NGUY CƠ ĐỐI ĐẦU TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương

Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Phi Luật Tân bắt đầu cuộc tập trận chung trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) kể từ 7 tháng 4 năm 2024 trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Philippines trên tuyến đường thủy chiến lược thể hiện “cam kết chung của họ nhằm tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế để hỗ trợ một Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tự do và rộng mở”.

Hôm 31 tháng 3 năm 2024, Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam Trung Quốc đă tổ chức các cuộc tập trận riêng trên SCS nhằm kiểm tra hợp đồng tác chiến trên biển và trên không. Bắc Kinh muốn xác định mọi hoạt động quân sự làm xáo trộn sự ổn định của SCS đều nằm trong tầm kiểm soát của Quân đội Trung Quốc.

Năm 2014, Tập Cận B́nh đưa Giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 được 80 tàu hộ tống, kể cả 7 chiến hạm vào hoạt động trong vùng biển nằm giữa Quần đảo Hoàng Sa và bờ biển Miền Trung Việt Nam.

Hà Nội đă phái 29 tàu đến khu vực tranh chấp và đụng độ nhẹ với nhóm tàu hỗn hợp của Bắc Kinh.

Trên phương diện pháp lư th́ Việt Nam yếu thế: 1) Vị trí neo đậu của HD 981 nằm trong vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Trung Quốc. 2) Nó cũng nằm trong EEZ của Quần đảo Hoàng Sa do Bắc Kinh kiểm soát. 3) Bắc Kinh không chấp nhận quyền tài phán của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển 1982 (PCA) nên bế tắt trên phương diện công pháp quốc tế. 4) Tổng thống Barack Obama tuyên bố “Washington chống lại mọi nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp lănh thổ bằng cách ép buộc và đe dọa”. Nhưng, “Chống mà không biết cách Ngăn” nên bị cuốn theo chiều gió!

Chính quyền Obama-Biden đă không ngăn cản Bắc Kinh xây 7 đảo nhân tạo và trang bị phương tiện tác chiến trên Biển Nam Trung Hoa.

Các sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ thời Chính quyền Donald Trump đă kháo nhau chuyện triệt hạ dễ dàng các đảo trên Thái B́nh Dương do Quân đội Nhật Bản trú đóng. Chột dạ, Bắc Kinh đem các giàn hoả tiễn, radar ở các đảo nhân tạo ở SCS tua tủa chỉa lên trời cất vào kho. Bắc Kinh tuyên bố “các đảo nhân tạo chỉ làm nhiệm vụ nghiên cứu thuỷ văn và khí hậu”.

Tổng thống Joe Biden đắc cử năm 2020, Bắc Kinh cấp tốc tái trang bị quân sự cho các đảo nhân tạo.

Từ thuở xa xưa cho tới nay, chủ quyền trên hai Nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa tuỳ thuộc vào sức mạnh của các quốc gia trong khu vực. Đặc biệt, tranh chấp không có lối thoát giữa Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn dựa vào cán cân quân sự.

Trung Quốc và các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á (ASEAN) đă kư và phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Nhưng, họ không chịu áp dụng đúng đắn mọi nguyên tắc pháp luật của UNCLOS mà tự bảo vệ chủ quyền theo Luật pháp Quốc gia. Trong trường hợp này chỉ tạo điều kiện cho cường quốc hoặc “nước mạnh hơn” lấn áp và bào ṃn chủ quyền quốc gia của quốc gia yếu hơn. Họ chống Trung Quốc và các cường quốc thực dân mà c̣n chống lẫn nhau khi xác định chủ quyền Biển, Đảo bằng luật pháp quốc gia. Nó cứ tiếp diễn tranh căi từ thế hệ này sang thế hệ khác v́ một tảng đá, một băi cạn trên Biển Nam Trung Hoa.

Các Quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đă kư kết vào UNCLOS, nhưng, họ chỉ thi hành phần nào có lợi cho riêng tư. Kết quả đă xảy ra: (1) Bắc Kinh xử sự trên SCS dựa trên chứng cứ: Biển Nam Trung Hoa được giới hàng hải quốc tế công nhận. Thực tế, giới hàng hải quốc tế gọi SCS để chỉ về hướng hải tŕnh chứ không liên quan đến chủ quyền quốc gia. (2) Khi Đế quốc Trung Hoa hùng mạnh liền đưa quân đội tấn công hoặc áp lực lên các nước nhỏ, yếu buộc phải triều cống Bắc Kinh. (3) Đế quốc Nhật Bản, các Đế quốc Châu Âu không tuyên bố sở hữu Biển Nam Trung Hoa mà chỉ duy tŕ quyền hàng hải khi lưu thông.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 đă đúc kết, sàng lọc luật biển có từ ngàn xưa để các hội viên áp dụng mà giải quyết các vùng chồng lấn và hải giới của mỗi quốc gia hội viên. Đó là xuất phát điểm để các quốc gia hội viên trong Công ước chấm dứt tranh chấp và xung đột trên các vùng Biển khắp thế giới.

Tiếc thay, hơn 40 năm trôi qua mà các tranh chấp trên các đại dương và biển vẫn tồn đọng nên Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển 1982 (PCA – Permanent Court of Arbitration) ra đời làm chiếc phao giúp các quốc gia duyên hải trên thế giới bảo vệ lănh hải hợp pháp của mỗi dân tộc.

