Lyndon B. Johnson và t́nh trạng leo thang chiến tranh Việt Nam (1964-1967) (Phần 1)

TS.Đỗ Kim Thêm

    

Tổng thống Lyndon B. Johnson công du Việt Nam bên cạnh Tướng William Westmoreland, Trung tướng Nguyễn văn Thiệu và Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ

Bối cảnh

Lyndon Baines Johnson (1908-1973) xuất thân là một nhà giáo ở Texas, tham gia đảng Dân chủ và lần lượt đảm nhận chức vụ dân biểu quốc hội (1937- 1949), Thượng nghị sĩ (1949-1961) và Phó tổng thống từ năm (1961-1963).

Khác với Kennedy, Johnson không toả sáng được một phong cách trí thức hay quư tộc hay một tài năng nổi bật nào gây thu hút được chính giới tại Washington. Ngay trong tiểu bang Texas, Johnson cũng không đứng về thành phần bảo thủ nồng cốt của đảng Dân chủ. V́ tự nhận mang nhiều ảnh hưởng của Franklin Delano Roosevelt (1881- 1945) trong chính sách New Deal, nên trước công luận, ông luôn tự hào là một “New Dealer” trong thời đại mới.

Ngày 22 tháng 11 năm 1963 Tổng thống John F. Kennedy bị mưu sát tại Dallas là một cơ hội bất ngờ cho Johnson trong việc thăng tiến chính trị. Ngay trong ngày này, theo thủ tục khẩn cấp, Johnson tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ trên chuyến phi cơ Air Force One.

Sau khi nhậm chức tổng thống cho đến cuối năm 1964, ông quyết tâm tiếp tục thực hiện các chương tŕnh cải cách xă hội của Kennedy.

Những thành công đáng kể nhất của Johnson là việc giảm thuế qua Johnson Tax Act và cải thiện được một phần nào t́nh trạng phân biệt chủng tộc tại các trường học, nhà hàng, khách sạn và điểm giao thông qua Civil Rights Act. Trong trận chiến chống nghèo đói (War on Poverty), Johnson được Quốc hội tài trợ 1 tỷ đô la để trợ cấp cho các nhà trẻ và trường học địa phương, đặc biệt giúp cho gia đ́nh có lợi tức thấp; biện pháp này tạo thêm thanh danh cho ông.

Ngược lại, chính sách về vấn đề chiến tranh Việt Nam của hai bậc tiền nhiệm Kennedy và Eisenhower trở thành một di sản nặng nề cho Johnson.

Đến cuối năm 1963, số lượng các cố vấn quân sự Mỹ làm việc bên cạnh Quân lực VNCH đă tăng lên đến 16.000 người.

Cũng trong thời gian này, đường ṃn Hồ Chí Minh đă mở ra thành một trục lộ giao thông rộng lớn nên việc thâm nhập hàng ngàn binh sĩ và vận tải quân cụ cho miền Nam được an toàn và dễ dàng. Nhờ thế, Cộng sản Bắc Việt gia tăng hoạt động rơ rệt.

Các tướng lănh tham gia đảo chánh năm 1963 xung đột nhau làm cho nội t́nh miền Nam bất đầu bất ổn. Tướng Dương văn Minh (1916-2001), người lănh đạo quân đội, đă chủ trương ngấm ngầm đàm phán với Mặt trận GPMN. Khuynh hướng hiếu hoà này bị đa số tướng lănh Việt và chính giới Mỹ phát hiện và phản đối.

Tháng Giêng năm 1964, trong một cuộc đảo chánh không đổ máu, mà báo giới miền Nam gọi là chỉnh lư, tướng Nguyễn Khánh (1927-2013) lên nắm quyền và được Washington hỗ trợ đắc lực về chính trị và quân sự.

