Iran, thương mại : Châu Âu đối đầu với Mỹ

Thanh Phương 

 

ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC

Nhật báo kinh tế Les Echos trên trang nhất hôm nay, 18/05/2018, dành trọng tâm vào cuộc đối đầu hiện nay giữa châu Âu và Hoa Kỳ về thương mại và Iran, hai hồ sơ mà theo lời tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang « trắc nghiệm » chủ quyền của Liên Hiệp Châu Âu.

Theo Les Echos, như vậy là các nước châu Âu đă thể hiện sự đoàn kết nhất trí khi quyết định khởi động một điều luật năm 1996 nhằm bảo vệ các doanh nghiệp châu Âu khỏi các biện pháp trừng phạt của Mỹ trong hồ sơ Iran. Công cụ pháp lư này được một cựu quan chức Ủy Ban Châu Âu so sánh như một « vũ khí nguyên tử » bởi tính chất « răn đe » của nó.

Về phần Le Figaro, tờ báo này nhận xét : ai cũng đă nghĩ là Liên Hiệp Châu Âu sẽ vẫn thụ động, vẫn bị chia rẽ, nên lần này cũng sẽ không dám đáp trả Hoa Kỳ. Thế mà, ngay từ hôm qua, châu Âu đă khởi động các biện pháp trả đũa. Ngoài điều luật 1996, theo Le Figaro, hôm nay, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker sẽ c̣n « bấm nút » cho một biện pháp khác : cho phép Ngân hàng Đầu tư châu Âu (BEI) cung cấp những bảo đảm tài chính cho các doanh nghiệp châu Âu làm ăn với Iran, mà không cần đến đôla, thông qua một định chế công, để chính quyền Mỹ không làm ǵ được.

Tuy nhiên, Les Echos lưu ư, ai cũng thấy rằng, trong cuộc đọ sức này, các tập đoàn lớn của châu Âu có nguy cơ rơi vào thế kẹt, v́ những hoạt động của họ ở Hoa Kỳ quan trọng hơn rất nhiều so với các dự án mà họ có thể phát triển ở Iran. Mặt khác, như ghi nhận của tờ Le Figaro, việc khởi động điều luật năm 1996 thật ra mang ư nghĩa chính trị nhiều hơn là có tầm mức về pháp lư.

Trong bài xă luận, Les Echos khá nặng lời với Liên Hiệp Châu Âu : « Trước chính sách bảo hộ mậu dịch của Trump, các nước châu Âu thường bị chia rẽ, như những con thỏ bỏ chạy tán loạn, vừa cầu xin rằng những nước khác sẽ lănh đủ, chứ không phải ḿnh. Trong khi tổng thống Emmanuel Macron từ chối thương lượng dưới sự đe dọa, th́ thủ tướng Angela Merkel lại muốn đàm phán riêng lẻ để cứu lấy xuất khẩu của BMW và Mercedes sang Mỹ. »

Kim đ̣i Trump phải dẹp Bolton

Về t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên, cũng tờ Le Monde nghi nhận rằng đường lối cứng rắn của cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đang đe dọa tiến tŕnh ḥa dịu giữa Washington với B́nh Nhưỡng.

Tờ báo nhắc lại rằng khi lên tiếng dọa sẽ hủy cuộc gặp thượng đỉnh Donald Trump - Kim Jong Un hôm thứ ba vừa qua, thứ trưởng Ngoại Giao Bắc Triều Tiên Kim Kye Gwan đă chỉ trích kịch liệt cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ John Bolton, v́ ông này đă đề nghị áp dụng « mô h́nh Libya » năm 2003 - 2004 với B́nh Nhưỡng.

Vào thời gian đó, khi thấy Hoa Kỳ đưa quân xâm chiếm Irak và v́ sợ sẽ là mục tiêu tấn công kế tiếp, nhà độc tài Kadhafi đă từ bỏ chương tŕnh hạt nhân, chỉ mới ở giai đoạn phôi thai. Nhưng thứ trưởng Ngoại Giao Bắc Triều Tiên cũng không quên rằng Kadhafi đă bị giết chết trong cuộc nổi dậy của người dân Libya, với sự hậu thuẫn của Mỹ.

