NHẬT
BẢN và ASEAN Đại-Dương |
Thời
Đệ nhị Thế chiến, Đế quốc
Nhật Bản là hung thần đối với các dân
tộc Đông Nam Á. Sau khi đầu hàng Hoa Kỳ vô-điều-kiện
trong Đệ nhị Thế chiến, Đông Kinh đă
lột xác hoàn toàn thành một quốc gia hoà b́nh
với khả năng làm bạn với toàn thế
giới. Hợp tác kinh tế thay thế cho thống
trị toàn diện hoặc gây ảnh hưởng chính
trị. Nhiều
thập niên trôi qua, Tokyo chỉ giao thương kinh
tế với các quốc gia Đông Nam Á, ít quan tâm
tới các lĩnh vực chính trị và quân sự. Vào
năm 2013, Tổng thống Barack Obama đă gặp
mặt riêng với Chủ tịch Tập Cận B́nh
để chia đôi Thái B́nh Dương làm mất
ổn định trên Biển Nam Trung Hoa (SCS): (1) Khi
họp báo, Obama khoe đă thỏa thuận chia đôi Thái
B́nh Dương đă bị giới truyền thông
quốc tế chỉ trích kịch liệt nên không
nhắc tới nữa. Nhưng, bất cứ lúc nào
Tập cũng lập lại thỏa thuận miệng này.
(2) Obama làm ngơ khi Trung Cộng xây 7 đảo nhân
tạo mà 3 có phi đạo hơn 3,000m tại Nhóm
đảo Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa) tạo
điều kiện cho Bắc Kinh tuyên bố chủ
quyền toàn bộ Biển Nam Trung Hoa. (3) Các đảo
nhân tạo của Trung Quốc chĩa hoả tiễn và
radar lên trời mà năm 2015, Tập vẫn cam kết
với Obama là không quân-sự-hoá trên SCS! Nhờ
Chính quyền Obama-Biden mà Trung Cộng có lợi thế
để tranh chấp với các quốc gia Đông Nam
Á về chủ quyền và quyền-chủ-quyền trên
Biển Nam Trung Hoa. Bị
Chính quyền Donald Trump đe dọa buộc Tập
phải đưa hoả tiễn và radar tác chiến vào
kho rồi tuyên bố các đảo nhân tạo chỉ
làm công tác nghiên cứu thuỷ văn!!! Tổng
thống Trump đă gia tăng các vụ tuần tra trên
Biển Nam Trung Hoa đúng theo quy định trong Công
ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm
1982 (UNCLOS) được Bắc Kinh phê chuẩn mà
Quốc hội Hoa Kỳ th́ không. Chính quyền Donald
Trump vẫn thi hành nghiêm chỉnh các quy định
UNCLOS. Thời
Obama thực hiện các cuộc tuần tra mà không đúng
theo quy định trong Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật Biển năm 1982 tạo điều
kiện cho Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền
của các đảo nhân tạo. Hoa
Kỳ có 21 Chiến hạm Tác chiến Cận duyên
(LCS) với nhiệm vụ tác chiến trong vùng nước
nông với tốc độ 46 hải lư giờ bắt
đầu từ năm 2008 trên SCS. Nhưng, sau 12 năm
hoạt động do kinh phí quá lớn nên Hải quân
Mỹ đă quyết định giải thể từ
năm 2023. Khi
Tổng thống Joe Biden thay thế Trump th́ Bắc Kinh nâng
cấp các đảo nhân tạo trở thành pháo đài
trên biển có đủ điều kiện để
hai Nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa thiết
lập Vùng Nhận dạng Pḥng không (ADIZ) bảo
vệ chủ quyền của Trung Quốc trên Biển
Nam Trung Hoa. Bắc
Kinh gia tăng cường độ đe dọa các
chiến hạm Hoa Kỳ thực hiện các vụ
tuần tra đúng theo quy định trong UNCLOS. Từ
đó, Bắc Kinh lần lượt ban hành những