Hai khuôn mặt Mỹ mới bắt đầu xuất hiện trên chính trường Việt là Tướng Maxwell D. Taylor (1901- 1987), Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và Tướng William C. Westmorland (1914-2005), Chỉ huy trưởng Viện trợ Quân sự (Chef of Military Assistance Command). Lực lượng cố vấn Mỹ tăng lên 23.000 người lúc cuối năm 1964.

Nội t́nh của miền Nam không khả quan khi Tướng Khánh tự quyền soạn thảo Hiến pháp mang danh Hiến chương Vũng Tàu ngày 16 tháng 8 năm 1964 và tự phong cùng lúc hai chức vụ Quốc trưởng và Thủ tướng. Dù được Đại sứ Taylor hỗ trợ, nhưng các phong trào chống đối của sinh viên và Phật giáo gia tăng.

T́nh thế càng hỗn loạn là cơ hội cho CSBV đưa binh sĩ thâm nhập miền Nam nhiều hơn. Mức độ gia tăng đáng ngại làm cho cơ quan CIA phải lên tiếng báo động cho Đại sứ Taylor và Tổng thống Johnson biết là nên cấp thời giải quyết. Nhưng Johnson chần chờ mà lư do là chính trường Mỹ đang bắt đầu mùa tranh cử.

Barry Goldwater (1909-1998), đối thủ thuộc đảng Cộng hoà, tiểu bang Arizona, là một thành phần chống cộng cực đoan, không phải v́ muốn trực diện chống Liên Xô với tinh thần đối kháng ư thức hệ mà quyết tâm chiến thắng Cộng sản Việt Nam trên chiến trường và bất chấp mọi hậu quả, kể cả việc sử dụng vũ khí nguyên tử.

Nhận ra khuyết điểm này của Goldwater, trước cử tri Johnson tỏ ra mềm dẻo khi đề ra một chính sách có nhiều ư thức trách nhiệm hơn. Ông hứa hẹn kiên quyết chống cộng, nhưng không thể phản ứng thái quá và vụng về như trong vụ Vịnh Bắc bộ xảy ra ngày 10 tháng 8 năm 1964 và cũng không bằng ḷng việc gởi con em đến Việt Nam để chiến đấu, nơi mà giới trẻ địa phương phải tự lo bảo vệ cho chính ḿnh.

Kết quả là ngày 3 tháng 11, Johnson thắng cử với tỷ lệ 61% hay 43, 1 triệu phiếu cử tri, trong khi Goldwater chỉ đạt được 38,5 % hay 27, 2 triệu phiếu cử tri.

Diễn biến

Ngay sau khi nhậm chức tổng thống, Johnson nhận thức rằng sẽ c̣n gặp nhiều trở ngại v́ cục diện chiến tranh đang leo thang và chương tŕnh cải cách xă hội (Great Society) khó được tiếp tục.

Nh́n chung, quan điểm của Johnson cũng giống như các bậc tiền nhiệm, chính sách ngăn chặn của Harry S. Truman (1884-1972) và thuyết Domino của Dwight D. Eisenhower (1890-1969) có giá trị thuyết phục nên cần theo đuổi. Khi CSBV xâm lăng và làm miền Nam sụp đổ, th́ các nước trong vùng Đông Nam Á và Mỹ sẽ lâm nguy. Ngoại trưởng Dean Rusk (1909- 1994) và Bộ trưởng Quốc pḥng Robert McNamara (1918-2009) cũng chia sẻ quan điểm này và ủng hộ chính sách pḥng chống của Johnson.

Nhưng Johnson phải làm ǵ? Các giới am tường t́nh thế có nhiều đề xuất khác nhau. Theo Tướng Không quân Curtis LeMay (1906-1990), một giải pháp cực đoan nhất để sớm tận diệt CSBV là không quân Mỹ ném bom toàn diện và tối đa để đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá.