Năm 2013, Phi Luật Tân kiện Trung Quốc ra trước Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) về hành động bá quyền của Bắc Kinh trên Biển Nam Trung Hoa. Bắc Kinh không tham dự mà PCA vẫn xét xử theo quy định khi thành lập và thực thi bản án.

Toà phán “yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa không có giá trị pháp lư theo quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982”.

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên mà chỉ có Tân Gia Ba công khai lên án Bắc Kinh! V́ thế, Bắc Kinh tiếp tục gia tăng mọi hoạt động phi pháp trên Biển Nam Trung Hoa.

Biển Nam Trung Hoa là một vùng biển mở, không thuộc của bất cứ quốc gia nào. Nó là một vùng nước quốc tế lưu thông tự do đúng theo quy định trong UNCLOS.

Mỗi quốc gia đều có quyền hạn được quy định rơ ràng, chính xác trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà tất cả các quốc gia trong vùng đă kư và phê chuẩn.

Luật Biển quốc tế thay đổi theo thời gian nhằm bảo vệ quyền b́nh đẳng cho mọi dân tộc lớn hay nhỏ, văn minh hay lạc hậu, mạnh hay yếu. Nó giúp cho mọi người đi biển có quyền như nhau.

Trung Quốc tuyên bố có đủ dữ kiện lịch sử chứng minh Biển Nam Trung Hoa thuộc chủ quyền Trung Quốc. Nhưng, họ không trưng bày các tài liệu để Cộng đồng Nhân loại đánh giá tính xác thực và chấp nhận. Thực tế, Bắc Kinh không có tài liệu chính xác so với lịch sử mà có thể là văn kiện do họ viết nên không được Cộng đồng Quốc tế thừa nhận. V́ thế, Bắc Kinh lưu giữ t́nh trạng hư hư thực thực để thực hiện Chính Sách Bá Quyền trên Biển Nam Trung Hoa.

Năm 2018, Tổng thống Donald Trump đổi tên Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương Hoa Kỳ, (USPACOM) thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương Hoa Kỳ (USINDOPACOM) chịu trách nhiệm trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương.

Dịch Covid-19 do chính Bắc Kinh gây ra buộc thế giới dồn mọi nỗ lực chống Dịch tạo điều kiện cho Tập Cận B́nh phát triển lực lượng quân sự, đặc biệt hoạt động trên Biển Nam Trung Hoa.

Joe Biden làm chủ Toà Bạch từ năm 2020 đă cải thiện mối quan hệ với Tập Cận B́nh (Phó tổng thống Biden từng khoe đă tháp tùng Phó tổng thống Tập Cận B́nh trong chuyến thị sát sinh hoạt của một số tỉnh ở Hoa Lục). Theo dơi các lần gặp gỡ tay đôi cho thấy Biden luôn bị lép vế.

Nguy cơ bị Trung Quốc kiểm soát, thậm chí điều khiển mọi hoạt động trên Biển Nam Trung Hoa ngày càng lộ liễu, nhưng, Chính phủ Biden vẫn chưa ư thức được nguy cơ hoạ-da-vàng nằm trong hai chiến lược của Tập Cận B́nh: (1) Thống trị thế giới bằng sức mạnh quân sự (mô h́nh Thành Cát Tư Hăn). (2) Thống trị kinh tế thế giới bằng đường biển và đường bộ.

Tập Cận B́nh chủ trương biến khu vực Biển Nam Trung Hoa đảm trách hai trách nhiệm chính:

1- Căn cứ quân sự lớn nhất thế giới với khả năng và nghĩa vụ duy tŕ quyền thống trị của Bắc Kinh. 10 nước Đông Nam Á là các chư hầu trung thành tuyệt đối với Thiên Triều Bắc Kinh. Mọi sự chống đối phải bị tiêu diệt tận gốc rễ. Dân tộc nào trên Trái Đất chống lại Trung Quốc đều bị kết “tội chết”.

2- Các quốc gia Đông Nam Á chỉ đóng vai tṛ sản xuất và tiêu thụ theo lệnh từ Bắc Kinh. Bất cứ cuộc phản kháng nào cũng sẽ dẫn tới thảm hoạ dân tộc. Việt Nam gắn liền biên giới phía Bắc với Trung Quốc và trải dài trên Biển Nam Trung Hoa nên phải chịu “một ngàn năm nô lệ Giặc Tàu”.

Từ ngàn xưa, Việt Nam xây rào cản Trung Quốc làm chủ Biển Nam Trung Hoa, hoặc là nơi có khả năng lót đường cho người láng giềng Phương Bắc mở rộng bờ cơi.

Việt Nam khó đơn phương đối đầu với Trung Quốc nên cần phải có cường quốc mạnh hơn mới có thể thành công.

Thời Pháp thuộc, Việt Nam khá hơn Trung Quốc về kinh tế và văn hoá. Việt Nam Cộng Hoà vượt trội Trung Cộng trên nhiều phương diện.

Khi Hà Nội ôm chân Trung Cộng th́ thảm họa sẽ đến với dân tộc Việt Nam.

Biển Nam Trung Hoa có thành nơi an b́nh thịnh vượng, độc lập, tự chủ hay không đều thuộc vào quyết định của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á có t́m được đồng minh đủ sức chế ngự tham vọng vô bờ của Chủ nghĩa Đại Hán hay không?

Đại-Dương

Trở lại