Mối thâm thù giữa B́nh Nhưỡng với Bolton không phải bây giờ mới có. Le Monde nhắc lại là vào năm 2003, khi c̣n làm việc trong chính quyền Bush, ông Bolton đă đọc một bài diễn văn nẩy lửa đả kích Bắc Triều Tiên, khi đến thăm Seoul. B́nh Nhưỡng đă đáp trả ngay, gọi Bolton là « đồ rác rưởi », « kẻ hút máu ».

Pháp bị đưa ra ṭa về ô nhiễm không khí

Báo chí Pháp hôm nay cũng nói nhiều đến việc Ủy ban châu Âu vừa đưa 6 quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu, trong đó có Pháp, ra trước Ṭa án Công lư châu Âu, v́ bị xem là vi phạm các tiêu chuẩn về chất lượng không khí.

Theo Les Echos, riêng nước Pháp, tuy được xem là « đă có nhiều nỗ lực », nhưng về mặt pháp lư, nhiều biện pháp mà Paris thi hành vẫn chưa theo đúng các quy định, luật lệ của châu Âu.

Về lư thuyết, Pháp có thể bị ṭa phạt tiền, nhưng thủ tục xét xử sẽ c̣n kéo dài nhiều năm. Trước mắt, bộ trưởng Môi Trường Nicolas Hulot và bộ trưởng Giao Thông Elisabeth Borne hôm qua thông báo là Paris sẽ thi hành những biện pháp mới để giảm ô nhiễm không khí, chẳng hạn như tài trợ cho các dự án phát triển việc sử dụng xe đạp, khuyến khích đi chung xe và lập các vùng có mức khí phát thải thấp.

Thỏa thuận Iran : Châu Âu khởi động biện pháp đối phó với Donald Trump

Thu Hằng

Tại thượng đỉnh Sofia ngày 17/05/2018, toàn bộ thành viên Liên Hiệp Châu Âu đă nhất trí thông qua những biện pháp cụ thể đầu tiên để hỗ trợ các doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động tại Iran nhằm đối phó với lệnh cấm vận đơn phương của Hoa Kỳ. « Luật ngăn chặn  trừng phạt 1996 » (blocking status), một trong số những biện pháp này, đă được Ủy Ban Châu Âu kích hoạt ngay sáng 18/05/2018.

Đặc phái viên RFI Juliette Gheerbrant tường tŕnh từ Sofia :

« Đại thể, luật này cho phép Liên Hiệp Châu Âu, trước tiên là bù đắp thiệt hại cho các doanh nghiệp v́ lệnh cấm vận. Sau đó, Bruxelles sẽ đệ đơn kiện lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (OMC) để yêu cầu Hoa Kỳ bồi thường thiệt hại gây ra cho Liên Hiệp Châu Âu.  

Cơ chế chống trừng phạt này được Liên Hiệp Châu Âu lập ra năm 1996, trong bối cảnh tương tự như hiện nay, tức là vào thời điểm đó, châu Âu t́m cách lách lệnh cấm vận của Mỹ nhắm vào Cuba. Nhưng trên thực tế, cơ chế này chưa bao giờ được áp dụng v́ Bruxelles đạt được một thỏa thuận với Washington.

Một biện pháp khác cũng được thông báo, đó là Ngân hàng Đầu tư châu Âu sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động tại Iran.

Ngược lại, không có biện pháp đáp trả nào nhằm vào doanh nghiệp Mỹ. Tổng thống Pháp nhấn mạnh một điểm là không có chuyện gây ra chiến tranh thương mại với Washington.

Điều này cũng sẽ được áp dụng trong việc Bruxelles đáp trả mối đe dọa của Washington tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm châu Âu. Đối với tổng thống Pháp Macron, hai chủ đề trên là một bài trắc nghiệm về chủ quyền đối với Liên Hiệp Châu Âu. Theo tổng thống Pháp, bài trắc nghiệm đă thành công v́ cả 28 nước đă có chung tiếng nói và đó là một tiếng nói cứng rắn. Giờ th́ chờ xem hiệu quả của các biện pháp được thông báo sẽ ra sao ».

Hoa Kỳ t́m cách lập « liên minh » quốc tế chống Iran

Sau khi đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Hoa Kỳ muốn xây dựng một « liên minh » quốc tế chống chế độ Teheran và « các hoạt động gây bất ổn » của quốc gia Hồi Giáo này.

Dự định trên được ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nêu lên trong bài diễn văn ngày 17/05, diễn văn đầu tiên về chính sách đối ngoại, kể từ khi ông nhậm chức. Tuy nhiên, nội dung chi tiết chỉ được công bố vào thứ Hai 21/05 tới đây. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Heather Nauert khẳng định « đó không phải là một liên minh chống Iran, mà chỉ nhắm vào chế độ Iran và những hành động xấu xa của chế độ đó ».

