Kissinger và ư nghĩa đích thực của t́nh trạng ḥa hoăn (Kỳ 1)

Tác giả: Niall Ferguson Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 3 và tháng 4-2024

Tóm tắt: Tái tạo chiến lược Chiến tranh Lạnh cho việc cạnh tranh với Trung Quốc

Rất ít từ nào được liên kết một cách chặt chẽ với Henry Kissinger hơn là từ “ḥa hoăn”. Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng trong ngành ngoại giao vào đầu thập niên 1900, khi vị đại sứ Pháp tại Đức đă cố gắng – nhưng thất bại – để cải thiện mối quan hệ đang xấu đi của đất nước ông với Berlin, và vào năm 1912, khi các nhà ngoại giao Anh cố gắng làm điều tương tự.

Nhưng t́nh trạng ḥa hoăn chỉ trở nên nổi tiếng trong phạm vi quốc tế vào cuối thập niên 1960 và 1970, khi Kissinger, đầu tiên là cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ và sau đó là ngoại trưởng Hoa Kỳ, đi tiên phong trong chính sách trở thành tên của ông: Giảm bớt các việc căng thẳng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ.

Không nên nhầm lẫn việc ḥa hoăn với t́nh thân hữu. Đó không phải là việc thiết lập một t́nh bạn với Moscow mà là việc giảm thiểu các rủi ro để một cuộc chiến tranh lạnh sẽ trở thành nóng. Kissinger giải thích trong hồi kư của ḿnh: “Hoa Kỳ và Liên Xô là đối thủ về ư thức hệ. Giảm căng thẳng không thể thay đổi điều đó. Thời đại hạt nhân buộc chúng ta phải cùng tồn tại. Các cuộc thập tự chinh về hùng biện cũng không thể thay đổi điều đó”.

Đối với Kissinger, ḥa hoăn là một con đường trung dung giữa sự xâm lược đă dẫn đến Đệ nhất Thế chiến, “khi châu Âu, bất chấp sự tồn tại của một sự cân bằng quân sự, cuốn hút vào trong một cuộc chiến không ai muốn” và sự nhân nhượng mà ông tin rằng đă dẫn đến Đệ nhị Thế chiến, “khi các nền dân chủ không hiểu được âm mưu của một kẻ xâm lược toàn trị”.

Để theo đuổi việc ḥa hoăn, Kissinger t́m cách kết giao với Liên Xô trong nhiều vấn đề, bao gồm việc kiểm soát vũ khí và thương mại. Ông cố gắng thiết lập “sự liên kết”, một từ khóa khác của thời đại, giữa những thứ mà Liên Xô dường như muốn (ví dụ, tiếp cận tốt hơn với nền công nghệ Mỹ) và những thứ mà Hoa Kỳ biết họ muốn (ví dụ, hỗ trợ cho việc tự thoát ra khỏi Việt Nam).

Đồng thời, Kissinger sẵn sàng chiến đấu bất cứ khi nào ông nhận ra rằng Liên Xô đang làm việc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của họ, từ Trung Đông đến Nam Phi. Nói cách khác và như chính Kissinger đă nói, ḥa hoăn có nghĩa là chấp nhận “cả răn đe và cộng sinh, cả ngăn chặn và nỗ lực giảm căng thẳng”.

Nếu t́nh cảm thực dụng đó cộng hưởng trong năm thập niên sau, đó là bởi v́ các nhà hoạch định chính sách ở Washington dường như đă đi đến một kết luận tương tự về Trung Quốc, quốc gia mà Tổng thống Mỹ Joe Biden và toán cộng sự về an ninh quốc gia dường như đă sẵn sàng thử một phiên bản của riêng ḿnh về ḥa hoăn.

Ông Biden nói với nhà lănh đạo Trung Quốc Tập Cận B́nh ở California hồi tháng 11: “Chúng ta phải bảo đảm rằng, cạnh tranh không biến thành xung đột, chúng ta cũng có trách nhiệm với dân chúng và thế giới để hợp tác khi chúng ta thấy nó có lợi ích của chúng ta để làm như vậy”.

Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia của Biden, cũng đưa ra một quan điểm tương tự trong bài tiểu luận trên trang báo này hồi năm ngoái. Ông viết: “Cuộc thi tài thực sự mang tính toàn cầu, nhưng không phải là tṛ chơi tổng bằng không. Những thách thức chung mà hai bên phải đối mặt là chưa từng có”. Để diễn giải lời của Kissinger, Hoa Kỳ và Trung Quốc là những đối thủ chủ yếu. Nhưng kỷ nguyên hạt nhân và biến đổi khí hậu, chưa kể đến trí tuệ nhân tạo, buộc cả hai phải cùng cộng sinh.

Nếu việc ḥa hoăn đang tạo ra sự trở lại trong toàn diện nhưng chỉ với cái tên, vậy th́ tại sao nó lại lỗi thời? Sau cái chết của Kissinger hồi tháng 11-2023, giới chỉ trích ông thuộc cánh tả đă nhanh chóng lặp lại danh sách các cáo trạng cũ của họ, từ vụ ném bom thường dân ở Campuchia cho đến việc ủng hộ các nhà độc tài ở Chile, Pakistan và những nơi khác.

