NGUY CƠ TIỀM ẨN TẠI ĐÔNG NAM Á

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

New Year, Old Moves: China, Philippines, and the South China Sea (Diplomat)

How the rivalry between America and China worries South-East Asia (The Economist)

Philippines records strongest economic growth in over 40 years (Financial Times)

Is the EU losing the fight for human rights in Asia? (DW)

China’s military diplomacy makes US alliances and intelligence even more important, congressional panel hears (SCMP)

 

NGUY CƠ TIỀM ẨN TẠI ĐÔNG NAM Á

Đại-Dương

Sau cơn đại dịch SARS-CoV-2 xuất phát tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV) suốt 3 năm qua tạo ra cơn đại dịch khủng khiếp trong Cộng đồng Nhân loại. Bây giờ, Bắc Kinh phủi tay để cho các phiên bản Covid-12 hoành hành bên ngoài Hoa Lục?

Người chết khắp thế giới không chừa bất cứ dân tộc nào, sinh sống ở bất cứ nơi đâu trên Quả Địa cầu. Giới cầm quyền ngăn sông cấm chợ, hạn chế mọi sự di chuyển trên thế giới. Chẳng ai biết kẻ thù của ḿnh ở đâu và khi nào bị lấy mạng.

Buôn bán, giao dịch trong xă hội, trên toàn cầu bị giới hạn tối đa. Nh́n thấy nhau mà có cảm tưởng như bạn ta đó đang cặp kè với ác quỷ Covid-19. Thôi, đành vẫy tay chào nhau và biến nhanh như gió!

Giao thương tŕ trệ trên toàn cầu kéo theo niềm tin vào thế giới đại đồng, mọi người bất chấp địa phương, sắc tộc, tôn giáo, màu da đều là anh em. Con người nh́n nhau như kẻ thù tiềm ẩn hoặc như kẻ xa lạ. Ai cũng che mũi và miệng bằng một miếng vải khác màu với niềm tin vững chắc rằng không có con virus nào cho thể lọt qua hàng rào pḥng thủ mỏng tanh này.

Trước khi Cộng đồng Nhân loại nhận biết nguy cơ của SARS-CoV-2 th́ Bắc Kinh đă vét cạn các loại khẩu trang y tế tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Đại dịch lan tỏa, Bắc Kinh đă tung ra bán hàng tỉ, tỉ khẩu trang màu xanh và màu xám có chất độc hại Graphene mà ai hít vào sẽ có nguy cơ mắc Bệnh Bụi Phổi.

Số người chết trên thế giới tăng theo cấp số nhân mà Trung Cộng đóng cửa để báo cáo số người chết đếm trên đầu ngón tay trong khi các nước văn minh nhất về y học vẫn bị thiệt hại nặng nề về nhân mạng, ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt, kể cả lĩnh vực kinh tế.

Sau ba năm chế ngự Covid-19, Cộng đồng Nhân loại bắt đầu mở cửa để nối lại mạng lưới kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, tại các khu vực kinh tế lớn như Trung Cộng, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Liên Minh Châu, Đông Nam Á, Đông Bắc Á.

Đông Nam Á có 10 quốc gia gồm Thái Lan, Tân Gia Ba, Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia, Brunei, Phi Luật Tân, Myanmar, Mă Lai Á có 667 triệu dân với lợi tức b́nh quân đầu người 5,400 USD. Nó có đặc tính mà các cường quốc kinh tế đều muốn khai thác: công nhân dồi dào; giới tiêu thụ dễ dăi; nhiều tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác; gần các thị trường tiêu thụ Trung Cộng (1.41tỷ dân) và Ấn Độ (1.4 tỷ dân).

Hai vấn đề quan trọng nhất tại Đông Nam Á có thể gây ra hai cuộc chiến tranh kinh tế và quân sự giữa các cường quốc trên thế giới. Mà các biện pháp đều bị giới hạn nghiêm ngặt bởi v́ không thi hành các Công ước, Luật pháp quốc tế mà họ đă kư kết.

Thứ nhất, chiến tranh quân sự liên quan đến sự cân bằng chiến lược tại Đông Nam Á. Không một quốc gia Đông Nam Á có khả năng đơn phương đối đầu thành công trước một đại cường quân sự như Trung Cộng. Kết quả, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á không bảo vệ được biển, đảo theo đúng quy định trong UNCLOS; cũng không giải quyết được tranh chấp, xung đột trong các vùng chồng lấn.

Áp lực quân sự hiện nay đang đè nặng trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) do Trung Cộng và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á không-tôn-trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà họ đă kư và phê chuẩn. Họ tự động khoanh vùng biển, kiểm soát đảo, đá ngầm và áp đặt chủ quyền quốc gia dù cho trái với quy định trong UNCLOS. Xung đột ngầm hoặc công khai xảy ra thường xuyên và kẻ mạnh lúc nào cũng thắng!