Iran gieo gió gặt băo ?

Ngược lại, The Daily Telegraph xuất bản ở Luân Đôn phản biện « Chính Iran đă gây ra nông nỗi ». Theo bài báo được Le Courrier International dịch lại, thái độ hung hăng của nước Cộng ḥa Hồi giáo từ khi kư được hiệp định đă khiến tổng thống Mỹ không có chọn lựa khác.

Năm 2015, khi Barack Obama đầu tư rất nhiều cho hiệp định này, nhiều người chờ đợi Iran có những quan hệ mang tính xây dựng một khi thỏa thuận được kư kết. Đây là cơ hội để từ bỏ chính sách hiếu chiến chống phương Tây từ năm 1979, giao thương với thế giới bên ngoài. Nhưng trái lại, Iran đă trở nên thù địch hơn với phương Tây.

Theo tờ báo bảo thủ Anh, nếu tổng thống Hassan Rohani thành thật, th́ đă không để cho các chiến hạm Iran quấy nhiễu Đệ ngũ hạm đội Mỹ đang tuần tra trong khu vực như thường lệ. Ông ta cũng không thể tiếp tục yểm trợ quân nổi dậy Houthi ở Yemen – đă gây ra thảm họa nhân đạo khi muốn lật đổ chính phủ được bầu lên một cách dân chủ. Và cũng không cho phép Vệ binh Cộng ḥa tích trữ vũ khí ở Syria và Liban, với hàng ngàn hỏa tiễn có thể tấn công các thành phố chính của Israel. Teheran tiếp tục xuất khẩu nguyên tắc không khoan nhượng của cuộc cách mạng Iran sang thế giới Hồi giáo.

Việc tăng cường bộ máy quân sự Iran tại Nam Liban và nhất là tại Syria, khiến t́nh báo Israel ước lượng có 50% khả năng xảy ra xung đột quân sự với Iran trong mùa hè 2018. Obama muốn thương thuyết về chương tŕnh nguyên tử chính là để tránh cuộc chiến này, nhưng ba năm sau, bóng ma chiến tranh lại càng đe dọa hơn, khiến Israel phải chuẩn bị bảo vệ biên giới.

Theo The Daily Telegraph, chính quyền Obama không hiểu được quyết tâm mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài lănh thổ của Iran. Rơ ràng Cộng ḥa Hồi giáo Iran muốn thống trị khu vực. Teheran đỡ đầu phe Hezbollah - phe này vừa thắng thế trong cuộc bầu cử ở Liban hôm 6/5, và ủng hộ Hadi Al Ameri, thủ lănh dân quân Shia từng sống lưu vong nhiều năm tại Iran - ứng cử viên này về nh́ trong cuộc bầu cử đến 12/5 ở Irak.

Nhận định rằng việc hủy hiệp định nguyên tử làm cho « Phe cứng rắn ở Iran mạnh thêm », nhưng Washington Post cũng ghi nhận phần lớn trong ngân sách 350 tỉ đô la của Iran được dành cho các cuộc can thiệp quân sự và chính trị ở Syria, Irak, Yemen và Liban. Trong bốn năm gần đây, chi tiêu quân sự của Teheran tăng 128%.  

Syria : Vladimir Putin tiếp Bachar al Assad, thúc giục đàm phán

Tú Anh

Tổng thống Syria Bachar al Assad đến Sotchi gặp tổng thống Nga Vlaimir Putin, hôm qua, 17/05/2018. Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên từ hơn nửa năm nay và không được thông báo trước, lănh đạo hai nước đồng minh trong cuộc chiến Syria kêu gọi mở lại tiến tŕnh đàm phán để chấm dứt cuộc chiến kéo dài từ 7 năm qua.

Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot tường thuật :

Một lần nữa, với nụ cười rạng rỡ, Bachar al Assad được Vladimir Putin đón tiếp. Và một lần nữa, đây là một cuộc thăm viếng bất ngờ của tổng thống Syria, diễn ra bên bờ Hắc Hải, chỉ được thông báo sau khi kết thúc.

