất bại nghiêm trọng về chính sách đối ngoại”. Nhật Bản chấm dứt viện trợ ODA cho Trung Quốc đă được cựu Thủ tướng Abe Shinzo công bố vào năm 2018.

Ưu tiên phát triển kinh tế, bỏ qua nhu cầu dân sự đang đẩy dần Trung Quốc đến phá sản: (1) Một nữa ḍng sông biến mất, 60% nguồn nước ngầm không thích hợp cho con người. Tiêu huỷ 40% đất đai canh tác để xây các “thành phố ma” buộc Trung Quốc phải nhập cảng hàng đầu nông sản. Khan hiếm tài nguyên thiên nhiên khiến cho tăng trưởng rất tốn kém đối với một nền kinh tế đă trưởng thành. (2) Chính sách một con sẽ làm mất 70 triệu người ở tuổi lao động và thêm 130 triệu người cao niên vào năm 2035. Đến 1949 (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc) sẽ mất thêm 105 triệu người lao động và có thêm 64 triệu cao niên với kinh phí chiếm 30% GDP.

Tập đoàn Phát triển Địa ốc khổng lồ Evergrande của Trung Quốc đă sụp đổ v́ gây vốn theo kiểu kim tự tháp. Tiếp theo cổ phiếu của Công ty phát hành trái phiếu rác lớn thứ tư châu Á, Zhenro giảm 81% v́ nợ đang đẩy Trung Quốc vào cơn lốc phá sản.

Trung Quốc là một nước đă lên chứ không phải đang lên. Nhưng, Tập Cận B́nh tuyên bố Trung Quốc t́m kiếm “một tương lai trong đó Trung Quốc sẽ giành được thế chủ động và có vị trí thống lĩnh”.

Khi Trung Quốc thấy sẽ vào bước đường cùng có thể gây chiến để bảo vệ lợi ích kinh tế có thể khởi đầu một trang sử đen tối cho nhân loại.

V́ thế, Cộng đồng Nhân loại với Bộ Tứ làm cột trụ phải vững mạnh và đáng tin để bóp chết tham vọng vô bờ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời vận động Liên Hiệp Châu Âu (EU) bỏ thái độ “ngư ông đắc lợi” mới tạo ra môi trường lành mạnh cho loài người trên Quà Địa Cầu.

Đại-Dương  

 

Trở lại