luật lệ trên SCS không tương hợp với
UNCLOS. Các quốc gia duyên hải thường không đủ
khả năng đương đầu với Hải
quân, Hải cảnh, Dân quân biển của Trung
Cộng nên bị thu hẹp quyền lợi hợp pháp
đă quy định trong UNCLOS. Tổng
thống Joe Biden không có kế hoạch chống sự bành
trướng trên biển của Chủ tịch Tập
Cận B́nh nên chỉ có thể phàn nàn trước dư
luận về hành động hung hăng của Bắc
Kinh trên SCS khiến cho các quốc gia liên hệ phải
cúi đầu chịu thiệt. Từ
trước mối quan hệ giữa Nhật Bản và
ASEAN chỉ chú trọng tới lĩnh vực kinh
tế. Trong bối cảnh nhập nhằng của
Tổng thống Joe Biden nên Thủ tướng Fumio
Kishida phải hành động. Nhân
kỷ niệm 50 năm t́nh hữu nghị và hợp tác
giữa Nhật Bản và ASEAN, Thủ tướng
Kishida đă gặp 9 nhà lănh đạo Khối ASEAN
đă cho biết “Thế giới phải đối
mặt với chia rẽ và đối đầu,
Nhật Bản sẽ cùng với ASEAN t́m kiếm
một thế giới duy tŕ các nguyên tắc dân
chủ, pháp quyền, quản trị tốt, tôn
trọng và bảo vệ nhân quyền và các quyền
tự do căn bản”. Kishida
đưa ra một loạt sáng kiến hợp tác
với ASEAN trong các lĩnh vực ngoại giao, an ninh,
kinh tế, văn hóa, xă hội. Nhật
Bản đồng ư bán cho Phi Luật Tân các tàu
bảo vệ bờ biển và cung cấp hệ
thống radar, đồng thời cả hai đang
thảo luận về việc cho phép triển khai quân
trên đất của nhau. Mă
Lai Á là cửa ngơ đi vào Eo biển Malacca mà thiếu
phương tiện để mua thuyền cứu
hộ và các thiết bị cần thiết. Nhật
Bản muốn xây dựng năng lực hàng hải non
trẻ của Malaysia để nước này có
thể chống lại sự bắt nạt của Trung
Quốc ở Biển Đông. Tokyo sẽ cung cấp cho
Kuala Lumpur khoản tài trợ 400 triệu Yên (2,81
triệu USD) để mua thuyền cứu hộ và các
thiết bị khác. Thủ
tướng Nhật, Fumio Kishida liên quan đến
viện trợ quốc pḥng cho ASEAN nhằm bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của Nhật
Bản và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á
khiến cho Bắc Kinh phải phản kháng: (1) Lên án
việc các nước bên ngoài khu vực tham gia vào các
tranh chấp tại SCS. Như thế, Bắc Kinh sẽ
ở vào vị trí mạnh nhất trong bất cứ
cuộc đàm phán nào. (2) Bắc Kinh phản đối
kế hoạch tăng cường sức mạnh quân
sự cho các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. (3)
Bắc Kinh đang kéo dài việc đọc các tài
liệu liên quan đến Bộ Quy Tắc Ứng
xử trên Biển Nam Trung Hoa vốn đă bắt đầu
từ năm 1992. Thực
tế, Bắc Kinh muốn t́nh h́nh chủ quyền trên
SCS mập mờ để có thể áp dụng sức
mạnh quân sự và kinh tế vượt trội các
quốc gia duyên hải Đông Nam Á để kéo dài vô
tận. Vùng
xám bao giờ cũng tạo ra thế độc
quyền cho Trung Cộng. Gió
đă đổi chiều trên Biển Nam Trung Hoa nhờ
vào quyết tâm của Nhật Bản. Nhưng,
các quốc gia duyên hải Đông Nam Á vẫn mong Hoa
Kỳ tiếp sức với Nhật Bản chứ không
nịnh hót Tập Cận B́nh như Tổng thống
Joe Biden. Đại-Dương |