NHẬT BẢN TÁI VŨ TRANG

Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

North Korea Launches 2 Ballistic Missiles as Part of Military Satellite Test (Diplomat)

U.S. hails Japan's new security strategy as China lashes out over moves (Japan Times)

Japan’s Major Turning Point on Defense Policy (Diplomat)

'Peace, not war': Japanese group submits counterproposal to new gov't security strategy (Mainichi)

N. Korea fires 2 ballistic missiles capable of reaching Japan (Mainichi)

 

NHẬT BẢN TÁI VŨ TRANG

Đại-Dương

Nhật Hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng vô-điều-kiện sau khi Nhật Bản bị trúng hai quả bom nguyên tử của Hoa Kỳ vào năm 1945.

Từ đó, dân Nhật chưa bao giờ nghĩ tới sở đắc vũ khí hạt nhân mà thực tế vẫn nằm dưới chiếc dù che của Hoa Kỳ. Họ an tâm dốc toàn lực vào phát triển kinh tế nên đứng hạng nh́ trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. Sau Đệ nhị Thế chiến nước nào cũng kiệt quệ, dù có tham chiến trực tiếp hay không. Tất cả chiến cụ của Nhật Bản, kể cả Khu trục hạm Trực thăng, Tiềm thuỷ đỉnh tối tân, vũ khí chiến lược cũng không sử dụng năng lượng hạt nhân.

Đệ thất Hạm đội Mỹ có 60 chiến hạm, 350 chiến đấu cơ, hơn 60,000 người thuộc Hải quân, Thủy quân Lục chiến, nhân viên dân sự. Hạm đội này chịu trách nhiệm khu vực Tây Nam Thái B́nh Dương. Tàu tác chiến trú đóng ở Yokosuka. Tàu đổ bộ ở Sasebo. Tàu ngầm ở Guam.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hạm đội 7 được sử dụng trong trường hợp xảy ra xung đột trên Bán đảo Triều Tiên hoặc giữa Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc ở Eo biển Đài Loan.

Chính sách thiên tả của Chính quyền Barack Obama-Joe Biden đă giúp cho Trung Cộng mở rộng và kiểm soát chủ-quyền, quyền-chủ-quyền, quyền-tài-phán trong khu vực Tây Thái B́nh Dương. Đồng thời, Bắc Kinh đă có 360 vũ khí hạt nhân và dự trù sẽ sở đắc 1,000 đầu đạn trong tương lai gần.

Chính quyền Joe Biden-Kamala Harris thể hiện sự nối tiếp chính sách của Obama nên Nhật Bản và Đại Hàn công khai tham vọng có vũ khí hạt nhân. Hán Thành c̣n đề nghị đưa số vũ khí hạt nhân của Mỹ đă rút đi trở lại pḥng thủ cho Nam Hàn. Hoặc họ sẵn sàng chế tạo vũ khí hạt nhân để đe dọa Bắc Hàn mà Hoa Kỳ không chấp thuận. Nga và Trung Quốc không bao giờ cho phép Bắc Triều Tiên giải giới nguyên tử nên Đàm phán 6 Bên (Nga, Tàu, Bắc Hàn – Nam Hàn, Hoa Kỳ, Nhật Bản không bao giờ đem lại kết quả.

Thảm họa bom nguyên tử vẫn khắc sâu trong tâm trí dân Phù Tang. Nhưng, Chính quyền Kishida Fumio của Nhật Bản không thể để cho B́nh Nhưỡng và Bắc Kinh lấy vũ khí hạt nhân mà đe dọa sự sống c̣n của dân tộc Phù Tang. Thủ tướng Kishida đă công khai chi tiết về chính sách và chủ trương bảo vệ Nhật Bản.

Cả Hán Thành và Đông Kinh không tin vào lời hứa của Tổng thống Joe Biden như từng tin tưởng vào các vị chủ nhân Toà Bạch Ốc từ trước. Họ không chịu đóng thêm tiền cho quân đồn trú Mỹ trong thời Tổng thống Donald Trump, nhưng, bây giờ dưới áp lực nặng nề của Bắc Hàn nên đành mở hầu bao.

Ngày 16/12/2022, Nội các của Kishida Fumio đă thông qua 3 văn kiện an ninh quan trọng của quốc gia, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chính sách hướng về quốc pḥng thời hậu chiến của Nhật Bản như một quốc gia b́nh thường: sở hữu và sử dụng các khả năng trả đũa vào căn cứ tên lửa của đối thủ trong trường hợp bị tấn công.

Nhật Bản đang ở trong môi trường an ninh phức tạp và nghiêm trọng nhất kể từ khi Thế chiến II chấm dứt nên cần một Chiến lược An ninh Quốc gia mới (National Security Strategy, NSS).

Từ năm 2013, Cựu Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe đă đến Jakarta để vận động cho một Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương Tự do và Cởi mở (Free and Open Indo-Pacific, FOIP) nhằm bảo đảm ḥa b́nh và ổn định trong khu vực. Năm 2015 vận động với Obama, nhưng, măi đến năm 2017 mới cùng với Tổng thống Donald Trump thành lập Lực lượng Quân sự FOIP gồm có Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ, và Anh, Pháp, Đức, Ư, Canada.

