ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

Biden likely to skip Asean summits, putting focus back on US commitment to region amid growing China clout (SCMP)

Why China rarely escalates US provocations (Asia Times)

Joint South China Sea Patrols Could Begin in 2023, Philippine Official Says (Diplomat)

Marcos approves Natl Security Policy (Manila Times)

 

ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương

Hầu hết các quốc gia trên thế giới vẫn mong cho Biển Nam Trung Hoa (SCS) sóng yên, biển lặng để đẩy mạnh giao thương với khu vực đang phát triển mạnh mẽ nhất Địa cầu.

Nhưng, SCS cũng là nơi dễ phát sinh ra các vụ đụng độ, tranh chấp đổ máu giữa các cường quốc biển trên thế giới. Có thể trở thành ng̣i nổ Đệ Tam Thế Chiến mà h́nh như nhân loại chưa h́nh dung tới.

Tham vọng thống trị toàn cầu của Chủ nghĩa Cộng sản đang nằm trong tay của Bắc Kinh sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.

Tuyên bố của Lănh tụ Đặng Tiểu B́nh “Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là nó bắt được chuột” với hàm ư “Đảng Cộng Sản Trung Quốc có thể duy tŕ quyền lực chỉ duy nhất bằng cách thúc đẩy phát triển kinh tế, và Trung Quốc chỉ có thể hiện-đại-hóa dưới một chế độ độc đảng mạnh”. V́ thế, Đặng đă cho Quân đội Nhân dân tàn sát cuộc biểu t́nh do sinh viên lănh đạo năm 1989 v́ dám kêu gọi “trách nhiệm giải tŕnh cao hơn, quy tŕnh hợp hiến, dân chủ, tự do báo chí và tự do ngôn luận”.

Bất cứ lănh tụ cộng sản ở quốc gia nào, giàu hay nghèo, phát triển hoặc chậm tiến cũng tung ra hàng vạn lời hứa để xoa dịu dư luận công chúng rồi theo gió bay đi chỉ c̣n lại các biện pháp, chính sách cai trị khắc nghiệt hơn miễng sao Đảng Cộng Sản vẫn toàn quyền lănh đạo đất nước.

Bỏ ra ngoài các nước Việt, Miên, Lào, Myanmar vốn sống chết với Trung Quốc th́ Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Brunei, Indonesia, Thái Lan, Tân Gia Ba, Đài Loan vẫn nằm trong tham vọng chinh phục của Bắc Kinh.

Những điểm dị biệt giữa Trung Quốc và các nước Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Brunei, Indonesia, Thái Lan, Tân Gia Ba, Đài Loan là Độc Tài Toàn Trị và Dân Chủ với các chừng mực khác nhau do bối cảnh lịch sử của mỗi dân tộc.

Họ sinh hoạt chung trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) từ hồi xa xưa mà chưa bao giờ soạn thảo, cam kết hoặc ấn kư các quy luật chung sống hoà b́nh, cùng phát triển, ǵn giữ tài nguyên thiên nhiên lâu dài. Thay vào đó, chỉ có vét cạn tài nguyên thiên nhiên bằng bất cứ phương tiện sáng tạo nào. Ngư dân tiêu thụ bất cứ loại hải sản nào đă lưới, câu, bắt được dù hải sản sắp sinh nở. Họ cào, quét, lưới, câu cả ngày lẫn đêm khiến ngư sản không c̣n cơ hội sinh đẻ.

Trung Quốc có đội tàu đánh bắt hải sản nhiều và đồ sộ nhất thế giới, hành nghề bất kể thời gian, càn quét trên đại dương, biển lớn nhỏ, lấn sâu vào các Vùng Đặc Quyền Kinh tế (EEZ) của các quốc gia không đủ phương tiện, sức mạnh bảo vệ.

Trái lại, các quốc gia Châu Âu và Nhật Bản nhận thức được tầm quan trọng của Biển Cả nên thiết đặt các quy luật nhằm tránh va chạm trên các đại dương trên địa cầu.

