MẶT TRẬN NGOẠI GIAO

      LIÊN QUAN ĐẾN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương

 

Thái độ ngang ngược, hành động hung hăng của Bắc Kinh liên quan đến Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông đă bị cộng đồng quốc tế chỉ trích gay gắt và đang chuẩn bị biện pháp bao vây trên các phương diện kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao.

V́ thế, Chủ tịch Tập Cận B́nh và Thủ tướng Lư Khắc Cường của Trung Cộng phải thân chinh giải độc khắp nơi.

Dù bị vụ khủng bố tại Paris hôm 13-11-2015 làm lu mờ, nhưng, t́nh h́nh Biển Đông vẫn nóng qua 3 hội nghị quan trọng tại Châu Á-Thái B́nh Dương.

Hội nghị Bộ trưởng Quốc pḥng ASEAN + (ADMM +) tại Mă Lai Á hôm 04-11-2015; Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái B́nh Dương (APEC) tại Phi Luật Tân từ 16 đến 20-11-2015; Thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại Mă Lai Á ngày 22-11-2015.

Nhân dịp này, Bắc Kinh tung ra chiến dịch vận động ngoại giao ráo riết nhằm loại vấn đề Biển Nam Trung Hoa khỏi các nghị tŕnh.

Phái đoàn của Trung Cộng nhai lại một thứ ngôn ngữ mơ hồ trong khi hầu hết các phái đoàn khác lập luận dựa theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và tập tục hàng hải, hàng không quốc tế.

Hội nghị Bộ trưởng Quốc pḥng ASEAN + đă thảo luận về quyền tự do hàng hải trên Biển Nam Trung Hoa mà không ra được Tuyên bố chung.

Tại đây đă bộc lộ khác biệt rơ rệt về ư nghĩa ngôn ngữ và hành động của các quốc gia tham dự.

Thứ nhất, tất cả các quốc gia đều chống lại chính sách bá quyền, nhưng, tự hiểu theo từng ư nghĩa riêng biệt.

Hoa Thịnh Đốn cho rằng chính sách của Bắc Kinh tại Châu Á-TBD nhằm đuổi Mỹ và độc chiếm Biển Nam Trung Hoa, hạn chế quyền tự do hàng hải, hàng không trên vùng biển quốc tế.

Bắc Kinh buộc tội Hoa Thịnh Đốn muốn duy tŕ bá quyền Biển Nam Trung Hoa kể từ sau Đệ nhị Thế chiến.

Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á tố cáo Bắc Kinh tiến hành chính sách bành trướng, bá quyền, lấn chiếm, đe doạ trên Biển Đông Nam Á.

Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi chỉ trích chính sách của Trung Cộng tại Biển Đông Nam Á gây thiệt hại cho quyền lợi kinh tế của họ.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trong Đường 9 Vạch v́ xác định nó thuộc về lănh thổ lịch sử của Trung Hoa.

Cộng đồng quốc tế lấy Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 làm kim chỉ nam để xác định quyền tài phán, chủ quyền biển đảo. Trung Cộng đă kư và phê chuẩn Luật Biển 1982. Hoa Kỳ kư mà chưa phê chuẩn.

Cộng đồng quốc tế kêu gọi giải quyết tranh chấp chủ quyền trên căn bản Luật Biển 1982.

Bắc Kinh muốn sử dụng đàm phán và thoả thuận song phương giữa các quốc gia tranh chấp.

Bắc Kinh chống Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ tăng cường hoạt động quân sự tại Biển Nam Trung Hoa. C̣n Trung Cộng tăng cường lực lượng quân sự tại Nam Hải đồng nghĩa với hoạt động quốc pḥng.

Bắc Kinh cho rằng có quyền xây dựng các đảo nhân tạo trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Hoa, không ai được xâm phạm hải phận 12 hải lư.

Cộng đồng quốc tế lên án Bắc Kinh biến các đá thành đảo tại Spratly Islands trong vùng tranh chấp là không phù hợp với Luật Biển 1982. Đảo nhân tạo từ đá ch́m dưới mặt nước chỉ được quyền có vùng an toàn dưới 500 mét.

Thứ hai, các quốc gia có quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp tại Biển Nam Trung Hoa đều tiến hành các hoạt động khác nhau nhằm chống chính sách bành trướng bá quyền.

Hoa Kỳ có lịch sử bảo vệ an ninh hàng hải, hàng không; duy tŕ trật tự, thúc đẩy phát triển tại Châu Á-TBD thành chiếc đầu tàu kinh tế thế giới từ đống đổ nát hoang tàn của Thế chiến Thứ hai. V́ thế, không chấp nhận trật tự trong vùng bị xáo trộn.

Hoa Kỳ đang cố tập hợp một liên minh các quốc gia nạn nhân hoặc bị ảnh hưởng bởi chính sách bành trướng, bá quyền của Trung Cộng để ngăn chặn hành động coi thường luật pháp quốc tế của Bắc Kinh, đồng thời khuyến khích Bắc Kinh hành xử như một cường quốc kinh tế, quân sự có-trách-nhiệm với cộng đồng nhân loại văn minh.

Mỹ gia tăng viện trợ cho lực lượng pḥng vệ của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á, đồng thời tiếp cận nhiều căn cứ quân sự trong vùng lẫn thao dượt chung.

