Mỹ đầu hàng ở Iraq, Syria và Ukraine

Luiza Ch. Savage | Trà Mi lược dịch

Có một điều họ đều đồng ư. Một con số kỷ lục người Mỹ -75 phần trăm- bây giờ tin rằng chiến tranh Iraq là một sai lầm. Không ai biết điều đó rơ hơn Obama.

TT Mỹ Barack Obama (January 29, 2010)

Nay thế giới mới biết cái giá phải trả khi Mỹ không can hệ  

Một buổi chiều thứ bảy tháng 7 năm 2012, ngoại trưởng Mỹ lúc đó Hillary Clinton mời giám đốc CIA David Petraeus đến nhà bà ở Washington. Vị tướng bốn sao đă dẫn đầu quân đội Mỹ thời của Tổng thống George W. Bush tại Iraq và thời Tổng thống Barack Obama tại Afghanistan. Clinton hỏi ông đă có thể thẩm định, huấn luyện và trang bị cho nhóm đối lập ôn ḥa ở Syria, nơi quân của Tổng thống Bashar al-Assad đă bắt đầu giết hàng ngàn thường dân.

Trường Petraeus và Cựu Ngoại trưởng Clinton. 

“Ông ấy đă suy nghĩ cẩn thận về việc này, và ngay cả đă bắt đầu phác thảo những chi tiết cụ thể và chuẩn bị để đề nghị một kế hoạch,” Clinton nhắc lại trong cuốn hồi kư mới “Những chọn lựa khó khăn” của bà. Tháng Tám sau đó, bà Clinton đă bay tới Thổ Nhĩ Kỳ, nước bên cạnh Syria, để thảo luận về kế hoạch tạo một vùng cấm bay trên Syria và hỗ trợ cho phe đối lập. Clinton và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đă gọi điện đến bộ trưởng ngoại giao của Anh, Pháp và Đức để xây dựng một liên minh quốc tế. Bà trở về Washington “khá tự tin” rằng các đồng minh đă cùng đứng về một phía.

Nhưng khi Petraeus tŕnh bày kế hoạch lên Tổng thống, Obama ngần ngại. Ông vừa kết thúc cuộc chiến Iraq và không muốn sa vào một cuộc xung đột mới. Ông đă hứa với người Mỹ đang mệt mỏi v́ chiến tranh là ông sẽ làm “nhiều hơn việc xây dựng quốc gia ở Mỹ”. Ngoài ra, vũ khí có thể rơi vào tay kẻ xấu. Saudi Arabia đă trang bị cho quân nổi dậy, ông không nghĩ rằng có thêm vũ khí của Mỹ sẽ là thay đổi quyết định khiến Assad từ bỏ quyền lực. Clinton lập luận rằng Hoa Kỳ có thể huấn luyện cho quân đối lập, và mục tiêu là để làm Assad suy yếu đủ để khiến ông ta phải ngồi vào bàn đàm phán với phe đối lập.

Tuy nhiên, Obama vẫn nói không. Clinton quay sang giúp gởi thực phẩm và thuốc men cho nạn nhân ở Syria, gởi và điện thoại di động cho nhóm đối lập để hoạt động chống Assad. Nhưng, bà viết, “tất cả chỉ là những bước tạm bợ”.

Clinton không phải là tiếng nói duy nhất mà Obama bác bỏ khi ông t́m cách giữ Mỹ không can thiệp vào Syria. Tháng hai năm ngoái, khi số người chết đă quá 130.000 người và Assad chống lại các cuộc đàm phán ḥa b́nh của Liên Hiệp Quốc do Mỹ dẫn đầu, đại sứ Mỹ Robert Ford, đă trở nên quá thất vọng với nguyên tắc không dính tay của Tổng thống Mỹ khiến ông đă từ chức. Mới đây đại sứ Ford nói với đài PBS, “Khi tôi không c̣n có thể bảo vệ chính sách trước công luận, đó là lúc để tôi rút lui.”

Ba năm sau khi bắt đầu, cuộc khủng hoảng Syria nay đă lan sang Iraq. Một phần phía bắc Syria đă bị một nhánh của al-Qaeda, được gọi là Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIS), chiếm đóng, và trong tuần này, đă tuyên bố đă thành lập một nhà nước thần quyền. Washington đă giật ḿnh khi v́ cơn ác mộng khi thấy ISIS đă chiếm đóng thành phố này sang thành phố khác ở một khu vực rộng lớn phía bắc và phía tây của Iraq, phần lớn của người Suni, và cướp bóc ở các ngân hàng và dầu nhà máy lọc dầu. Quân đội Iraq, được Mỹ huấn luyện và vũ trang, trong một số trường hợp đă buông vũ khí bỏ chạy. Hành quyết bằng cách chặt đầu của ISIS đă phân chia rơ rệt giữa người Sunni, Kurd và chính phủ do người Shia lănh đạo ở Baghdad.