Một trong những ư kiến phản chiến quan trọng khác là Georg Ball (1909-1994), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Chứng kiến thảm bại của Pháp trong chiến tranh Đông Dương khi là nhân viên Toà Đại sứ Mỹ tại Paris, Ball cảnh báo Mỹ cần tránh các hậu quả mà Pháp đă gặp phải.

Trong một giác thư gởi cho Ngoại trưởng Rusk, Bộ truởng Quốc pḥng McNamara và Cố vấn An ninh McGeorg Bundy (1919-1996), Ball cho rằng việc không kích Bắc Việt sẽ không giúp cho Miền Nam mạnh hơn hay làm cho Mặt trận GPMN yếu hơn, nhưng chắc chắn một điều là t́nh h́nh sẽ nghiêm trọng v́ ḷng căm thù Mỹ càng lên cao độ.

Tác hại ngoại giao khó lường đoán là uy tín của Mỹ đối với Đồng minh cũng v́ thế sẽ suy giảm.

Hy vọng xây dựng cho VNCH thành một nước dân chủ, tự do và thịnh vượng, mà Eisenhower và Kennedy dày công theo đuổi, cũng chỉ thành vô vọng. Cho đến na,y tất cả sự sống c̣n của miền Nam lệ thuộc hoàn toàn vào viện trợ Mỹ.

Do đó, nếu để cho binh sĩ Mỹ càng tiến sâu vào rừng của Việt Nam để chiến đấu, th́ chính giới Mỹ càng mất lối thoát trên chính trường. Diễn đạt theo lối người Việt, nghĩa là Mỹ đă leo lưng cọp và không c̣n biết t́m nơi nào an toàn để xuống lưng cọp. Để giữ thể diện, theo Ball, Mỹ phải triệt thoái là phương sách thích hợp.

Johnson phủ nhận cả hai giải pháp không kích toàn diện của LeMay và triệt thoái toàn bộ của Ball, v́ không tin sẽ chấm dứt chiến cuộc, mà dung hoà bằng cách chia chiến lược tấn công CSBV qua hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu là không kích trên các đoạn đường tiếp vận trong lănh thổ Lào khoảng một tháng. Tùy theo mức độ phản ứng của CSBV, giai đoạn hai sẽ ném bom trên lănh thổ Bắc Việt, khoảng sáu tháng và khi cần thiết sẽ bổ sung bằng cách gài ḿn phong toả các hải cảng và đường vận chuyển biển. Các sự kết hợp này sẽ kết thúc chỉ khi nào t́nh h́nh miền Nam thực sự ổn định.

Tuy nhiên, cho đến tháng 12 năm 1964, Johnson vẫn chưa chính thức ra lệnh cho việc không kích trong giai đoạn hai. Thái độ chần chờ này gây cho Bộ Tư lệnh Liên quân nhiều bất b́nh.

Khác với ư kiến của các cố vấn và tướng lănh, Johnson tỏ ra không kiên quyết đối đầu quân sự với Hà Nội. Lư do chủ yếu là nếu leo thang chiến tranh, phải gia tăng kinh phí quốc pḥng và cắt giảm các tài trợ cho chương tŕnh Great Sociey, một t́nh trạng tiến thoái lưỡng nan mà Johnson cố tránh.

Johnson phải làm ǵ? Chờ đợi trong vô vọng hoặc theo chủ trương của Ball? Cho dù theo quyết định nào đi nữa, th́ Johnson cũng sẽ phải chấp nhận các chỉ trích của các cố vấn và công luận việc VNCH và Đông Nam Á sẽ lâm nguy, trong khi đang mơ ước ưu tiên thực hiện dự án Great Society. Thay vào đó, cũng trong tiến tŕnh này, Johnson cố t́m cách gây ảnh hưởng đến phía VNCH, một khó khăn mà các vị tổng thống tiền nhiệm đă không thực hiện được.

