Người Mỹ không nên quên các bài học sống động của ngày 30/4/1975 và chiến tranh Việt Nam 

John Andrews - Đỗ Kim Thêm dịch



Project Syndicate

Ba cuốn sách gần đây về chiến tranh Việt Nam đă làm sáng tỏ một lĩnh vực thường được đề cập tới, cho thấy rằng, sự thất bại của Hoa Kỳ cách đây nửa thế kỷ vẫn c̣n nhiều điều để dạy cho chúng ta. Nhưng các chuyên gia về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đă cho thấy là họ không có khả năng quan tâm đến những bài học đúng đắn.

John Kerry, một cựu chiến binh Hải quân đuợc ân thưởng huy chương, đă hỏi Ủy ban Đối ngoại Thượng viện vào tháng 4 năm 1971 rằng: “Làm thế nào để quư vị hỏi được một người cuối cùng tử trận tại Việt Nam. Làm thế nào quư vị hỏi họ chết như thế nào cho chuyện sai lầm?“. Đó là một câu hỏi hay và một số trong những người tham gia vào các cuộc chiến hiện nay ở Afghanistan, Iraq, Syria và các nơi khác có thể ngạc nhiên cho các vấn đề tương tự

Tất nhiên, Kerry đă tiếp tục trở thành Thượng Nghị sĩ, đồng thời là ứng cử viên Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ năm 2004 và giữ chức Ngoại trưởng trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama. Trong vai tṛ Ngoại trưởng, Kerry nỗ lực trong ám ảnh, nhưng cuối cùng là vô ích, để giải quyết các cuộc xung đột cực kỳ khó khăn của Trung Đông và gây thêm những ác mộng.

Sau đó, chuyện thật kỳ lạ là Kerry rất ít được đề cập đến trong ba cuốn sách tuyệt vời viết về câu chuyện của người Mỹ ở Việt Nam của Max Hasting và nhà sử học Liên Hằng Nguyễn về cuộc chiến của Hà Nội, nhưng Kerry không xuất hiện trong sách The Road Not Taken của nhà báo Max Boot.

Tuy nhiên, như Kerry, Hastings và Boots nh́n chiến tranh Việt Nam rơ như là một sai lầm về sự liên hệ lâu dài cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, ít nhất là trong việc thực thi. Trong phần cuối của cuốn sách với đầy đủ các chi tiết về cuộc chiến, Hastings trích dẫn lời của Walt Boomer, một cựu chiến binh Việt Nam, là người sau này lănh đạo Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1990-1991): “Tất cả liên hệ đến chuyện ǵ? Điều gây phiền nảo cho tôi là chúng ta đă không học được nhiều. Nếu đă học đuợc, th́ chúng ta sẽ không xâm chiếm Iraq”.

Hy vọng nhiều hơn ư nghĩa

Khi George W. Bush ra lệnh xâm chiếm Iraq vào năm 2003, chính quyền Bush minh định là tiêu diệt chế độ Saddam Hussein và kết thúc chỉ sau 21 ngày chiến đấu quy mô. Chuyện thắng trận trở thành dễ dàng. Sau sự chia cắt Đông Dương thuộc Pháp tại Hội nghị Genève 1954, ở Việt Nam thảm kịch đă diễn ra trong màn đầu. Sau cùng, một cuộc điều động chính thức các lực lượng chiến đấu của Hoa Kỳ tại Việt Nam lần đầu tiên đă không diễn ra, măi cho đến tháng 3 năm 1965, khi khoảng 3.500 lính Thuỷ quân Lục chiến đổ bộ vào băi biển gần Đà Nẵng, nơi họ phối hợp với 23.000 “Cố vấn” quân sự Mỹ đang hỗ trợ cho quân đội miền Nam Việt Nam.

Sau đó, Tướng Hoa Kỳ William Westmoreland hứa hẹn là chiến thắng sắp xảy ra th́ những cuộc tấn công đẫm máu gây cho các lực lượng Nam Việt Nam và Hoa Kỳ biến nó thành lời nhạo báng và tạo ra chiến thắng quyết định cho Việt Cộng và Quân đội Nhân dân Việt Nam của ông Hồ Chí Minh. Ngay cả Tướng Westmoreland có thể không tin điều đó.

Hastings nhấn mạnh những phát hiện binh pháp của Ngũ Giác Đài vào năm 1963 như sau: “SIGMA I chỉ ra cho các nhà lănh đạo quân sự Hoa Kỳ rằng chiến thắng sẽ cần nửa triệu lính Mỹ; một cuộc thao diễn tiếp theo sẽ kiểm tra về các lựa chọn cho quyết định một cuộc không chiến; SIGMA II kết luận rằng không có một cuộc không tập nào sẽ làm lay chuyển được đường lối của Hà Nội”.

