Kissinger và ư nghĩa đích thực của t́nh trạng ḥa hoăn (Kỳ 3)

Tác giả: Niall Ferguson Đỗ Kim Thêm dịch

Thua trong trận, nhưng thắng trong cuộc chiến

Giới bảo thủ phản đối Kissinger v́ những lư do vượt ra ngoài sự khoan dung của ông đối với sự ngang bằng về hạt nhân của Liên Xô. Phe diều hâu cũng lập luận rằng, Kissinger đă quá sẵn sàng để chấp nhận điểm bất công của hệ thống Xô Viết – mặt trái lời phàn nàn của những người theo chủ thuyết tự do, rằng ông đă quá sẵn sàng để dung thứ cho đặc điểm bất công của các chế độ độc tài theo cánh hữu.

Vấn đề này đă trở nên nổi bật về hạn chế của Liên Xô đối với việc di cư của người Do Thái và đối xử với những người bất đồng chính kiến của Liên Xô, chẳng hạn như tác giả Aleksandr Solzhenitsyn. Khi Solzhenitsyn đến Hoa Kỳ trong thập niên 1970 (sau khi bị trục xuất khỏi Liên Xô), Kissinger đă chọc giận giới bảo thủ bằng cách khuyên Tổng thống Gerald Ford không nên gặp ông [Solzhenitsyn].

Solzhenitsyn trở thành một trong những đối thủ khó chịu nhất của Kissinger. Tiểu thuyết gia này nói hồi năm 1975: “Một nền ḥa b́nh bao dung cho bất kỳ h́nh thức bạo lực tàn bạo nào và bất kỳ liều lượng lớn nào của nó chống lại hàng triệu người, nó không có sự cao cả về đạo đức ngay cả trong thời đại hạt nhân”. Ông và giới phê b́nh bảo thủ khác lập luận rằng, thông qua việc ḥa hoăn, Kissinger chỉ đơn thuần cho phép mở rộng chủ nghĩa cộng sản Liên Xô. Sự sụp đổ của Sài G̣n năm 1975, Campuchia rơi vào địa ngục của chế độ độc tài cộng sản Pol Pot, sự can thiệp của Cuba – Liên Xô vào cuộc xung đột tại Angola trong thời hậu thuộc địa – những thất bại này và những thất bại địa chính trị khác, dường như minh chứng cho tuyên bố của họ.

Reagan tuyên bố hồi năm 1976, khi ông vận động chống lại Ford trong cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống của đảng Cộng ḥa: “Tôi tin vào ḥa b́nh mà ông Ford nói, nhiều như bất kỳ người nào nói. Nhưng ở những nơi như Angola, Campuchia và Việt Nam, sự b́nh an mà họ đă biết là sự b́nh an của nấm mồ. Tất cả những ǵ tôi có thể thấy là những ǵ mà các quốc gia khác trên thế giới nh́n thấy: Sự sụp đổ của ư chí Mỹ và sự rút lui của sức mạnh Mỹ”.

Không giống như cáo buộc về t́nh trạng ưu thế trong hạt nhân của Liên Xô, Kissinger không bao giờ phủ nhận rằng, chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô ở thế giới thứ ba đặt ra một mối đe dọa đối với sự ḥa hoăn và sức mạnh của Mỹ. Ông nói trong một bài phát biểu hồi tháng 11-1975: “Thời gian không c̣n nhiều; việc tiếp tục cho một chính sách can thiệp chắc chắn phải đe dọa các mối quan hệ khác. Chúng ta sẽ linh hoạt và hợp tác trong việc giải quyết các xung đột, . . . Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ cho phép việc ḥa hoăn biến thành một sự che đậy lợi thế đơn phương”.

Tuy nhiên, thực tế là trong trường hợp không có được sự ủng hộ của Quốc hội – dù là để bảo vệ cho miền Nam Việt Nam hay Angola – chính quyền Ford không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận cho sự bành trướng quân sự của Liên Xô, hoặc ít nhất là chiến thắng của các lực lượng ủy nhiệm của Liên Xô.

Kissinger nói hồi tháng 12 năm 1975: “Các tranh chấp trong nước của chúng ta đang tước đi khả năng của chúng ta cả trong việc cung cấp các động lực cho sự ôn ḥa [của Liên Xô] như trong các hạn chế đối với đạo luật thương mại, cũng như khả năng chống lại các hành động quân sự của Liên Xô như ở Angola”.

Tất nhiên, có thể tranh luận ở mức độ nào mà Kissinger hợp lư khi tuyên bố rằng, với sự hỗ trợ liên tục của Quốc hội trong việc viện trợ của Hoa Kỳ, miền Nam Việt Nam và ngay cả Angola có thể đă thoát ra khỏi được sự kiểm soát của Cộng sản.

Nhưng không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, khi Kissinger quan tâm đến việc ngăn chặn sự lan rộng của các hệ thống Xô Viết. Ông nói hồi năm 1974: “Sự cần thiết cho việc hoà hoăn như chúng ta quan niệm về nó không phản ánh sự tán thành về cấu trúc trong nội địa của Liên Xô. Hoa Kỳ luôn nh́n với sự cảm thông, với sự đánh giá cao, về việc thể hiện tự do tư tưởng trong tất cả các xă hội”. Nếu Kissinger từ chối ủng hộ Solzhenitsyn, đó không phải là v́ Kissinger khoan dung (ít có thiện cảm bí mật hơn) với mô h́nh Xô Viết. Đó là bởi v́ ông tin rằng Washington có thể đạt được nhiều hơn bằng cách duy tŕ mối quan hệ đang vận hành với Moscow.

