Nền Kinh Tế Trung Quốc Đang Thối Rữa Từ Đầu Năo

Daron Acemoglu
Đỗ Kim Thêm dịch

Việc ông Tập Cận B́nh xiết chặt ḱm kẹp sắt đá đối với đảng lănh đạo và nền kinh tế, chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đă trở lại nổi bật. Mô h́nh độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể không có ǵ quá đặc biệt. Bằng chứng về sự tŕ trệ này cho thấy càng ngày càng tăng.

Trung Quốc nhấn mạnh đến một vấn đề đă được tranh luận từ lâu về phát triển kinh tế: Liệu chế độ chuyên chế chỉ huy từ thượng tầng xuống cơ sở có thể vượt trội hơn các nền kinh tế thị trường tự do theo chiều hướng đổi mới và tăng trưởng?

Từ năm 1980 đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP trung b́nh hàng năm của Trung Quốc là hơn 8%, nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế phương Tây nào, và trong những năm 2000, với việc sử dụng công nghệ của phương Tây, quỹ đạo kinh tế của nước này vượt quá mức bắt kịp về tăng trưởng Trung Quốc bắt đầu đầu tư công nghệ của riêng ḿnh, sản xuất bằng sáng chế và ấn phẩm học thuật, đồng thời tạo ra các doanh nghiệp sáng tạo như Alibaba, Tencent, Baidu và Huawei.

Một số người phản đối đă nghĩ rằng, chuyện đó khó xảy ra. Trong khi nhiều kẻ chuyên quyền chủ trương về sự mở rộng kinh tế nhanh chóng, mà chưa bao giờ có một chế độ phi dân chủ nào tạo ra sự tăng trưởng dựa trên đổi mới, bền vững, một số người phương Tây đă bị mê hoặc bởi sức mạnh khoa học của Liên Xô trong thập niên 1950 và 1960, nhưng thường th́ họ diễn đạt những thành kiến của riêng ḿnh. Đến thập niên 1970, Liên Xô rơ ràng đă tụt hậu và tŕ trệ, do không có khả năng đổi mới trên một số lĩnh vực.

Đúng vậy, một số nhà quan sát nhạy bén của Trung Quốc đă chỉ ra rằng, sự ḱm kẹp sắt đá của Đảng Cộng sản Trung Quốc đă là dấu hiệu không tốt cho triển vọng của đất nước. Nhưng quan điểm phổ biến hơn cho rằng, Trung Quốc sẽ duy tŕ sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của ḿnh. Mặc dù đă có những cuộc tranh luận về việc liệu Trung Quốc sẽ là một lực lượng lành tính hay ác tính trên toàn cầu, nhưng có rất ít bất đồng rằng sự tăng trưởng của nước này là không thể ngăn cản. Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới có thói quen dự đoán tốc độ tăng trưởng trước đây của Trung Quốc trong tương lai, và những cuốn sách có tựa đề như  When China Rules the World (Khi Trung Quốc thống trị thế giới) lan tộng khắp nơi.

Trong nhiều năm, người ta cũng nghe thấy những lập luận rằng, Trung Quốc đă đạt được trách nhiệm “giải tŕnh mà không có dân chủ”, hoặc giới lănh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc ít nhất bị hạn chế bởi các giới hạn về nhiệm kỳ, sự cân bằng quyền lực và các ngăn chận cho việc quản trị tốt đẹp khác. Trung Quốc đă nhận được lời khen ngợi v́ đă thể hiện đức tính của việc lập kế hoạch cai trị và đưa ra một giải pháp tương ứng, thay thế cho chủ trương Đồng thuận Washington. Ngay cả những người đă công nhận mô h́nh của Trung Quốc là một h́nh thức của “chủ nghĩa tư bản nhà nước”, với tất cả những mâu thuẫn kéo theo, cũng dự đoán rằng, t́nh trạng tăng trưởng sẽ tiếp tục mà phần lớn không suy giảm.

Có lẽ lập luận mạnh mẽ nhất là Trung Quốc sẽ kiểm soát thế giới bằng khả năng đạt được sự thống trị toàn cầu trong trí tuệ nhân tạo. Với việc truy cập vào rất nhiều dữ liệu từ dân số khổng lồ của ḿnh, với ít hạn chế về đạo đức và quyền riêng tư hơn so với những hạn chế mà các nhà nghiên cứu ở phương Tây phải đối phó và với rất nhiều đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc được cho là có lợi thế rơ ràng trong lĩnh vực này.

Nhưng lập luận này luôn bị nghi ngờ. Người ta không thể đơn giản cho rằng, những tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sẽ là nguồn chủ yếu của lợi thế kinh tế trong tương lai; chính phủ Trung Quốc sẽ cho phép nghiên cứu chất lượng cao đang tiến hành trong lĩnh vực này; hoặc các doanh nghiệp phương Tây bị cản trở đáng kể bởi quyền riêng tư và các quy định về dữ liệu khác.

Ngày nay, các triển vọng của Trung Quốc trông có vẻ kém khởi sắc hơn nhiều so với trước đây. Sau khi đă loại bỏ nhiều cơ chế kiểm tra nội bộ, Chủ tịch Tập Cận B́nh đă sử dụng Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc để bảo đảm nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có (không có các giới hạn nhiệm kỳ trong tương lai), và xếp sắp những người ủng hộ trung thành vào trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực.