Tuy nhiên, những cân nhắc về mặt chiến lược trong thời Chiến tranh Lạnh đă gây cho sự can dự của Mỹ vào Đông Dương là không thể tránh khỏi, bắt đầu từ việc cấp quân viện cho Pháp, Hastings ghi nhận rằng điều này đă xảy ra, mặc dù thực tế là “Cuối tháng 10 năm 1951, nó đă trở thành hiển nhiên đối với các quan sát viên khách quan, Pháp không có triển vọng thực tế nắm được Đông Dương”.

Các ư kiến vẫn c̣n khác nhau về việc ông Hồ Chí Minh là người đầu tiên và trước hết là người theo chủ nghĩa dân tộc hay Cộng sản. Nhưng, dù sao đi nữa, sau Chiến tranh Triều Tiên và sự trỗi dậy của Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, Hoa Kỳ có nhiều lư do để lo lắng rằng khi bị bao vây bởi các cuộc nổi dậy của Cộng sản, các nước châu Á có thể sụp đổ giống như các quân cờ dominos nếu không có Mỹ hỗ trợ.

Bên cạnh đó, đối với các giới nắm quyền chính trị và quân sự ở Washington, DC, chiến thắng các phong trào du kích được trang bị tệ hại của Việt Nam, Việt Minh và sau đó là Việt Cộng, dường như có sác xuất cao hơn là thất bại, v́ t́nh h́nh là người Anh trước đó đă tiến hành thành công một chiến dịch chống lại phong trào giành độc lập của Cộng sản Mă Lai. Tuy nhiên, về sau khi nh́n lại vần đề, có ít nhiều ngạc nhiên khi thấy rẳng người Pháp và người Mỹ đă bị đánh bại tại Việt Nam. Như nhiều tác giả trước đây đă chỉ ra, những nỗ lực của phương Tây chống lại phiên bản chủ nghĩa dân tộc Việt Nam của ông Hồ Chí Minh, về mặt cơ bản, là sai lầm.

Một vấn đề trọng đại là các chính phủ liên tiếp của Nam Việt Nam đă tham nhũng và không hiệu năng trong vô vọng. Người miền Nam và giới lănh đạo quân sự của họ đơn giản là không thể so tương xứng với khả năng kháng cự và tinh thần quyết tâm của lực lượng mang dép râu của ông Hồ Chí Minh. Không nơi nào rơ ràng hơn là thất bại thảm hại của Pháp tại Điện Biên Phủ trong năm 1954 và chiến thắng không đáng gọi là thắng v́ tổn thất qúa nặng nề của Mỹ tại Khe Sanh trong năm 1968, (Pyrrhic victory).

Ngay sau trận Khe Sanh, Cộng sản bắt đầu cuộc tấn công Tết, trong đó lực lượng Bắc Việt và Việt Cộng phải chịu tổn thất lớn hơn phe miền Nam và Mỹ, chuyện không nghi ngờ ǵ. Tuy nhiên, một loạt các cuôc đột kích kéo dài 9 tháng, bắt đầu với hơn 100 mục tiêu vào Nam Việt Nam, đó là một bước ngoặt và qua tiến tŕnh chiến cuộc, số lượng chịu đựng của Mỹ vuợt xa quá xa những ǵ mà nguời ta suy đoán qua việc đếm các xác chết. Lạm dụng ma túy lan tràn và các sĩ quan không được ḷng dân sống trong nỗi sợ hăi liên tục bị “mưu sát” bởi đồng đội. Như một vị tướng Hoa Kỳ nói với Hastings: “Chúng tôi đă đến Hàn Quốc với một đội quân tệ hại và tôi luyện thành với một đội quân tinh nhuệ; chúng tôi đă vào Việt Nam với một đội quân quy mô và kết thúc với một đội quân khiếp sợ”.

Tâm trí và bản ngă

B́a sách “The Road Not Taken” của Max Boot

Có thể liệu là cuộc chiến đă chuyển biến khác đi không? Trong phần tiểu sử của Edward Lansdale, một sĩ quan Không quân Hoa Kỳ và nhân viên của CIA chống các hoạt động nổi dậy, Boot đặt tầm quan trọng của việc Mỹ không chiến thắng v́ không thu phục “trái tim và khối óc”. Là một chuyên viên vể quảng cáo gây được thiện cảm, Lansdale đă khởi đầu binh nghiệp trong các cuộc hành quân tâm lư chiến ở Philippines, nơi ông đă thành công trong việc phát triển mối quan hệ chân thành với người dân địa phương. Với sự hỗ trợ của người Philippines, Lansdale đă giúp đánh bại cuộc nổi loạn của Cộng sản Huk và dàn dựng để cho Ramon Magsaysay, người bạn của ông, vào chức vụ tổng thống của đất nước.