Không sẵn ḷng hỗ trợ quân đối lập ôn ḥa của Syria có thể không phải sai lầm duy nhất của Obama. Quyết định của Obama không muốn để một lực lượng nhỏ vài ngàn quân Mỹ ở Iraq, theo lời cố vấn của những tướng lĩnh và các thành viên nội các của ông, đang hiện rơ dưới ánh đèn sân khấu. Trong khi đó, viến kiến khiêm tốn của Tổng thống Obama về sức mạnh của Mỹ đang bị thách đố, không những cuộc chiến phe phái tại Iraq đang tệ hơn, mà sự bành trướng của Tổng thống Nga Vladimir Putin đang làm mất ổn định ở châu Âu.

Vị Tổng thống có mục đích rút hết quân Mỹ ở nước ngoài đột ngột phải trả giá cho bài học không liên kết. Tổng thống Mỹ ở giữa nhiệm kỳ thứ hai thường dùng những chính sách đối ngoại để quần chúng quên đi những bế tắc trong nước. Nhưng Obama có thể đang phải đối phó với những thách thức lớn nhất về chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Và, khi một siêu cường lùi bước, thế giới có thể sẽ kinh hoàng khi thấy người bước vào để lấp vào chỗ trống là ai.

Tiềm năng của mối đe dọa ISIS đặt ra cho Mỹ quả là lạnh xương sống. ISIS rất tinh vi và được giới tài phiệt yểm trợ, trong các hoạt động trộm cắp, bắt cóc và tống tiền. ISIS tịch thu xe tăng và thiết bị nặng dành cho quân đội Iraq để chống lại quân nổi dậy giống như ISIS. Các quan chức Mỹ ước tính rằng ISIS hiện có khoảng 10.000 người, trong đó có 3.000 đến 5.000 từ các quốc gia bên ngoài Iraq. Một số trong số họ có sổ thông hành châu Âu hay passport Mỹ cho phép họ vào Mỹ mà không cần chiếu khán.

Với một tổ chức khủng bố tàn bạo đang kiểm soát một khu vực có diện tích của một số quốc gia, gồm cả các trạm canh ở biên giới Iraq, Syria và Jordan, giới phê b́nh đổ lỗi cho sự bỏ trống Syria và Iraq của Obama làm mất sự ổn định đă đạt được bằng mười năm quân Mỹ có mặt trong khu vực, và mất gần 4.500 mạng người Mỹ, với hơn 1,7 ngh́n tỷ đô la tiền thuế của dân chúng.

Giới phê b́nh chỉ ra một số quyết định quan trọng của Tổng thống Obama nhằm tránh xung đột có thể đă giúp gây ra các cuộc khủng hoảng hiện tại: quyết định không để quân ở Iraq sau năm 2011; quyết định không vũ trang cho quân đối lập ở Syria trong những ngày đầu của cuộc xung đột; và tuyên bố của ông “lằn ranh đỏ” nếu Assad sử dụng vũ khí hóa học và sau đó không bắt Assad nhận hậu quả, khi Assad đă dùng vũ khí hóa học, bằng sự can thiệp quân sự của Mỹ.

Họ nói rằng Tổng thống Obama đă lầm khi cho rằng mối đe dọa có thể được khống chế, hơn là phải đối đầu: “Chúng tôi thấy điều này xảy ra, và thật là điều rất bực bội. Chúng tôi nh́n họ tập hợp ở miền đông Syria một cách mà chúng ta chưa bao giờ thấy trước đây, hàng ngàn và hàng ngàn quân có liên hệ với al-Qaeda,” dân biểu Cộng ḥa Chủ tịch ủy ban t́nh báo Hạ viện, Mike Rogers, nói với CBS tuần trước. Đối với các phần tử cực đoan có sổ thông hành của phương Tây: “Đó là sự nguy hiểm tột cùng.”