Cụ thể, Johnson đ̣i hỏi chính phủ VNCH phải cải cách thể chế chính trị, tạo nhiều điều kiện dân chủ hơn. Nhờ thế, may ra, miền Nam tạo được một chính quyền ổn định và đoàn kết hơn, làm cho công cuộc chiến đấu chống cộng có hiệu năng hơn. Để khuyến khích, Johnson chấp thuận cho Tướng Khánh tăng thêm 100.000 quân, đưa quân số Quân lực VNCH lên đến 660.000 quân nhằm tăng cường hoả lực chiến đấu.

Dù thoả thuận tăng quân, nhưng giới lănh đạo VNCH không quan tâm nhiều đến các cải cách chính trị như Mỹ đ̣i hỏi. Khi mối quan hệ Mỹ-Việt lệ thuộc nhau càng sâu đậm th́ chuyển biến càng phức tạp, cho dù nh́n chung, phía Mỹ luôn muốn gia tăng các hỗ trợ cho Việt Nam.

T́nh h́nh an ninh của miền Nam biến chuyển tệ hại càng làm cho chính giới Mỹ lo âu nhiều hơn. Điển h́nh là trong đêm Giáng sinh năm 1964, Đội Biệt động thành đă tấn công khách sạn Brink ngay trung tâm thành phố, gây tử thương cho nhiều cố vấn Mỹ. Mấy ngày sau, tại B́nh Giă, một địa điểm cách Sài G̣n 70 cây số về hướng Tây Nam, một trận đánh cấp tiểu đoàn diễn ra khốc liệt với kết quả 445 binh sĩ VNCH và 16 cố vấn Mỹ thương vong và phía Việt Cộng mất 132 sinh mạng.

Trước các thảm bại liên tiếp, chính giới Mỹ cho rằng không thể chờ đợi cho đến khi nào mà chính phủ VNCH được ổn định, trước mắt phải tiến hành việc không kích Bắc Việt, v́ sẽ mang kết quả thiết thực: Khi CSBV không thể tiếp tục thâm nhập miền Nam, th́ MTGPMN không nhận được yểm trợ, đương nhiên phải suy yếu.

Điểm quan trọng nhất trong chiến lược này là Mỹ không muốn có một chiến thắng cấp thời và toàn diện mà ưu tiên nhằm ngăn trở không để cho VNCH sụp đổ. McGeorg Bundy, Cố vấn An ninh, bi quan khi tiên đoán là miền Nam không sống quá một năm trong khi biện pháp ném bom bắt đầu đưa Johnson đi vào một cuộc phiêu lưu mới: Mỹ hoá cuộc chiến Việt Nam.

Nhưng khi Johnson chưa kịp ra tay, th́ MTGPMN lại phản ứng đầu tiên. Ngày 7 tháng 2 năm 1965 Việt Cộng đột kích một căn cứ không quân Mỹ tại Pleiku làm cho 8 cố vấn quân sự tử thương và 125 bị thương. Johnson ra lệnh phục thù mang tên chiến dịch Flamming Dart, 132 phi cơ của Thuỷ quân Lục chiến ném bom các căn cứ quân sự tại miền Bắc.

Ngày 10 tháng 2 năm 1965, MTGPMN tiếp tục tấn công một căn cứ quân sự Mỹ làm cho 20 binh sĩ Mỹ tử thương. Để phản ứng, Johnson ra tiếp một chiến dịch mới mang tên Rolling Thunder nhằm không kích miền Bắc vô thời hạn.

Điểm tác hại cho Johnson trong lúc này là không thông báo cho dân chúng biết đầy đủ về các diễn biến của t́nh h́nh, mà chỉ công bố là để trả thù trước các cuộc tấn công của Hà Nội, đặc biệt nhất là không đề cập đến yếu tố ném bom vô thời hạn.