Tuy nhiên, Lansdale mất tinh thần thường xuyên v́ những phương pháp thực hiện được ở Philippines gần như không có hiệu quả ở Việt Nam. Dù Lansdale đă có thể “gần gủi” với người Việt, (ông quá thân thiết với ông Ngô Đ́nh Diệm, Tổng thống Nam Việt Nam) nhưng hoàn toàn lạc lối khi điều hướng trong mê cung chính trị và quan liêu của nước Mỹ, có thể là ở Washington, DC hoặc Sài G̣n.

Về phần ḿnh, Hastings không quá ngưỡng mộ Lansdale như Boot. Để chỉ ra cho độc giả biết Lansdale nhận định t́nh h́nh tại Việt Nam và vai tṛ của Lansdale trong đó như thế nào, Hastings trích ra một đoạn trong điện văn mà Lansdale gửi cho Tướng Maxwell Taylor, Cố vấn Quân sự của Tổng thống John F. Kennedy, vào năm 1961 như sau:

“Người Việt là dân tộc có khả năng và nghị lực. Hiện nay, dường như họ không là chính họ. Họ sẽ mất đất nước nếu một số tia lửa không làm cho họ bắt được ngọn lửa để đấu tranh giành chiến thắng trong cuộc chiến này. Sự châm ng̣i cũng có thể là đặt cho đúng người Mỹ vào đúng trong lĩnh vực của chính phủ Việt Nam để hướng dẫn hoạt động. Đối với công việc này, người Mỹ cần có tài năng và cảm xúc”.

Điều rơ ràng là Lansdale là một trong những người Mỹ như vậy, đó là lư do tại sao Lansdale thường được coi là con người mẫu mực cho Graham Greene trong tác phẩm The Quiet American (Greene phủ nhận điều này) và Eugene Burdick và William Lederer trong tác phẩm The Ugly American. Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa là đă có và vẫn c̣n những người Mỹ có năng khiếu tương tự như vậy đang cố gắng gây ảnh hưởng đến chính sách ở Afghanistan và Trung Đông.

Nhưng tài năng và ḷng trắc ẩn không đảm bảo cho hiệu quả. Khi Boot làm rơ là hầu hết các sáng kiến lư tưởng của Lansdale đă bị phá sản, đáng chú ư là Chiến dịch Mongoose năm 1961 để lật đổ nhà lănh đạo Cuba Fidel Castro sau thảm họa Vịnh Con Heo. So Lansdale với Lawrence của Á Rập, Boot cho rằng: “Giống như người tiền nhiệm có tính khí lập dị và nổi loạn của ḿnh, người có giấc mơ về tinh thần đoàn kết của Ả Rập bị đế quốc Anh và Pháp khuất phục, Lansdale kết thúc thời của ḿnh với ám ảnh của cảm giác thất bại”.

H́nh ảnh toàn vẹn hơn

Thành quả của Hastings và Boot là cả hai ư thức được môi trường địa chính trị rộng lớn hơn mà trong đó chiến tranh Việt Nam diễn ra, từ sự chia rẽ Nga-Hoa vào cuối những năm 1950 cho đến các hội nghị thượng đỉnh lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon với nhà lănh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev và Mao Trạch Đông trong năm 1972. Cũng tương tự như vậy, hai tác giả có khả năng giải thích những chuyển biến quan trọng trong nền nội chính của Hoa Kỳ, trong đó có vụ ám sát Kennedy vào năm 1963, giết chết những người phản chiến biểu t́nh của Vệ binh Quốc gia Ohio tại Đại học Kent vào năm 1970 và vụ bê bối Watergate năm 1972 và hậu quả của nó.

Ai chịu trách nhiệm cho những ǵ mà Hastings và Boot gọi là bi kịch? Cả hai quy trách cho Robert McNamara, Cựu Chủ tịch Doanh nghiệp Ford Motor Company, người từng giữ chức Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ từ năm 1961 đến năm 1968. Một mục tiêu chỉ trích khác trong cả hai cuốn sách là Henry Kissinger, người từng là Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng dưới thời Nixon. Dù Kissinger đă ra lệnh ném bom trừng phạt ở Campuchia và Lào, hai nước láng giềng, nhưng dù sao, Kissinger vẫn đoạt giải Nobel Ḥa b́nh cho vai tṛ của ḿnh trong Hiệp định Ḥa b́nh Paris vào năm 1973 (đối tác của ông là Lê Đức Thọ cũng được trao giải, nhưng không nhận).