Tất nhiên, cuộc xâm lược của Tổng thống Bush vào Iraq đă mở màn cho các vụ bạo loạn sắc tộc ở nước này. Hillary Clinton đă bỏ phiếu thuận cho chính sách đó. Và nhiều tiếng nói hiện nay đang kêu gọi Mỹ phải có vai tṛ mạnh hơn trong khu vực cũng đă ủng hộ cuộc chiến đó.

Ứng xử dè dặt của Obama ở khu vực phần lớn là một phản ứng đối với sự nhiệt thành của Bush. Nhưng cuộc tranh luận ở Washington hiện nay là liệu Obama có quá thụ động khi Bush th́ lại quá hung hăng không. Ngày 28 tháng 5, trong một bài phát biểu tại học viện quân sự West Point ở New York, Tổng thống Obama đă đưa ra viễn kiến của ông về vai tṛ khiêm tốn hơn của Mỹ trên thế giới. Obama nói với các sĩ quan tốt nghiệp rằng ông sẽ phản bội nhiệm vụ của ḿnh nếu “gửi các anh vào nơi nguy hiểm chỉ đơn giản v́ tôi thấy một vấn đề ở đâu đó trên thế giới mà cần phải được chỉnh sửa, hoặc v́ tôi đă quan tâm đến giới phê b́nh, những người nghĩ rằng can thiệp quân sự là cách duy nhất để nước Mỹ để tránh không bị xem là suy yếu.”

Obama cho biết ông bảo lưu quyền đơn phương sử dụng vũ lực khi “lợi ích cốt lơi của chúng ta khi đ̣i hỏi điều đó, khi nhân dân Mỹ đang bị đe dọa, khi đời sống của chúng ta đang bị đe dọa, khi an ninh của các đồng minh của chúng ta đang gặp nguy hiểm.” Trong hoàn cảnh khác, ông nói, Mỹ sẽ hành động bằng ngả ngoại giao, phát triển và hợp tác với các đồng minh. “Hành động quân sự không thể là phương pháp duy nhất hay phương pháp chính yếu của chúng ta trong mọi trường hợp. Chúng ta có cái búa tốt nhất không có nghĩa là tất cả mọi vấn đề đều là những cái đinh,” ông nói.

Quân ISIS bắn lính Iraq người Shia.

Một số nhà phê b́nh thấy cách ứng xử của Obama là một ngă rẽ đáng báo động so với vai tṛ truyền thống của Mỹ sau chiến tranh là nước bảo đảm cho một trật tự thế giới ổn định. Họ sợ rằng sự rút lui của Mỹ sẽ để lại một khoảng trống quyền lực mà những tổ chức như ISIS sẽ nhảy vào. Có người cho rằng nó đă làm những người lănh đạo như Vladimir Putin của Nga gan ĺ hơn, v́ đă thấy ​​Obama vẽ “lằn ranh đỏ” về việc sử dụng vũ khí hóa học của Assad, nhưng sau đó đă không có hành động quân sự để ngăn chặn nó. Hơn nữa, khi Nga xâm chiếm bán đảo Crimea và ủng hộ quân nổi dậy ở miền đông Ukraine, phản ứng của Mỹ cũng yếu hơn nhiều so với những ǵ nhiều người đă hy vọng, và điều này đă gây lo ngại cho các đồng minh của Mỹ trong khu vực. Một tờ báo Ba Lan vừa công bố một bản ghi âm, bị lọt ra ngoài, của bộ trưởng ngoại giao của nước này mô tả liên minh với Mỹ là “vô giá trị” và có hại, v́ nó dẫn đến một “cảm giác an toàn không có thật.”

Lằn ranh đỏ? 

Cuộc khủng hoảng Iraq cũng là một thách đố đối với chính sách chống khủng bố của Obama. Nếu Bush xâm chiếm Afghanistan để nhổ tận gốc Taliban, nước đă cho al-Qaeda nơi trú ẩn th́ Obama cho biết ông sẽ không đuổi theo các nhóm khủng bố khác. “Một chiến lược mà phải xâm lược tất cả các nước nuôi dưỡng mạng lưới khủng bố là ngây thơ và không bền vững,” Obama nói tại West Point. (Tất nhiên, Mỹ đă xây dựng những nỗ lực chống khủng bố kể từ năm 2001, gồm có cả t́nh báo và một chương tŕnh máy bay không người lái gây chết người, v́ thế có nhiều lựa chọn hơn.) Tại cuộc họp báo tháng này, Obama nhấn mạnh ông sẽ không chơi tṛ “đập con chồn” bằng cách chạy đuổi theo từng nhóm như ISIS. Thay vào đó, ông sẽ “liên minh” đối tác với các quốc gia mà quân khủng bố đang t́m chỗ đứng.

