Trung Quốc hất phương Tây khỏi “nền dân chủ” Cam Bốt

Thu Hằng 

ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC 31.07.2018

Chiến thắng tuyệt đối của thủ tướng Hun Sen trong kỳ bầu cử Quốc Hội ngày 29/07/2018 vừa qua tiếp tục được các nhật báo Le Monde, Le Figaro, Les Echos quan tâm trong số ra ngày 31/07. Với 82% cử tri đi bầu cử, tỉ lệ cao hơn so với năm 2013 (69%), khiến ông Hun Sen c̣n hài ḷng hơn về « tính chính đáng ».

Chiến thắng « hoàn toàn », « không bất ngờ », « không rủi ro », « yếu tố Trung Quốc » là những cụm từ được cả ba nhật báo Pháp đồng loạt sử dụng. Les Echos cho biết trên đường phố Phnom Penh, nhiều người tỏ ra bất lực về kết quả mang tính h́nh thức này : « Lại là ông ta, thật thất vọng ! », « Cuộc sống sẽ khó khăn trong ṿng 5 năm tới ».

Trong suốt thời cử tranh cử, ông Hun Sen đă biết cách vận dụng tuyệt vời chính sách « cây gậy và củ cà rốt ». Vẫn theo Les Echos, tại quốc gia vẫn chưa xóa được dấu vết tàn khốc của thời Khmer Đỏ, thủ tướng Hun Sen có thói quen phân phát tiền vào cuối mỗi buổi mít-tinh, đồng thời để cử tri gọi « Bác » Hun Sen một cách thân mật. Bên cạnh đó, ông cảnh cáo mọi ư đồ làm cách mạng v́ dưới quyền của ông, cảnh sát sẵn sàng « ngăn chặn mọi hành v́ khủng bố và gây xáo trộn chính trị », theo tuyên bố của cảnh sát trưởng Phnom Penh.

Trung Quốc chống lưng cho thủ tướng Hun Sen

Dù là quốc gia nhỏ bé với 16 triệu dân, nhưng Cam Bốt trở thành đồng minh thân cận và là quân cờ chiến lược của Trung Quốc tại Đông Nam Á, bác mọi nỗ lực của ASEAN trong việc phản đối Bắc Kinh bành trướng trong vùng Biển Đông đang có tranh chấp. Chiến thắng tuyệt đối 125 ghế trong Quốc Hội của đảng Nhân Dân Cam Bốt (CPP) của ông Hun Sen mang lại những tác động nào là câu hỏi được nhật báo Le Monde nêu trong bài : « Chế độ Hun Sen dùng Trung Quốc chống lại Liên Hiệp Châu Âu ».

Ảnh hưởng ngày càng lớn, theo hướng chuyên quyền, của thủ tướng Hun Sen đă khiến Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu bất b́nh. Le Monde nhắc lại phương Tây vẫn chưa nguôi được việc ông Hun Sen ngang nhiên giải thể đảng đối lập chính duy nhất, bỏ tù lănh đạo đảng Cứu Nguy Dân Tộc, cho mua lại hoặc đóng cửa các tờ báo độc lập, bịt miệng những tiếng nói phản đối và gạt khỏi chính trường các nhà đối lập.

Trung Quốc th́ khác. Không cần quan tâm đến dân chủ của nước đối tác v́ « không can thiệp vào công việc nội bộ » đă tranh thủ cơ hội để đẩy chế độ Hun Sen thêm chuyên quyền. Từ 5 năm nay, Bắc Kinh đầu tư vào Cam Bốt khoảng 4,6 tỉ đô la.

Phương Tây buộc phải có những phản ứng tương xứng với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở Cam Bốt. Tuần trước, pḥng đại diện Mỹ đă đề xuất liệt vào danh sách đen thủ tướng Hun Sen cùng với phần lớn thành viên trong chính phủ. Từ giờ, những người này bị cấm nhập cảnh vào lănh thổ Mỹ.

Phía Liên Hiệp Châu Âu đă quyết định không cử quan sát viên đến cuộc bầu cử hôm Chủ Nhật. Ngoài ra, Bruxelles cũng rút trợ cấp tài chính được thông qua trước đó để giúp Cam Bốt hiện đại hóa tiến tŕnh bầu cử. Nhưng Phnom Penh không phải lo lắng lâu v́ Trung Quốc quyết định tài trợ cho 20 triệu đô la để trang bị các pḥng phiếu và thiết bị cần thiết.

Bruxelles dỡ bỏ quy chế miễn thuế hàng hóa Cam Bốt để trừng phạt ?

Một phái đoàn của Bruxelles đă đến Cam Bốt, nhưng vấn đề ở chỗ liệu Liên Hiệp Châu Âu sẽ phản ứng cứng rắn đến đâu, hay chí ít là một phần nào đó, ví dụ như xem xét lại việc không đánh thuế hàng nhập khẩu Cam Bốt. Là nước châu Á thứ hai, cùng với Bangladesh được miễn thuế, Cam Bốt đă xuất sang châu Âu 5 tỉ euro hàng hóa vào năm 2017, trong đó chỉ tính riêng ngành may mặc đă chiếm 3,76 tỉ euro. Khoản tiền này bỏ xa tổng đầu tư của Trung Quốc vào Cam Bốt.

Được Trung Quốc chống lưng, liệu ông Hun Sen đang coi thường phương Tây ? Câu trả lời được giải đáp một phần qua phát biểu của ông Sok Eysan, phát ngôn viên của đảng Nhân Dân Cam Bốt : « Chúng ta quá phụ thuộc vào Trung Quốc ư ? Châu Âu không đủ tư cách để chỉ trích điều này nếu nh́n vào quy mô trao đổi thương mại giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc. Cam Bốt không để cho nước ngoài áp đặt mô h́nh dân chủ và lựa chọn địa chính trị. Ngoài ra, chúng ta vẫn có sự ủng hộ của châu Âu, như Ba Lan, Hungari, Cộng Ḥa Séc, Slovakia… ».

Bỏ quy chế miễn thuế đối với hàng dệt may Cam Bốt, các doanh nghiệp Trung Quốc có xưởng may tại đây, sẽ bị tác động trước tiên. Với mức thuế mới, các nhà xuất khẩu ở Cam Bốt sẽ phải trả 676 triệu đô la mỗi năm. Đây là nội dung một ghi chép của bộ Thương Mại Cam Bốt, bị lộ vào tháng 12/2017, vài ngày trước khi thủ tướng Hun Sen quyết « đoạn tuyệt » với châu Âu v́, theo phát biểu của ông, không muốn trở thành « một con chó chỉ thi hành v́ mẩu xương hay miếng thịt ». Vấn đề ở chỗ ngành dệt may Cam Bốt sử dụng 850.000 công nhân, 2/3 dân số dưới 30 tuổi, hậu quả xă hội có thể đáng lo ngại. Sau khi đă thu được sức mạnh chưa từng có, liệu từ giờ thủ tướng có thể nới lỏng một chút « bàn tay sắt » với đất nước ? 

Trở lại