Thiếu quy luật chung và văn kiện kư kết nên Bắc Kinh hành động trên nguyên tắc “Mạnh được, Yếu thua” và “Ta là Luật, Luật là Ta” trên các đại dương tạo ra t́nh trạng bất ổn thường xuyên dễ dẫn tới chiến tranh, hoặc bị thống trị, lấn áp.

Tất các quốc gia duyên hải Đông Nam Á và Trung Quốc đă kư và phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), nhưng, chỉ có Tân Gia Ba thi hành nghiêm chỉnh. Số quốc gia c̣n lại bẻ cong UNCLOS để bảo vệ quyền hạn bất-hợp-pháp nên nguy cơ va chạm quyền lợi trên biển vẫn tồn tại dễ khơi mào chiến tranh.

Tệ hơn nữa, họ cũng không điều chỉnh cách ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa cho phù hợp với các quy định trong UNCLOS. V́ thế, nước mạnh vẫn tiếp tục chèn ép, ức hiếp, cưỡng đoạt tài nguyên thiên nhiên, vùng biển quyền-chủ-quyền của các nước nhược tiểu.

Chính sách “đèn nhà ai nấy rạng” của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á đă giúp Bắc Kinh thực hiện kiểu “đàm phán song phương” để gặm nhấm chủ quyền hoặc quyền-chủ-quyền của nước khác.

Bắc Kinh theo đuổi mục tiêu làm chủ hoàn toàn vùng biển nước sâu và tài nguyên thiên nhiên của Biển Nam Trung Hoa, bóp nghẹt khả năng giàu mạnh và tự do của các quốc gia Duyên hải Đông Nam Á.

Bắc Kinh dùng chính sách chia để trị nên cương quyết duy tŕ kiểu đàm phán riêng với từng Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á v́ dễ gây áp lực hơn đối phó với toàn thể ASEAN.

Tập Cận B́nh th́nh ĺnh sa thải Bộ trưởng Ngoại giao, Tần Cương và đưa Vương Nghị trở lại điều hành Bộ này. Vương Nghị lập tức thực hiện chuyến công du Campuchia, Mă Lai Á, Tân Gia Ba với nhiệm vụ gắn chặt vào chuỗi cung ứng toàn cầu đang suy yếu v́ Covid-19 và t́nh trạng chống đối Trung Quốc gia tăng tại các quốc gia duyên hải Đông Nam Á.

Giải pháp duy nhất cho các quốc gia Duyên hải Đông Nam Á

Sau Đệ nhị Thế chiến, Nhật Bản và Nam Hàn chấp nhận sự đóng quân của Hoa Kỳ để tránh chiến tranh với Trung Quốc phù hợp với chính sách “ngăn chặn sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản”. Hoa Kỳ đóng 50,000 Thủy quân Lục chiến ở Nhật Bản và 27,500 lính Mỹ tại Nam Hàn suốt 87 năm qua mà chỉ bị cuộc xâm lăng thất bại của Bắc Hàn (1950-1953). Nhật Bản và Đại Hàn kết t́nh đồng minh với Hoa Kỳ có thể được tiếp cận với khoa học kỹ thuật tân tiến nhất thế giới làm bàn đạp cho hai nước bị chiến tranh tàn phá vươn lên thành quốc gia phát triển toàn diện trong một thời gian ngắn. Nhật Bản và Đại Hàn được Tây Phương bật đèn xanh cho khai thác thị trường 1 tỷ dân Hoa Lục. Cộng đồng quốc tế lục đục theo sau.

Bắc Kinh ngậm đắng nuốt cay mà không thể phá ṿng vây để làm chủ Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS). Bắc Kinh thường phái phi cơ và chiến hạm đe dọa Nhật Bản và Đại Hàn, nhưng, đều bị chặn bên ngoài Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ), Vùng Nhận dạng Pḥng không (ADIZ).