Obama không chơi tṛ “đập con chồn” (“play whack-a-mole”). 

Giới phê b́nh cho rằng thất bại của Obama – không đạt được thỏa thuận để lại một lực lượng quân sự Mỹ tại Iraq 2011 vừa qua – làm cho nước này dễ bị xâm lược (v́ ISIS). Giới lănh đạo quân sự đă khuyên Obama để lại khoảng 20.000 quân ở Iraq. Bộ trưởng Quốc pḥng Robert Gates, muốn có từ 10.000 đến 15.000 quân ở lại trong một giai đoạn chuyển tiếp 3-5 năm. Obama cuối cùng để lại Iraq một lực lượng nhỏ, 3000 quân, nhưng không đạt được thỏa thuận với các nhà lănh đạo Iraq rằng cho binh sĩ Mỹ quyền bất khả xâm phạm. Obama đă rút tất cả lính Mỹ về vào cuối năm 2011. Trong cuộc tái tranh cử, Obama tuyên bố những đă thành công kết thúc cuộc chiến tranh Iraq, nay ông cho rằng v́ thủ tướng Iraq, Nouri al-Maliki, mà quân đội Mỹ không có mặt ở Iraq: “đó không phải là quyết định của tôi; đó là quyết định của chính phủ Iraq,” Obama nói tại một cuộc họp báo tháng này.

Tuy nhiên, nhất định đ̣i để lại một con số nhỏ binh lính có thể đă làm khó cho việc đi đến thỏa thuận. Kenneth Pollock, một chuyên gia Trung Đông tại Trung tâm Saban cho chính sách Trung Đông tại Viện Brookings, Washington, biện luận,

“Rất ít chính trị gia Iraq sẵn sàng chấp nhận một sự hiện diện vô nghĩa như vậy. Có những cách khác mà Washington cũng có thể xử lư các vấn đề pháp lư, nhưng Nhà Trắng đă nói rơ là họ không quan tâm.”

Nhưng Steve Simon, người từng là giám đốc cao cấp về Trung Đông và các vấn đề Bắc Phi tại Nhà Trắng từ năm 2011 đến năm 2012, lập luận Washington không có nhiều lựa chọn. “Tôi c̣n nhớ rằng chính quyền đă hết sức cố gắng. Họ đă đặt rất nhiều áp lực lên Maliki và họ đă hết sức t́m hỗ trợ ở các nghị để đi đến thỏa thuận,” Simon nói với các phóng viên.

Đến mùa hè năm ngoái, sau khi chính phủ Hoa Kỳ kết luận rằng Assad đă sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân Syria, Obama mới chấp thuận gửi vũ khí hạng nhẹ cho quân nổi dậy, không phải là nhóm cực đoan ISIS, đang chiến đấu chống lại chế độ. Đây là động thái mà Ford, cựu đại sứ Mỹ, và các nhà phê b́nh khác nói là quá ít và quá chậm.

Ford đang kêu gọi viện trợ thiết bị quân sự nhiều hơn và nặng hơn, gồm cả súng cối và tên lửa đất-đối-không để giúp Quân đội Tự do Syria. “Càng do dự nhiều và không muốn cam kết cho phép quân đối lập ôn ḥa chiến đấu hiệu quả hơn với cả chiến binh thánh chiến và chế độ Assad chỉ đẩy nhanh thêm ngày mà quân đội Mỹ sẽ phải can thiệp chống lại al-Qaeda ở Syria,” Ford đă viết như thế trên tờ New York Times trong tháng này.

Khi cuộc khủng hoảng leo thang Obama mới phản ứng. Hôm 20 tháng 6, ông ra lệnh cho 300 quan nhân của lực lượng đặc biệt Mỹ “đánh giá” t́nh h́nh trên mặt đất và để “tham mưu, giúp” quân đội Iraq. On June 26, Obama chính thức yêu cầu Quốc hội chấp chi 500 triệu đô-la để huấn luyện và trang bị cho quân nổi dậy Syria; đây bước lớn nhất cho đến nay của chính quyền. Tiền là một phần của yêu cầu trị giá 1,5 tỷ USD cho quỹ ổn định t́nh h́nh gồm cả sự hợp tác với các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Lebanon và Iraq. Cùng ngày, Liên Hiệp Quốc cho biết t́nh h́nh đă xấu đến mức có khoảng 10,8 triệu người Syria – một nửa dân số – hiện nay đang cần viện trợ nhân đạo.

