L̉ LỬA ĐÔNG BẮC Á

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

Yoon: Seoul-Tokyo ties key to address N Korea, supply chains (AP)

Kishida, Yoon agree to boost Japan-South Korea trade, security ties (Nikkei)

Yoon says will ‘completely normalize’ military intelligence-sharing pact (Korea Herald)

On Day of South Korea-Japan Summit Meeting, North Korea Fires ICBM (Diplomat)

 

L̉ LỬA ĐÔNG BẮC Á

Đại-Dương

Châu Á, đặc biệt vùng Đông Bắc Á thường xảy ra các cuộc chiến dai dẳng giữa Đế quốc Trung Hoa và Đế quốc Nhật Bản kéo theo nhiều tai bay vạ gió đến các tiểu quốc lân bang.

Chiến tranh Trung-Nhật 1894-1895 trên Bán đảo Triều Tiên buộc Bắc Kinh phải nhượng Măn Châu và Đài Loan. Năm 1931, Nhật Bản chiếm Măn Châu, tiếp theo xâm lược Trung Quốc năm 1937.

Đông Bắc Á có Trung Quốc với chủ trương bành trướng bá quyền cố hữu, chuyên lấy thịt đè người. Nhật Bản cũng ôm tham vọng thống trị các quốc gia Châu Á bằng Thần đạo Chủ nghĩa.

Trung Quốc và Nhật Bản húc nhau, ruồi muỗi chết triền miên mà Trung Hoa lộng hành hơn v́ khối dân số xếp hạng nhất nh́ thế giới, hiện đang so kè với Ấn Độ ở mốc 1.4 tỉ nhân khẩu.

Sau năm 1945, dưới sự cai trị 6 năm của Thống tướng Douglas MacArthur đă xoá bỏ phái Thần đạo hiếu chiến và biến Nhật Bản thành một quốc gia Dân chủ, yêu chuộng hoà b́nh dưới chiếc dù che nguyên tử và 50,000 Thuỷ quân Lục chiến Mỹ trang bị tận răng. Kể từ đó Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thế giới xếp thứ hai sau Hoa Kỳ.

Trung Quốc dù dưới bất cứ chế độ nào cũng đều mang ḍng máu bành trướng, bá quyền nên sẵn sàng gây chiến bất cứ lúc nào có thể. Đặc biệt, Mao Trạch Đông áp dụng Chủ nghĩa Cộng sản để trồng người khắp nơi bằng bạo lực tuyệt đối.

Liên Xô và Trung Cộng phối hợp đưa cán bộ cộng sản Kim Nhật Thành lập nên Đế chế Bắc Triều Tiên dọn đường cho cộng-sản-hoá Bán đảo Triều Tiên.

Tham vọng này đă bị Thống tướng MacArthur đem quân từ Nhật Bản phản công buộc Bắc Kinh phải chi viện một triệu Giải phóng quân Trung Cộng, nhưng, vẫn không chiếm giữ được Miền Nam vĩ tuyến thứ 38. Thực tế, hai miền Nam, Bắc Triều Tiên vẫn ở trong t́nh trạng chiến tranh kể từ năm 1953.

Khi Lănh tụ Đặng Tiểu B́nh hé cửa qua khẩu hiệu “mèo trắng hay mèo đen miễn bắt được chuột” th́ Tây Phương đề cử Nhật Bản đi đầu đợt hợp tác với Trung Cộng để khai thác thị trường 1.4 tỉ dân.

Kỹ thuật, công nghệ từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu tràn vào Hoa Lục đă làm cho nền kinh tế nông nghiệp của Trung Cộng thành nền kinh tế tân tiến.

Tiếp theo Đại Hàn Dân Quốc phát triển vượt bậc trong công nghệ nên cần thị trường tiêu thụ đông đúc như Trung Cộng.

Sau cùng Hoa Kỳ, Châu Âu cung cấp tài chính và công nghệ để Trung Cộng sản xuất hàng hóa tiêu dùng giá rẻ.

Sự sơ hở vô t́nh hay cố ư của Tây Phương đă giúp cho Trung Cộng phát triển nhanh chóng về quân sự, kinh tế, công nghệ, kỹ thuật, ngoại giao, gián điệp; thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trung Cộng hiện nay c̣n có các chư hầu Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và tiếp tục lôi kéo nhiều tiểu quốc toàn cầu làm tay sai.

Ngày nay, Hải quân Trung Cộng có số chiến hạm nhiều hơn Hoa Kỳ đủ sức đe dọa Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan. Nhưng, chưa có điều kiện ra tay khi quân đội thiện chiến của Hoa Kỳ c̣n trấn đóng tại Nhật Bản và Đại Hàn, ngoại trừ các hành động “măi vơ Sơn Đông”.

Hoa Kỳ thường trực đồn trú 50,000 Thuỷ quân Lục chiến và Hạm đội 7 (mạnh nhất của Hoa Kỳ và Thế giới) trú đóng tại Hải cảng Yokosuka được Nhật Bản đóng góp 4.4 tỉ USD/năm, chiếm 75% chi phí đồn trú.

Đế Quốc Nhật Bản từng cai trị Bán đảo Triều Tiên (1910-1945) bằng nhiều hành động dă man khi cần đàn áp sự nổi dậy của dân chúng bị trị. Nhưng, dân Nam Hàn dễ hấp thụ nền giáo dục, kỹ thuật, công nghệ, khoa học Nhật Bản nên phát triển nhanh chóng hơn Bắc Hàn.