Tuy nhiên, một trong số ba cuốn sách đang được đề cập, th́ Cuộc Chiến tranh của Hà Nội của Nguyễn Liên Hằng tóm luợc toàn cảnh rơ ràng nhất về cuộc xung đột. Sinh ra ở Hà Nội chỉ năm tháng trước khi Sài G̣n sụp đổ và gia đ́nh cô trốn sang phương Tây, hầu hết Nguyễn Hằng dựa vào các tài liệu văn khố và của các quan chức Bắc Việt để đưa ra một viễn cảnh gần như luôn bị bỏ sót trong các cuốn sách của các tác giả phương Tây.

Thí dụ như Nguyễn Hằng cho chúng ta thấy rằng trong khi ông Hồ Chí Minh vẫn là một nhân vật huyền thoại trong Việt Nam đương đại, ông Hồ đă bị Lê Duẩn, Tổng Bí thư của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, loại trừ từ lâu trước cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân. Cũng theo cách tương tự, Lê Duẩn cũng tàn nhẫn đoạt quyền của Tướng Vơ Nguyên Giáp, bậc thầy mưu lược của Việt Nam trong cuộc chiến chống Pháp. Trong khi Tướng Giáp chủ trương một chiến lược hoà dịu và và chiến thuật du kích, Lê Duẩn kiên quyết cho một chiến lược mang tên là Tổng tiến công và nổi dậy, liên quan đến các cuộc tấn công trực tiếp vào các thành phố miền Nam Việt Nam.

Như ngày nay chúng ta đă biết, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy cuối cùng đă thành công trong việc tạo ra việc đè bẹp ư chí của Mỹ để tiếp tục cuộc chiến. Nhưng chiến lược đă dẫn đến thương vong to tát đáng kể cho quân đội Bắc Việt và những người ủng hộ họ. Như Hastings chỉ ra, trên thực tế, có thể Bắc Việt Nam là một quốc gia cai trị bằng công an, không giống như các quyền tự do dành cho người miền Nam dưới sự giám sát của người Mỹ.

Một lợi thế khác cho Lê Duẩn là khi nắm được quyền lực gần như tuyệt đối với các ủy viên khác trong Bộ Chính trị, ông có thể theo đuổi một phương sách tham vọng hơn trong binh pháp du kích so với Mao và các nhà lănh đạo nổi dậy khác đă khai triển trước ông. Đầu tiên, Mao kêu gọi xây dựng sự hỗ trợ của dân chúng ở các vùng nông thôn, sau đó là các cuộc tấn công du kích và khủng bố chống lại kẻ thù, sự tham gia trực tiếp chỉ dành cho giai đoạn cuối của cuộc xung đột, nếu có. Học thuyết của ông đă được Taliban chứng minh là có hiệu quả. Sau 18 năm tránh sự can dự trực tiếp với các lực lượng liên minh, giờ đây họ là mối đe dọa ngày càng tăng đối với chính phủ do Mỹ hậu thuẫn ở Kabul. Ngược lại, Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đă chọn đối đầu trực diện với quân đội chính quy của phương Tây và Trung Đông và họ bị đánh bại trong thời gian tương đối ngắn

Thiển cận dai dẳng

Sau khi cải cách Đổi mới vào cuối những năm 1980, Việt Nam Cộng sản đă trở thành một nền kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa, một thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và là địa điểm chào đón cho du khách Mỹ đến. Chuyện rơ ràng là ngay cả những kư ức khủng khiếp cũng có thể phai mờ theo thời gian.

Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ phải để các kư ức này hoàn toàn xoá mờ. Chiến tranh Việt Nam đă cướp đi hơn 58.000 sinh mạng của quân nhân Hoa Kỳ và từ hai triệu đến sáu triệu người Việt Nam. Các cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan và Trung Đông đă dẫn đến cái chết của ít hơn 8.000 người Mỹ. Sự khác biệt có thể được giải thích bởi một số yếu tố, bao gồm những cải tiến phi thường trong quân y và trị liệu phục hồi sau đó. Tuy nhiên, về mặt tài chính, các cuộc chiến tranh trong thế kỷ XXI của Mỹ có giá gần gấp 2,5 lần so với sự tham chiến tại Việt Nam.