Bản đồ chỉ các trại tị nạn của dân Syria.

Obama đang bị áp lực phải làm nhiều hơn, chẳng hạn như các cuộc không kích chống lại quân ISIS, một chiến thuật mà Obama không loại trừ. “Chúng tôi chuẩn bị để có hành động quân sự chính xác và có mục tiêu, nếu và khi chúng tôi xác định rằng t́nh h́nh trên mặt đất đ̣i hỏi phải làm điều đó.” Tuy nhiên, việc gửi quân đội Mỹ vào chiến đấu là vẫn đề miễn bàn. “Quân đội Mỹ sẽ không trở lại chiến đấu ở Iraq.”

Cả trong bài phát biểu của ông Obama và trong hành động đối với vấn đề ở Syria và Iraq, một số người nh́n thấy một sự thay đổi đáng lo ngại với một nước Mỹ thận trọng hơn trên sân khấu thế giới. “Siêu cường không được quyền nghỉ hưu” là tiêu đề của một bài tiểu luận gần đây của nhà sử học Robert Kagan đăng trên tờ The New Republic. Kagan cho rằng cuộc khủng hoảng Syria và Ukraine “báo hiệu một quá tŕnh chuyển đổi sang một trật tự thế giới khác, hoặc đi vào một loại thế giới rối loạn như chưa từng thấy kể từ năm 1930.” Ông nghĩ rằng với ngân sách quân đội lớn hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại, Mỹ đă có sức mạnh để giữ trật tự thế giới tự do và phát huy dân chủ. Nếu Mỹ kiềm chế việc sử dụng sức mạnh của ḿnh, các diễn viên khác, chẳng hạn như Putin, sẽ nhảy vào lấp đầy khoảng trống. “Thế giới sẽ thay đổi nhanh hơn nhiều hơn người ta tưởng. Và không có siêu cường dân chủ nào khác đang đợi bên cánh gà để cứu thế giới nếu siêu cường dân chủ này – Hoa Kỳ – do dự,” Kagan đă viết.

Hiện tại, có rất ít sự đồng thuận giữa người Mỹ về vai tṛ của họ tại một thời điểm mà họ nghĩ rằng họ đă kết thúc với Iraq và đă chặt đầu được al-Qaeda. Nhưng họ đang lo ngại về cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Một cuộc thăm ḍ New York Times / CBS gần đây cho thấy 58% không chấp nhận cách ứng xử của Obama về chính sách đối ngoại, tăng 10% trong tháng vừa qua lên mức cao nhất kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2009. (Đánh giá phê duyệt tổng thể về Obama giảm xuống 40%, và tỉ số 54 phần trăm không chấp thuận việc làm của ông trong vai tṛ Tổng thống. Đó cũng là là tỉ số cho Tổng thống Bush tại cùng một điểm trong nhiệm kỳ thứ hai của ông).

Dân Mỹ cũng không thống nhất về việc liệu Obama có nên gửi 300 quân nhân lực lượng đặc biệt sang Iraq, hoặc ông có nên để lại một lực lượng quân sự tại đó sau năm 2011. Cuộc thăm ḍ t́m thấy độ giảm tín nhiệm lớn nhất ở trong nhóm những đảng viên đảng Dân chủ, nhiều người phản đối ngay cả việc gửi một số nhỏ quân đội ra nước ngoài.

Có một điều họ đều đồng ư. Một con số kỷ lục người Mỹ -75 phần trăm- bây giờ tin rằng chiến tranh Iraq là một sai lầm. Không ai biết ddiiefu đó rơ hơn Obama.

Một bản đồ Mỹ với những con số binh sĩ của quân đội Mỹ thiệt mạng và bị thương ở Iraq được coi là một phần của một đài tưởng niệm tạm thời, được gọi là “Arlington Tây”, một dự án của Cựu chiến binh cho ḥa b́nh, trên băi biển Santa Monica ở Santa Monica, California, vào ngày 9, 2012. 

Danny Moloshok  

Tác giả, tốt nghiệp khoa Kinh Tế ở ĐH Harvard và Luật tại trường Luật ĐH Yale, là trưởng pḥng của Tạp Chí MacLean’s tại Washington, D.C.  

Trở lại