Đến cuối tháng 2 năm 1965, cùng lúc với các viện trợ quân sự gia tăng, số lượng các cố vấn quân sự Mỹ đă lên đến 23300. Dù t́nh h́nh an ninh xấu đi, buộc QLVNCH lâm vào thế thủ để bảo vệ các cơ sở hạ tầng, nhưng chiến dịch Rolling Thunder hứa hẹn mang lại nhiều sinh khí mới cho dân chúng miền Nam.

Từ tháng 12 năm 1964, Tướng Khánh liên lạc với MTGPMN và t́m một giải pháp đàm phán. Các tướng lănh khác phản ứng mạnh và kết thúc bằng một cuộc đảo chính không đổ máu. Do sự thu xếp của Đại sứ Taylor, miền Nam thực sự có chuyển biến mới khi một chánh quyền dân sự thành h́nh vào ngày 18 tháng 2 năm 1965 và Tướng Khánh chấp thuận rời khỏi Việt Nam ngày 24 tháng 2 năm 1965 với chức danh Đại sứ lưu động.

Dù mang danh là Uỷ ban Hành pháp Trung ương và Uỷ Ban Lănh đạo Quốc gia, nhưng tất cả thành phần lănh đạo đều là các tướng lănh: Nguyễn Cao Kỳ (1930-2011) và Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001). Chủ trương của chính quyền mới là kiên quyết không thoả hiệp với MTGPMN và hợp tác chặt chẽ với Mỹ để đưa cuộc chiến đến thành công.

Lại một lần nữa, các cuộc tấn công dồn dập của MTGPMN tại các căn cứ không quân Biên Hoà và Pleiku chứng tỏ khả năng pḥng ngự của hai lực lượng Mỹ-Việt không tương xứng.

T́nh thế đổi thay khiến cho Tướng Westmoreland phải khẩn cấp lên tiếng đ̣i gia tăng binh lực để bảo vệ căn cứ Đà Nẵng. Yêu cầu này bị Đại sứ Taylor phản ứng kịch liệt với lư do là am tường t́nh thế Việt Nam toàn diện hơn Westmoreland, người chỉ chuyên về binh pháp.

Đại sứ Taylor lập luận rằng binh sĩ bộ binh Mỹ, cho dù trang bị vũ khí hiện đại và tinh thần chiến đấu cao độ, vẫn không phải là đối thủ tương xứng với các du kích quân tại khu vực rừng nhiệt đới. Kinh nghiệm Điện Biên Phủ cho thấy Pháp khi xưa đă thất bại, th́ nay Mỹ không thể khá hơn. Điểm chủ yếu là binh sĩ Mỹ trong khi cận chiến không thể phân biệt được nông dân và Việt cộng.

Các ư kiến của Taylor không thuyết phục được Johnson. Do đó, ngày 8 tháng 3 năm 1965, Mỹ quyết định đưa hai tiểu đoàn Thuỷ quân Lục chiến được trang bị với thiết giáp và pháo binh đến Đà Nẳng.

Được ưu thế tại Washington, Tướng Westmoreland càng đ̣i gởi quân nhiều và nhanh hơn. Đến cuối tháng 4, số lượng bộ binh Mỹ đổ bộ là 40.000. Theo nguyên tắc, các đơn vị này sẽ lập ra căn cứ quân sự và tổ chức các cuộc hành quân trong phạm vi 50 dặm chung quanh doanh trại.

Theo một tự sự sau này của Bùi Diễm (1923-2021), cựu Đại sứ VNCH tại Mỹ, cho biết, trong tiến tŕnh quyết định gởi quân đến Đà Nẵng, Mỹ không tham khảo ư kiến của chính phủ VNCH; sau đó, để hợp pháp hoá việc hợp tác quân sự Mỹ-Việt, VNCH mới ra một tuyên bố công nhận việc đóng quân. Cho đến nay, không có một tài liệu chính thức nào xác nhận tham vọng xâm chiếm lănh thổ hay thu tóm quyền lợi kinh tế của Mỹ như thực dân Pháp.

(C̣n tiếp).

 

Trở lại