Hai tài liệu Chiến lược Quốc pḥng (National Defense Strategy, NDS) và Chương tŕnh Xây dựng Quốc pḥng (Defense Build Up Program, DBP), lần đầu tiên được thông qua cùng với NSS. Ba tài liệu này sẽ định h́nh chiến lược tổng thể, chính sách quốc pḥng và các mục tiêu mua sắm quốc pḥng của Nhật Bản.

NSS cung cấp hướng dẫn chiến lược cấp cao nhất của quốc gia về ngoại giao, quốc pḥng, an ninh, kinh tế, công nghệ, mạng lưới và t́nh báo trong thập niên tới.

Chiến lược Quốc pḥng (NDS) đặt ra các mục tiêu quốc pḥng và tŕnh bày các cách thức và phương tiện để đạt tới mục tiêu đó tương hợp với Hoa Kỳ.

Chương tŕnh Xây dựng Quốc pḥng (DBP), Nhật Bản sẽ chi tiêu quốc pḥng lên 314 tỷ USD từ năm tài chính 2023 đến 2027. Đây là mức tăng 56,5% so với kế hoạch 5 năm hiện tại sẽ đẩy chi tiêu quốc pḥng của Nhật Bản lên mức tiêu chuẩn của NATO là 2% GDP. Nhật Bản sẽ có nhiều tên lửa tấn công trả đũa, bao gồm cả tên lửa hành tŕnh Tomahawk do Mỹ sản xuất.

Đoán trước tham vọng vô bờ của Tập Cận B́nh nên Tổng thống Donald Trump yêu cầu Tokyo và Hán Thành tăng chi phí đóng quân cho Mỹ bị chống đối nên bây giờ phải bị đóng gấp bội.

Nhật Bản không thể chỉ dựa vào Hệ thống Pḥng thủ Tên lửa Đạn đạo (BMD) v́ nó mang tính cách thụ động (nằm chờ chết).

Hiện tại, quân đội Mỹ đang sở hữu bốn chương tŕnh BMD bao gồm: Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD); hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo Aegis; hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD); hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3).

Các quan chức chính phủ Kishida cũng nhấn mạnh rằng “khả năng phản công nằm trong phạm vi của Hiến pháp Nhật Bản theo Chủ nghĩa Ḥa b́nh và Luật pháp Quốc tế, đồng thời, sẽ không thay đổi khái niệm về chính sách chỉ tập trung vào pḥng thủ. Ba điều kiện mới để sử dụng vũ lực sẽ không có cái nào trong quy định cấm tấn công phủ đầu của Nhật Bản.

Ba điều kiện để Tokyo sử dụng tên lửa phản công: (1) Nếu không có biện pháp thích hợp nào khác để loại bỏ mối đe dọa đó. (2) Nếu việc sử dụng vũ lực được giới hạn ở mức tối thiểu cần thiết. (3) Khi một cuộc tấn công vũ trang chống lại Nhật Bản hoặc một quốc gia nước ngoài có quan hệ thân thiết với Tokyo (ám chỉ Trung Quốc) đe dọa đến sự tồn vong của quốc gia Nhật Bản.

Ngôn ngữ trong NSS lần này mô tả Triều Tiên “một mối đe dọa thậm chí c̣n nghiêm trọng và sắp xảy ra hơn bao giờ hết đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản”.

NSS mô tả Trung Quốc là “thách thức chiến lược lớn nhất” đối với Nhật Bản, trong khi phiên bản năm 2013 chỉ gọi các hành động của Trung Quốc là “vấn đề gây quan ngại đối với cộng đồng quốc tế”.

Một viên chức chính phủ cấp cao của Nhật Bản giải thích: Nhóm Công minh Đảng (Komeito) trong Đảng Dân chủ Tự do (LDP) thân với Tổ chức Phật giáo đă môi giới để Nhật Bản và Trung Cộng b́nh-thường-hóa ngoại giao năm 1972. Và Kishida đă nhiều lần nói “Điều quan trọng là phải xây dựng mối quan hệ mang tính xây dựng và ổn định với Trung Quốc”.

V́ thế, Chúng tôi gọi Trung Quốc là “thách thức chiến lược lớn nhất từ trước đến nay”. Và muốn đồng bộ với Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) do chính phủ Hoa Kỳ công bố vào tháng 10: Trung Quốc đă được xác định là “thách thức địa chính trị nghiêm trọng nhất của Hoa Kỳ”. Tháng 12/2020, Thuỷ quân Lục chiến, Hải quân, Lực lượng Tuần duyên thời Tổng thống Trump liên tục đề cập đến Trung Cộng như một “mối đe dọa”.

Điều này ngày càng chứng minh rơ ràng buộc Nhật Bản phải thừa nhận thực tế cần trực diện với Trung Cộng. Bởi v́, Hoa Kỳ đă xác định Bắc Kinh là “đối thủ cạnh tranh duy nhất có cả ư định h́nh lại trật tự quốc tế.

Tokyo thận trọng v́ không tin Tổng thống Joe Biden nổi tiếng về kiểu nói trước quên sau.

Tốt nhất, Nhật Bản phải vạch đường lối, chính sách riêng để bảo vệ đất nước, dân tộc hầu trách kiểu “xoay trục bất ngờ” của Chính quyền Biden-Harris.

Đại-Dương

Trở lại