Nhưng vấn đề các lỗi lầm do Lansdale nhận ra được tiếp tục lập lại, thậm chí tệ hại nhiều hơn nửa. Chẳng hạn như sau khi Saddam thất thủ, Paul Bremer, Phối hợp viên cho Liên minh Lâm thời Hoa Kỳ ở Iraq đă phân hoá các lực lượng vũ trang Iraq một cách kiêu ngạo và cấm đoán các thành viên của Đảng Baath trong cơ quan dân sự. Do đó, Iraq rơi vào cuộc nội chiến trong hai tông phái Shia và Sunni, Iran nổi lên như là một lănh chúa địa phương của Iraq và thành viên của một số nhà lănh đạo quân sự thuộc Đảng Baath bị lật đổ đă tiếp tục giúp đỡ thành lập Nhà nước Hồi giáo (ISIS).

Về phần ḿnh, Boot cho rằng: “Một trong những thất bại nặng nề của chính sách đối ngoại của Mỹ sau ngày 11/9 là không có khả năng đối phó thích ứng với Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki. Dù được chính quyền George W. Bush thiết lập, cả hai đă phát triển hoàn toàn xa lạ với Hoa Kỳ đến nỗi nhiều người ở Washington đă coi họ là trở ngại chính cho thành công của Mỹ.

Thất bại ở Afghanistan gây hoang mang đặc biệt. Gần hai thập niên sau cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, vẫn c̣n 14.000 quân nhân Hoa Kỳ đóng quân ở đó. Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đă hứa sẽ đưa họ hồi hương, chính quyền Mỹ cũng đang chuẩn bị trao một vùng lănh thổ đáng kể cho phe Taliban, họ đang hoạt động ở khoảng 70% trong đất nước, mặc dù có vũ khí kém hơn.

Thời hậu hậu cảnh Việt Nam

Về sự thất vọng của Mỹ ở Afghanistan và Trung Đông sẽ có ư nghĩa ǵ cho tương lai là không có ǵ để nói. Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright từng mô tả Hoa Kỳ là quốc gia cần thiết trên thế giới. Điều này sẽ c̣n tiếp tục?

Chủ thuyết cô lập luôn luôn là gánh nặng gây ra định kỳ cho nền chính trị Mỹ. Sau cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo trên toàn cầu của Tổng thống Bush, Obama đă thực hiện một phương sách dè dặt hơn đối với các cuộc phiêu lưu ra nước ngoài. Như một cố vấn của Obama đă đặt vấn đề một cách nổi tiếng, cách của chính quyền ở Libya sau Mùa Xuân Ả Rập là một cuộc diển tập theo cách chỉ đạo từ phía sau. Hiện nay, đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại, Tổng thống Trump đă đưa ra một cách thuần túy dựa trên tinh thần giao dịch thương mại, mà hiển nhiên là nhường quyền kiểm soát Trung Đông cho Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

Ngày nay, các cuộc xung đột hầu như không tương đồng với chiến tranh Việt Nam. Những người lính Mỹ ở Việt Nam là những người đă bị động viên quân dịch theo luật định; những đơn vị quân đội ở Afghanistan và Iraq do nhập ngũ do tự nguyện và thường được hưởng sự hỗ trợ của cộng luận Mỹ. Nhưng sự hỗ trợ đó là cho công vụ của họ, không phải cho chính các cuộc chiến này. Thực ra, nhưng cuộc thăm ḍ công luận gần đây cho thấy là hiện nay phần lớn người Mỹ ủng hộ việc rút hoàn toàn quân đội Mỹ ra khỏi Afghanistan. Khi các cuộc chiến của Mỹ ở hải ngoại trở nên không c̣n được yêu chuộng ở trong nước, các cuộc chiền phải được kết thúc, ngay cả khi điều đó có nghĩa là thừa nhận thất bại. Đó là bài học c̣n lại của Việt Nam.
_____

Sách tham khảo:
– Max Hastings, Vietnam: An Epic Tragedy, 1945-1975, Harper, 2018.
– Max Boot, The Road Not Taken: Edward Lansdale and the American Tragedy in Vietnam, Liveright, 2018.
– Lien-Hang T. Nguyen, Hanoi’s War: An International History of the War for Peace in Vietnam, University of North Carolina Press, 2016 (Paperback).
Nguyên tác: The Living Lessons of Vietnam
John Andrews: Cựu Biên tập viên và Phóng viên nước ngoài của The Economist, tác giả của The World in Conflict: Understanding the World’s Troublespots. Tựa đề bản dịch là của người dịch..

 

Trở lại