Bắc Kinh buộc tội bá quyền Hoa Thịnh Đốn nên cố sức giành giật lại bằng cách mở rộng vùng chống-tiếp-cận, chống-xâm-nhập; chế tạo nhiều vũ khí tối tân đe doạ chiến hạm và phi cơ của đối phương trên Biển Nam Trung Hoa. Đồng thời, sản xuất nhiều phi cơ, chiến hạm, tiềm thuỷ đỉnh đủ khả năng tác chiến với Mỹ, Nhật; đe doạ các nước Đông Nam Á.

Bắc Kinh tăng cường lực lượng bán quân sự hùng hậu và đông đúc trên biển gồm có hải cảnh và tàu cá để sẵn sàng thi hành chiến tranh bất-đối-xứng. Tập Cận B́nh đă cho giải ngũ 300,000 binh sĩ (1/3 quân số dưới cờ) để bổ sung vào các đội tàu đánh cá trên 2 Biển Đông và Nam Trung Hoa như một loại “dân quân nước mặn” nhằm đối phó với chiến hạm của phe Mỹ.

Tại Thượng đỉnh Đông Á ở Mă Lai Á tụ tập 10 nguyên thủ của ASEAN và 8 của Mỹ, Nhật, Úc, Ấn, Tàu, Hàn, Nga, Tân Tây Lan, Thủ tướng Trung Cộng Lư Khắc Cường đưa ra 5 đề nghị mà không được cử toạ hoan nghênh.

1-     Cường kêu gọi các bên tuân hành Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Nhưng, Bắc Kinh đă vi phạm Điều 2 Khoản 4 khi sử dụng vũ lực xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lănh thổ quốc gia khác.

2-     Cường muốn các bên tranh chấp có trách nhiệm đàm phán hoà b́nh song phương và tuân theo Luật Biển 1982. Nhưng, phải công nhận chủ quyền thuộc Trung Quốc rồi mới đàm phán. Trung Cộng từ chối ra trước Ṭa án Trọng tài Thường trực (PCA) về Luật Biển với Phi Luật Tân và tuyên bố không công nhận phán quyết.

3-     Cường đ̣i các bên tuân hành Tuyên bố Ứng xử Biển Đông (DOC) và đẩy mạnh tham vấn Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông (COC). Tuy nhiên, ASEAN đă sẵn sàng COC từ nhiều năm trước mà Bắc Kinh vẫn chưa chịu đàm phán.

4-     Cường yêu cầu các nước ngoài khu vực tôn trọng nỗ lực của các nước trong khu vực, kiềm chế hành động gây căng thẳng. Thực tế, hành động bá đạo của Bắc Kinh đă gây căng thẳng và nguy cơ xung đột trên Biển Nam Trung Hoa.

5- Cường kêu gọi duy tŕ quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Nam Trung Hoa phù hợp với luật pháp quốc tế. Nhưng, Bắc Kinh quyết liệt chống chiến hạm của Mỹ hải hành trong vùng 12 hải lư của đảo nhân tạo Vành Khăn. Đảo này không được quyền có lănh hải 12 hải lư.

Tokyo đă hợp-pháp-hoá nhiệm vụ tấn công, pḥng thủ, liên minh quân sự giống như một quốc gia b́nh thường nên mở rộng viện trợ quân sự, phối hợp hoạt động với Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Ấn Độ và các nước duyên hải Đông Nam Á.

Nhật Bản đang kư kết hợp đồng bán tiềm thuỷ đỉnh phi-nguyên-tử tối tân với Úc Đại Lợi, chuẩn bị phối hợp tác chiến ở Châu Á-TBD.  

Lo sợ chính sách bá quyền man rợ của Bắc Kinh nên các quốc gia Đông Nam Á cố sức trang bị cho lực lượng quân sự và phối hợp với Nhật Bản và Hoa Kỳ tại Biển Đông.

Tuy nhiên, hầu hết ASEAN vẫn tiếp tục hành động riêng rẽ nên chưa thể làm đối trọng với Trung Cộng. Họ trông chờ các cường quốc bao vây, ngăn chặn chính sách bành trướng, bá quyền Bắc Kinh, đồng thời sẵn sàng đón nhận những mối lợi kinh tế do Bắc Kinh cho.

Thủ tướng Cambode, Hun Sen đăng đàn ca tụng Trung Cộng nhận được 150 triệu USD. Việt Nam đón tiếp trọng thể Tập Cận B́nh được vay và viện trợ khoảng 700 triệu USD. Mă Lai Á nước chủ nhà Thượng đỉnh Đông Á 2015 được Lư Khắc Cường hứa cho vay 8 tỉ USD và xây cơ sở hạ tầng với giá rẻ.

Lư Khắc Cường cũng hứa sẽ cho các nước Đông Nam Á vay 10 tỉ USD để phát triển cơ sở hạ tầng.

Obama hứa viện trợ 250 triệu USD cho các quốc gia duyên hải Đông Nam Á tăng cường khả năng pḥng thủ. Nhưng, nếu ASEAN bắt cá hai tay có thể bị Trung Cộng gặm nhấm lần lần bản dư đồ mà không ai cứu được!!!

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

China tells others don't 'stir up trouble' in S. China Sea (AP)

Nguy cơ chiến tranh Biển Đông át cả khủng bố,10 tỉ đô Bắc Kinh hứa không che nổi (GDVN)

Military Facilities Aren't Militarization in the South China Sea: Chinese Deputy Foreign Minister

Obama Says Bold Steps Needed to Cut South China Sea Tension (Bloomberg)

Mỹ sắp điều hai chiến hạm đến đá Vành Khăn ở Biển Đông

Why Did China's Navy Gain Use of a Malaysia Port Near the South China Sea? (The Diplomat) 

Trở lại