Sự củng cố quyền lực này đang diễn ra, bất chấp những sai lầm nghiêm trọng của ông Tập mà nó đang kéo nền kinh tế đi xuống và làm giảm tiềm năng đổi mới của Trung Quốc. Chính sách “Zero COVID” của ông Tập phần lớn có thể tránh được và đă phải trả cái giá quá đắt, cũng như sự ủng hộ của ông đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Thậm chí ngày càng có nhiều sai lầm ngớ ngẩn hơn có thể xảy ra sau đó khi ông Tập nắm giữ quyền lực không được kiểm soát và được bao quanh bởi những người tùng phục, những người sẽ tránh nói với ông những ǵ ông cần phải nghe.

Nhưng sẽ là một sai lầm nếu kết luận rằng, mô h́nh tăng trưởng của Trung Quốc đang sụp đổ chỉ v́ người lên ngôi không phù hợp. Việc chuyển hướng sang một đường lối kiểm soát cứng rắn hơn bắt đầu trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tập (sau năm 2012) là không thể tránh khỏi.

T́nh trạng tăng trưởng công nghiệp nhanh chóng của Trung Quốc trong thập niên 1990 và 2000 được xây dựng dựa trên các đầu tư khổng lồ, chuyển giao công nghệ từ phương Tây, sản xuất xuất khẩu và áp chế tài chính và tiền lương. Nhưng sự tăng trưởng dựa trên việc xuất khẩu như vậy chỉ có thể đi xa đến như vậy. Như Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm của Tập Cận B́nh, công nhận vào năm 2012 là sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ phải trở nên “cân bằng, phối hợp và bền vững hơn”, với sự phụ thuộc ít hơn vào nhu cầu bên ngoài và phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa.

Vào thời điểm đó, nhiều chuyên gia tin rằng, ông Tập sẽ đáp trả thách thức bằng một chương tŕnh cải cách đầy tham vọng để du nhập nhiều khích lệ năng động dựa trên thị trường hơn. Nhưng những diễn giải này đă bỏ qua một vấn đề quan trọng cho chế độ Trung Quốc: Làm thế nào để duy tŕ sự độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đối mặt với tầng lớp trung lưu đang được trao quyền về kinh tế và mở rộng nhanh chóng. Câu trả lời rơ ràng nhất và có lẽ là câu trả lời duy nhất là, sự đàn áp và kiểm duyệt lớn lao hơn, đó chính xác là con đường mà ông Tập đă theo đuổi.

Trong một thời gian, ông Tập, giới cận thần của ông, và thậm chí nhiều chuyên gia từ bên ngoài tin rằng, nền kinh tế vẫn có thể phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thắt chặt kiểm soát từ trung ương, kiểm duyệt, truyền bá giáo điều và đàn áp. Một lần nữa, nhiều người coi lĩnh vực thông minh nhân tạo như một công cụ mạnh mẽ chưa từng có để giám sát và kiểm soát xă hội.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, ông Tập và các cố vấn đă hiểu sai về t́nh h́nh, và Trung Quốc đă sẵn sàng trả một cái giá nặng nề về kinh tế cho việc kiểm soát càng gia tăng của chế độ. Sau các cuộc tảo thanh về quy định sâu rộng đối với Alibaba, Tencent và các doanh nghiệp khác vào năm 2021, các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng tập trung vào việc duy tŕ xin những ân huệ tốt đẹp của chính quyền chính trị, thay v́ đổi mới.

T́nh trạng kém hiệu quả và các vấn đề khác được tạo ra bởi việc phân bổ tín dụng có động cơ chính trị cũng đang chồng chất, và sự đổi mới do nhà nước lănh đạo đang bắt đầu đạt đến giới hạn của nó. Mặc dù có sự gia tăng lớn trong sự hỗ trợ của chính phủ kể từ năm 2013, chất lượng nghiên cứu học thuật của Trung Quốc được cải thiện c̣n chậm chạp. Ngay cả trong lĩnh vực thông minh nhân tạo, ưu tiên khoa học hàng đầu của chính phủ, những tiến bộ đang tụt hậu so với các nhà lănh đạo công nghệ toàn cầu – hầu hết trong số họ ở Mỹ.

Nghiên cứu gần đây của riêng tôi cùng với Jie Zhou của MIT và David Yang của Đại học Harvard cho thấy rằng, sự kiểm soát từ trên xuống trong giới học thuật Trung Quốc cũng đang bóp méo chiều hướng nghiên cứu. Nhiều giảng viên đang chọn lĩnh vực nghiên cứu của họ để ủng hộ cho giới lănh đạo ban ngành hoặc các khoa trưởng, những người có quyền lực đáng kể trong sự nghiệp của họ. Khi họ thay đổi các ưu tiên của ḿnh, bằng chứng cho thấy, chất lượng nghiên cứu tổng thể đang bị ảnh hưởng.

Sự siết chặt của ông Tập đối với khoa học và nền kinh tế có nghĩa là những vấn đề này sẽ gia tăng. Và đúng như trong tất cả các chế độ chuyên chế, không có chuyên gia độc lập hoặc phương tiện truyền thông nào trong nước lên tiếng về các phát triển sai lầm mà ông đă đặt ra.

Daron Acemoglu
Đỗ Kim Thêm dịch

Tác giả Daron Acemoglu là giáo sư Kinh tế học tại MIT, đồng tác giả với James A. Robinson trong cuốn sách: Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity and Poverty (Profile, 2019) và  The Narrow Corridor: States, Societies, and the Fate of Liberty (Penguin, 2020).

Trở lại