Hoa Kỳ ấn kư mà không phê chuẩn UNCLOS mặc dù vẫn tự động áp dụng nghiêm chỉnh khi lưu thông trên khắp thế giới, kể cả SCS. Quy luật “mạnh được, yếu thua” ngự trị trên Biển Nam Trung Hoa và Đông Nam Á.

Thứ hai, t́nh trạng nhượng bộ bạo lực đă đẩy Đông Nam Á vào ṿng tay Bắc Kinh. Phi Luật Tân và Việt Nam là hai nơi quan tâm nhất của Bắc Kinh. Hải quân Việt Nam Cộng Hoà từng đụng độ quyết liệt với các chiến hạm của Trung Cộng tại Nhóm đảo Hoàng Sa (Paracel Islands, Tây Sa) năm 1974 và bị cưỡng đoạt một số vị trí trấn đóng của Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam tại Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa) năm 1988. Phi Luật Tân là đồng minh có Hiệp ước Hỗ tương với Hoa Kỳ từ năm 1951, với Căn cứ Hải quân Subic Bay và Phi trường Clark cho đến năm 1991. Sau đó, Chính phủ Manila t́m mọi cách cân bằng ngoại giao cả Hoa Kỳ lẫn Trung Cộng tuỳ thuộc vào thái độ chính trị của từng vị Tổng thống Phi Luật Tân. Manila cần Hoa Kỳ bảo vệ an ninh quốc gia, cần Trung Cộng phát triển kinh tế.

Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển 1982 (PCA) thụ lư vụ án Manila kiện Bắc Kinh vi phạm quyền-chủ-quyền trên biển của Phi Luật Tân năm 2016. Phán quyết của PCA ngày 12/7/2016 mang lại thắng lợi gần như toàn diện cho Phi Luật Tân. Nhưng, tân Tổng thống Rodrigo Duterte không lên án Bắc Kinh để mong được hưởng 40 tỷ USD viện trợ mà Chủ tịch Tập Cận B́nh đă hứa. Hệ quả, trong ASEAN chỉ có Tân Gia Ba lên án Trung Cộng. Nhưng, khi Duterte sắp rời nhiệm sở mà vẫn nhận được chưa tới 10 tỷ USD.

Bắc Kinh ngày càng lộng hành trên Biển Nam Trung Hoa nên khi Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 44 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ liền gia tăng việc tuần tra trên Biển Nam Trung Hoa phù hợp với quy định nghiêm ngặt trong UNCLOS bất chấp sự chống đối và đe dọa của Bắc Kinh.

Khi tàu Hải cảnh Trung Cộng quấy rầy việc thăm ḍ dầu khí của Mă Lai Á, Tổng thống Trump liền phái Thuỷ bộ hạm USS America tập trận chung với một chiếc khinh hạm của Úc tại khu vực này trong một tuần và sau đó đă phái một chiếc Cận duyên hạm Tác chiến USS Fort Worth (LCS 3) hải hành song song với với tàu thăm ḍ dầu khí Mă Lai Á buộc Hải cảnh Trung Cộng phải chấm dứt nhiệm vụ.

Từ khi Tổng thống Joe Biden lên cầm quyền, Bắc Kinh ban hành thêm nhiều luật lệ xác định quyền hạn của Trung Cộng trên Biển Nam Trung Hoa.

Trung Quốc có nhiều Cộng đồng Hoa Kiều giàu sụ khắp các quốc gia Đông Nam Á hầu như nắm hết huyết mạnh kinh tế. Hối lộ là một công cụ thao túng quốc gia mà viên chức chính phủ ở Đông Nam Á khó từ chối. Đối lại, Hoa Kỳ và Châu Âu công khai chống hối lộ nên rất khó khuất phục người bản xứ trong lĩnh vực kinh tế và nhân quyền. Các quốc gia Đông Nam Á không đứng về phe nào, ngoại trừ Tân Gia Ba miệng nói không chọn phe mà trong thực tế hành động như một đồng minh hiệp ước với Hoa Kỳ. V́ thế, dù 75% dân số gốc Hoa, nhưng, không theo mô h́nh Trung Cộng và hợp tác chặt chẽ về quân sự với Hoa Kỳ.

Nhật báo DW của Đức ra ngày 24/12/2023 thừa nhận chính sách nhân quyền của Liên Minh Châu Âu đă và sẽ gây bất lợi trong khi khai thác thị trường kinh tế Đông Nam Á nên đang nghiên cứu giải pháp hợp lư khi làm ăn với khu vực này.

Đụng độ giữa Trung Cộng và Tây Phương sẽ xảy ra tại Đông Nam Á khó nhẹ nhàng, nặng về quân sự v́ Bắc Kinh nhất quyết đối xử với khu vực này như chiếc sân sau.

Hoa Kỳ và Liên Âu đă có giải pháp chưa?

Đại-Dương

Trở lại