Nhiều tháng đă trôi qua từ sau chuyến thăm viếng sau cùng của tổng thống Bachar al Assad tại nước Nga. Từ đó đến nay, trên chiến trường, Damas ghi thêm được nhiều chiến thắng chống lại phe nổi dậy. Tổng thống Nga không bỏ lỡ cơ hội khen ngợi « thành công của quân đội Syria trong cuộc chiến chống khủng bố ». Tổng thống Syria khẳng định là t́nh h́nh tại Syria đang được cải thiện và điều này « mở cánh cửa » cho một tiến tŕnh chính trị.

Rơ ràng là tổng thống Vladimir Putin không từ bỏ ư định t́m một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Syria. Vài tháng sau thất bại của « Đại hội » do chính ông tổ chức ở trung tâm nghỉ mát Sotchi, tổng thống Nga muốn khởi động lại tiến tŕnh đàm phán đang bị tê liệt.

Do vậy, không phải là chuyện ngẫu nhiên mà cuộc thăm viếng bất ngờ của Bachar al Assad diễn ra một ngày trước khi tổng thống Putin tiếp thủ tướng Đức Angela Merkel, và một tuần trước khi tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm nước Nga.

Pháp phong tỏa tài sản những công ty liên hệ đến vũ khí hóa học Syria

Cũng tại Sotchi, tổng thống Nga tiếp thủ tướng Đức Angela Merkel trong ngày thứ Sáu 18/05. Theo AFP, trong cuộc họp thượng đỉnh Đức-Nga đầu tiên từ một năm nay, ba hồ sơ quan trọng được bàn thảo là Iran, Syria và Ukraina.

Trong khi đó, chính phủ Pháp thông báo phong tỏa tài sản của 7 công ty có cơ sở tại Syria, Liban và Trung Quốc, v́ liên can đến chương tŕnh vũ khí hóa học của Syria. Hai công dân Syria và một người thứ ba sinh tại Liban cũng nằm trong danh sách đen này. Một hội nghị quốc tế gồm 30 nước tham gia tại Paris diễn ra trong ngày 18/05 để thiết lập cơ chế nhận diện và trừng phạt những thủ phạm sử dụng vũ khí hóa học, nhất là tại Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ vận động lănh đạo Hồi Giáo lên án Israel

Thu Hằng

Chiều 18/05/2018, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tiếp lănh đạo các nước Hồi Giáo tại Istanbul, trong một thượng đỉnh bất thường, có mục tiêu lên án Nhà nước Israel tấn công người Palestine ở dải Gaza. Tuy nhiên, hội nghị có thể sẽ không đưa ra được nhiều biện pháp cụ thể, v́ nội bộ bị chia rẽ.

« Thượng đỉnh bất thường » của Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo (OCI) diễn ra dưới sự chủ tŕ của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên, cùng lúc với một cuộc tuần hành lớn tại Istanbul ủng hộ người dân Palestine.

Tại phiên họp trù bị sáng cùng ngày của ngoại trưởng các nước Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đă kêu gọi « đưa ra biện pháp đáp trả cứng rắn nhất đối với tội ác chống nhân loại của Israel ». Ông tỏ ra bất b́nh, v́ một số nước thành viên OCI, dù không nêu tên, đă không hỗ trợ người dân Palestine.

Tuy nhiên, theo AFP, thượng đỉnh OCI sẽ khó có thể đưa ra biện pháp cụ thể đối với Israel, v́ thế giới Ả Rập-Hồi Giáo hiện bị chia rẽ và cạnh tranh nhau.

Gaza : Liên Đoàn Ả Rập kêu gọi điều tra quốc tế

Ngoại trưởng Liên Đoàn các Quốc Gia Ả Rập, họp tại Cairo (Ai Cập) ngày 17/05/2018, đă bác bỏ và lên án quyết định của Mỹ chuyển sứ quán về Jerusalem, cũng như các cuộc tấn công của Israel nhắm vào người Palestine ở dải Gaza.

Tổng thư kư Liên Đoàn Ả Rập Ahmed Aboul Gheit cũng kêu gọi tổ chức « một cuộc điều tra quốc tế » về tội ác mà quân đội Israel gây ra ở dải Gaza. Thông tín viên RFI tại Caro cho biết ngoại trưởng Liên Đoàn các Quốc Gia Ả Rập đồng ư giao cho tổng thư kư nhiệm vụ soạn thảo « kế hoạch chiến lược », nhằm ngăn cản các nước khác có ư định theo chân Mỹ chuyển sứ quán về Jerusalem.

 

Trở lại