Đối với giới cánh tả, Kissinger đă nhân cách hóa một chính sách thực dụng máu lạnh mà nó đặt nhân quyền ở Thế giới thứ ba phụ thuộc vào việc ngăn chặn. Đây là khía cạnh của việc ḥa hoăn mà Tổng thống Mỹ Jimmy Carter phản đối. Nhưng gần đây, người ta ít nghe nói về những lời chỉ trích đầy bảo thủ đối với Kissinger, họ cho rằng chính sách của Kissinger đồng nghĩa với sự nhân nhượng. Là thống đốc tiểu bang California, Ronald Reagan đă dành những năm 1970 để chỉ trích việc ḥa hoăn như là “con đường một chiều mà Liên Xô đă sử dụng để theo đuổi các mục tiêu của ḿnh”. Ông chế nhạo Kissinger là đă chấp nhận khi Liên Xô khai thác về sự ḥa hoăn một cách đạo đức giả, chẳng hạn như khi họ và đồng minh Cuba giành được thế thượng phong ở Angola trong thời hậu thuộc địa.

Trong lần tranh cử tổng thống đầu tiên hồi năm 1976, Reagan nhiều lần cam kết sẽ loại bỏ chính sách đó nếu ông đắc cử. Ông tuyên bố hồi tháng Ba năm đó: “Dưới thời các ông Kissinger và Ford, quốc gia này đă trở thành hạng nh́ về sức mạnh quân sự trong một thế giới mà  nguy hiểm – nếu không muốn nói là do định mệnh an bài – là đứng loại tốt vào hàng thứ hai”.

Reagan hầu như không phải là một ngoại lệ. Vào thời điểm ông phát biểu, giới diều hâu trong cả chính phủ đă chán ngấy với phương cách của Kissinger. Theo lời của Thượng nghị sĩ Clifford Case ở New Jersey, đảng Cộng ḥa thường phàn nàn quen thuộc rằng: “Những thắng lợi đạt được trong việc giảm căng thẳng đă tăng tích luỹ cho phía Liên Xô”. Vượt qua dị biệt về chính kiến, Robert Byrd, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ của tiểu bang West Virginia đă chọc giận Kissinger bằng cách cáo buộc Kissinger đă “đặt niềm tin to tát nơi nước Nga Cộng sản” và thông qua việc ḥa hoăn, “ôm ấp” lấy Moscow.

Trong khi đó, quân đội Mỹ cho rằng việc theo đuổi ḥa hoăn là thừa nhận thất bại. Năm 1976, Elmo Zumwalt, người vừa nghỉ hưu trong cương vị Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ, lập luận rằng, Kissinger tin rằng Hoa Kỳ đă “vượt qua đỉnh cao lịch sử như rất nhiều nền văn minh trước đó”. Cũng giống như sự nhân nhượng, vốn bắt đầu như một thuật ngữ đáng kính, đă trở nên tai tiếng vào năm 1938, việc ḥa hoăn đă trở thành một từ bẩn thỉu – và nó như vậy ngay cả trước khi Kissinger rời khỏi nhiệm sở.

Tuy nhiên, việc ḥa hoăn trong thập niên 1970 không giống như sự xoa dịu trong thập niên 1930, cả về cách thức hoạt động lẫn trong kết quả mà nó tạo ra. Không giống như nỗ lực của Anh và Pháp nhằm mua chuộc Adolf Hitler bằng những nhượng bộ lănh thổ, Kissinger và các tổng thống của ông ta cố gắng kiềm chế sự bành trướng của đối thủ. Và không giống như việc xoa dịu, ḥa hoăn đă tránh một cuộc thế chiến một cách thành công.

Viết vào giữa thập niên 1980, nhà khoa học chính trị Harvey Starr đă đếm được sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ giữa các hành vi hợp tác và xung đột trong mối quan hệ Mỹ – Liên Xô dưới thời chính quyền Nixon. Số lượng các cuộc xung đột dựa trên nhà nước thấp hơn trong thời của Kissinger (1969 – 1977) so với những năm sau đó và ngay trước đó.

Nửa thế kỷ sau, khi Washington thích nghi với thực tế của một cuộc chiến tranh lạnh mới, sự ḥa hoăn một lần nữa có thể bị trật đường rầy bởi phe diều hâu. Các chính trị gia đảng Cộng ḥa thích miêu tả đối thủ của họ là mềm mỏng với Trung Quốc, giống như những người tiền nhiệm của họ đă miêu tả đối thủ của họ là mềm mỏng với Liên Xô trong thập niên 1970. Chẳng hạn như Tom Cotton, Thượng nghị sĩ của tiểu bang Arkansas, tuyên bố rằng, Biden đang “bảo vệ quá mức và xoa dịu những người cộng sản Trung Quốc”. Chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump cáo buộc Biden “yếu đuối” “tiếp tục tạo thêm gây hấn” đối với Đài Loan.

Những cáo buộc này không có ǵ đáng ngạc nhiên; luôn luôn thu hút đối với đảng Cộng ḥa để làm sống lại tinh thần của Reagan và lặp lại lời chỉ trích về ḥa hoăn. Nhưng có một mối nguy hiểm là cả hai đảng đang hiểu sai về những bài học của thập niên 1970.

Khi ủng hộ việc ngăn chặn Trung Quốc không khoan nhượng, đảng Cộng ḥa có thể đang đánh giá cao khả năng chiếm ưu thế của Mỹ trong trường hợp xảy ra đối đầu. Để tránh t́nh trạng leo thang, chính quyền Biden có thể đánh giá thấp tầm quan trọng của việc răn đe như một thành phần của việc ḥa hoăn.

Bản chất của chiến lược của Kissinger là kết hợp sự can dự và ngăn chặn theo một cách được tư vấn tốt đẹp dựa trên t́nh trạng của nền kinh tế Mỹ và dư luận Mỹ trong thập niên 1970, hoặc điều mà Liên Xô thích gọi là “tương quan lực lượng”. Một sự kết hợp tương tự là cần thiết cho ngày nay, đặc biệt là khi mối tương quan của các lực lượng thuận lợi hơn cho Bắc Kinh so với Moscow.

(C̣n tiếp)

Trở lại