Dưới chiếc dù che hạt nhân của Hoa Kỳ và 28,500 Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đồn trú như một pháo đài mà Bắc Kinh không thể đụng tới Nam Hàn.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Đại Hàn thường lệ thuộc vào phe tả hay hữu đang cầm quyền. Cơm không lành, canh chẳng ngọt khi Phe Tả ở Nam Hàn cầm quyền thường đặt nặng vấn đề quá khứ cai trị của Nhật Bản khiến cho mối quan hệ song phương gập ghềnh mà Hoa Thịnh Đốn không thể can thiệp lộ liễu và dứt khoát. Tổng thống Moon Jae-in coi việc đ̣i Nhật Bản bồi thường vụ “phụ nữ mua vui” và “cưỡng bức lao động” thành quốc sách khiến cho mối quan hệ Nhật Bản-Đại Hàn căng thẳng tột cùng chỉ có lợi cho Bắc Kinh.

Vụ bồi thường cho vụ “phụ nữ mua vui” cho lính Nhật hoặc bị “cưỡng bức lao động” trong thời kỳ thuộc địa 1910-1945 đă kết thúc. Nhật Bản minh xác tất cả các vấn đề bồi thường đă được giải quyết theo một Hiệp ước năm 1965 nhằm b́nh thường hóa quan hệ song phương, kèm theo khoản viện trợ kinh tế 800 triệu đô la và các khoản vay từ Tokyo cho Seoul. Đồng thời, cho phép Đại Hàn tiếp cận nhiều phát minh của Nhật Bản mới có cơ hội hiện đại hóa nhanh hơn. Do đó, Đại Hàn nghèo xác xơ mới trở thành Tứ Hổ gồm có Đài Loan, Tân Gia Ba, Đại Hàn, Hồng Kông.

Tổng thống Yoon Suk Yeol đắc cử hồi tháng 5-2022 quyết tâm hàn gắn mối quan hệ với Nhật Bản trong bối cảnh Tập Cận B́nh ôm tham vọng thống trị thế giới trước thái độ lấp lửng của Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden trong mối quan hệ quốc tế.

Chủ tịch Tập Cận B́nh công khai tham vọng thống trị toàn cầu, thay thế vai tṛ siêu cường duy nhất của Hoa Kỳ được dân chúng Trung Cộng đóng dấu nhiệm kỳ thứ ba. Tại Đại hội 20 vào tháng 10-2022 Tập tuyên bố “Đài Loan là của Trung Quốc. Chúng tôi sẽ tiếp tục thống nhất trong ḥa b́nh, nhưng, không bao giờ hứa sẽ từ bỏ việc sử dụng vũ lực”. Tập thường sử dụng giọng nói đàn anh mỗi khi tiếp xúc với Biden, ngay cả trên diễn đàn.

Dựa vào tốc độ phát triển tiềm lực quân sự, hoạt động của Quân đội Trung Cộng cùng thái độ ỡm ờ của Hoa Kỳ mà giới chuyên gia quốc tế phỏng đoán chiến trường Đài Loan sẽ xảy ra vào 2035, 2027, 2025 do 20 cuộc tập trận đổ bộ trong năm 2022 của Bắc Kinh và có thêm các chiến hạm đổ bộ tối tân.

Dựa vào Tập Cận B́nh thành lập Hội đồng Chiến tranh hồi tháng 10-2022 mà Tướng Michael Minihan, Tư lệnh Lực lượng Cơ động Không quân đă gửi thư cho 50,000 quân nhân rằng sẽ chiến đấu với Trung Quốc vào 2025.

Trong bài “Are We Manufacturing a Taiwan Crisis Over Nothing” trên tờ Nation, Tác giả Michael T. Klare đă dẫn chứng tṛ chơi chiến tranh do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) thực hiện đă kết luận về cuộc tấn công Đài Loan: “Bất chấp cuộc oanh tạc ồ ạt của Trung Quốc, Bộ binh Đài Loan vẫn tác chiến ở băi biển trong khi tàu ngầm, oanh tạc cơ, chiến đấu cơ của Hoa Kỳ cùng Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản, mau chóng làm tê liệt Hạm đội đổ bộ của Trung Quốc. Đài Loan vẫn tự trị”.

Báo cáo năm 2022 của Ngũ Giác Đài về sức mạnh quân sự của Trung Cộng: “Nỗ lực xâm chiếm Đài Loan có thể mời gọi sự can thiệp của quốc tế cùng với sự tiêu hao lực lượng khiến cho cuộc xâm lược Đài Loan trở thành rủi ro chính trị và quân sự đối với Tập Cận B́nh và Đảng Cộng sản”.

Chắc chắn các tướng lĩnh và đô đốc của Tập Cận B́nh đă tiến hành các tṛ chơi chiến tranh tương tự và đưa ra những kết luận tương tự. V́ thế, Bắc Kinh gia tăng hù dọa và cố gắng phát triển kinh tế, ngoại giao, công nghệ để thanh thiếu niên Đài Loan giảm dần tư tưởng độc lập hoặc ly khai.

Hài quân Nhật Bản xóa sổ Hạm đội Bắc Dương và Hạm đội Nam Dương làm cho Trung Quốc không tiến kịp nhịp độ phát triển trên thế giới.

Chiến tranh pháo hạm của Châu Âu đă buộc Trung Hoa phải cắt đất cầu hoà.

Chiến tranh trên biển sẽ quyết định h́nh thái và tương lai Đông Bắc Á.

Nếu bị phong tỏa trên biển th́ Trung Cộng sẽ rơi vào t́nh cảnh “gà què ăn quẩn cối xay”.

Đại-Dương  

Trở lại