Chú bé tí hon Tân Gia Ba làm bạn với nhiều quốc gia, nhưng, chấp nhận Hoa Kỳ như một “đồng minh không hiệp ước” nên duy tŕ được nền độc lập tự chủ và phát triển với lợi tức b́nh quân đầu người năm 2021 của Tân Gia Ba 89,000 USD. Hoa Kỳ 76,000 USD. Brunei 44,00 USD. Mă Lai Á 13,000 USD. Trung Quốc 12,000 USD. Thái Lan 8,000 USD. Indonesia 5,000 USD. Việt Nam 4,000 USD. Phi Luật Tân 3,700 USD.

Trong khi đó, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar rơi vào chiến tranh cục bộ, chiến tranh uỷ nhiệm, chiến tranh ư thức hệ làm tiêu hao sinh lực quốc gia. Độc tài, Đảng trị vẫn hoàn Đảng trị, Độc tài !!!

Bắc Kinh sử dụng Lực lượng Bán quân sự như Cảnh sát biển, Dân quân biển để kiểm soát và mở rộng quyền hàng hải và chủ quyền của Trung Quốc mà các quốc gia duyên hải Đông Nam Á không đủ sức chống đỡ.

Thời Tổng thống Donald Trump đă phái Khu trục hạm tuần tra thường xuyên Biển Nam Trung Hoa, kể cả các “đảo nhân tạo” do Trung Quốc trấn đóng đúng theo quy định của UNCLOS. Khi Hải cảnh Trung Quốc quấy rối Mă Lai Á thăm ḍ dầu khí trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Mă Lai Á, Tổng thống Trump đă phái một Tàu đổ bộ tối tân của Mỹ tập trận tại hiện trường. Sau đó điều động một Chiến hạm Hải chiến Cận duyên (LCS) trú đóng thường trực ở Tân Gia Ba từ năm 2013 yểm trợ tàu thăm ḍ dầu khí của Mă Lai Á buộc Hải cảnh và tàu cá của Trung Quốc quấy rối phải rút lui.

Hải cảnh Trung Quốc ngày càng lộng hành trên SCS kể từ khi Joe Biden đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2020. Lời nói suông, hoa mỹ không bao giờ có tác động đối với chính sách trên Biển Nam Trung Hoa của Bắc Kinh. Tây Phương và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á phải hành động quyết liệt. Phi Luật Tân bắt đầu ngả hẳn về phía Hoa Kỳ.

Nhật Bản và Nam Hàn phải góp một phần kinh phí đóng quân của Mỹ khi đă trở thành giàu có. Không những họ duy tŕ được nền ḥa b́nh, ổn định mà c̣n phát triển kinh tế và đời sống văn minh tương đương với Âu Mỹ. Họ trở thành “người cho việc” tới các quốc gia Đông Nam Á. Khoảng 500,000 công nhân từ các quốc gia chậm tiến làm việc tại Nhật Bản và Đại Hàn.

Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á phải giải quyết được các gút mắc chủ yếu để cất cánh.

Thứ nhất, thực hành đúng và chính xác về chủ quyền Biển Đảo được quy định chi tiết trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Thứ hai, hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và NATO trong các hoạt động Tự do Hàng hải trên Biển Nam Trung Hoa.

Thứ ba, hăy học hỏi nghiêm chỉnh kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc đối phó với tham vọng bành trướng của Bắc Kinh: đồng minh với Hoa Kỳ; học hỏi và áp dụng kỹ thuật Âu Mỹ để đẩy nhanh tốc độ khoa học, kỹ thuật quốc gia.

Thứ tư, tránh bàn luận vấn đề Biển Nam Trung Hoa với Campuchia, Lào, Myanmar.

Một Liên minh đồng sản dị mộng chẳng giúp ích ǵ cho phát triển quốc gia hoặc bảo vệ quyền Độc Lập Dân Tộc mà c̣n tạo điều kiện cho Bắc Kinh thao túng dễ dàng.

Đại-Dương    

Trở lại