Và trong việc này, Kissinger chắc chắn đă có lư. Bằng cách giảm bớt các căng thẳng cả ở châu Âu và các nơi khác trên thế giới, việc ḥa hoăn đă giúp cải thiện cuộc sống của ít nhất một số người dưới sự cai trị của Cộng sản. Việc di cư của người Do Thái ra khỏi Liên Xô tăng lên trong giai đoạn khi Kissinger đặc trách  việc ḥa hoăn.

Sau khi Thượng nghị sĩ Dân chủ Henry “Scoop” Jackson của Washington và giới diều hâu khác trong Quốc hội t́m cách công khai gây áp lực buộc Moscow thả thêm người Do Thái qua việc duy tŕ thỏa thuận thương mại Mỹ – Xô Viết, việc di cư đă giảm xuống.

Giới phê b́nh bảo thủ của Kissinger đă kịch liệt phản đối việc Hoa Kỳ kư các Hiệp định Helsinki vào mùa hè năm 1975, họ lập luận rằng, chúng thể hiện cho việc phê chuẩn các cuộc chinh phục của Liên Xô ở châu Âu trong thời hậu chiến.

Nhưng bằng cách nhận cam kết của các nhà lănh đạo Liên Xô về việc tôn trọng một số quyền dân sự cơ bản của công dân của họ như một phần của các hiệp định – một cam kết mà họ không có ư định tôn trọng – thỏa thuận cuối cùng đă làm xói ṃn tính hợp pháp của việc cai trị của Liên Xô ở Đông Âu.

Không có sự thật nào trong số này có thể cứu văn sự nghiệp của Kissinger trong chính phủ. Ngay sau khi Ford ra đi, Ngoại trưởng của ông cũng vậy, không bao giờ trở lại nhiệm sở quan yếu. Nhưng khái niệm chính về chiến lược của Kissinger tiếp tục phát huy thành quả trong nhiều năm sau, bao gồm cả các chỉ trích chính về ḥa hoăn: Carter và Reagan.

Carter đă chỉ trích Nixon, Ford và Kissinger v́ không đủ ḷng thương cảm trong chủ thuyết hiện thực của họ, nhưng Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh quốc gia của chính ông [Carter], đă thuyết phục ông nên cứng rắn với Moscow. Đến cuối năm 1979, Carter buộc phải cảnh báo Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan, nếu không sẽ phải đối mặt với “hậu quả nghiêm trọng”.

Về phần ḿnh, Reagan cuối cùng đă chấp nhận việc ḥa hoăn như là một chính sách của riêng ḿnh trong toàn diện ngoại trừ tên gọi – và thực sự đă vượt xa những ǵ mà Kissinger đă làm để giảm bớt căng thẳng. Trong khi theo đuổi việc xít lại gần nhau, Reagan đă đồng ư giảm kho vũ khí hạt nhân của Washington xuống một lượng lớn hơn nhiều so với những ǵ Kissinger nghĩ đă là thận trọng. “Kỷ nguyên Kissinger” không kết thúc khi ông rời chính phủ hồi tháng Giêng năm 1977.

Mặc dù đă bị lăng quên, sự thật này được công nhận bởi những người đương thời nhiều tinh ư hơn của Kissinger. Chẳng hạn như nhà b́nh luận bảo thủ William Safire lưu ư rằng, chính quyền Reagan đă nhanh chóng bị thâm nhập bởi “những người thuộc phe Kissinger” và “những người theo tinh thần ḥa hoăn”, ngay cả khi bản thân Kissinger bị ngăn chặn.

Thật ra, chính quyền Reagan đă trở nên quá thích ứng đến mức bây giờ đến lượt Kissinger lại cáo buộc Reagan là quá mềm mỏng, chẳng hạn như trong phản ứng của Reagan trước việc áp đặt t́nh trạng thiết quân luật ở Ba Lan. Kissinger phản đối các kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên từ Liên Xô đến Tây Âu với lư donó , sẽ khiến phương Tây “trở thành đối tượng bị thao túng chính trị nhiều hơn so với hiện nay”. (Về sau được phát hiện lời cảnh báo này là tiên đoán).

Năm 1987, Nixon và Kissinger đă lên tiếng trong trang xă luận của tờ Los Angeles Times để cảnh báo rằng, việc Reagan sẵn sàng thực hiện một thỏa thuận với Mikhail Gorbachev, nhà lănh đạo Liên Xô, đă đi quá xa, khi cả hai quốc gia sẽ loại bỏ tất cả vũ khí hạt nhân tầm trung của họ. Đối với lời chỉ trích như vậy, Ngoại trưởng George Shultz đă đưa ra một câu trả lời, tiết lộ: “Bây giờ chúng ta đă vượt quá sự ḥa hoăn”.

(C̣n tiếp)

Trở lại