Để chận Trung Quốc, Pháp tạm quốc hữu hóa xưởng đóng tàu STX

Tú Anh 

media
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp công nhân xưởng đóng tầu STX trong buổi lễ hạ thủy chiếc MSC Meraviglia, Saint-Nazaire, ngày 31/05/2017.REUTERS/Stephane Mahe

Khủng hoảng giữa Paris và Roma. Tổng thống Macron sử dụng « bom nguyên tử » quốc hữu hóa để thách thức nước Ư. Macron thanh lọc làn sóng di dân từ Libya. Đối lập Venezuela phô trương thanh thế. Israel lùi bước trước áp lực quốc tế. Nạn cháy rừng triền miên buộc Liên Hiệp Châu Âu phải phối hợp phương tiện cứu hỏa. Trên đây là những chủ đề lớn của báo chí Pháp ngày thứ Sáu 28/07/2017.

Báo chí Pháp mọi xu hướng, các đảng chính trị tả - hữu, tất cả đều ủng hộ quyết định của chính phủ Pháp « quốc hữu hóa công ty đóng tàu STX » kể từ ngày 28/07/2017 nếu không toàn bộ công xưởng ở Saint-Nazaire rơi vào tay tập đoàn Nhà nước Ư Fincantieri. V́ sao một quyết định đi ngược lại trào lưu tự do hóa kinh tế và gây tức giận cho nước bạn lại được tổng thống Macron bật đèn xanh và được công luận Pháp « muôn người như một » ủng hộ ?

Les Echos lưu ư là chính phủ Pháp làm Ư nổi giận. La Croix cho biết Ư rất bất b́nh « quan điểm ái quốc hẹp ḥi » của Pháp. Trong bài « Nhà nước là như vậy », nhật báo Công Giáo ủng hộ lập luận của chính phủ : Để bảo vệ công ăn việc làm, để bảo mật công nghệ hàng hải, chính phủ Pháp không thể ngây thơ trong thế giới cạnh tranh khốc liệt này.

Roma đe dọa xét lại « t́nh thân hữu Pháp-Ư » và kêu gọi « đừng đối xử với Ư nhẹ hơn với Nam Hàn », là tựa của Libération. Nhật báo thiên tả nhận định tiếp : Yếu tố Trung Quốc là nguồn cội thúc đẩy Paris phải « tung quả bom nguyên tử », và nuốt lời hứa trước đây của tổng thống Holland để cho Ư hai phần ba số cổ phần. Thay đổi quan trọng trong thời gian qua là Fincantieri kư thỏa thuận hợp tác với một công ty đóng tàu của Trung Quốc. Paris không muốn những kỹ năng của Pháp bị chuyển về Thượng Hải.

Không để Trung Quốc chiếm đoạt công nghệ tàu chiến

Les chantiers, qui comptent 2.600 salariés et fait travailler environ 5.000 sous-traitants, est en pleine forme avec un carnet de commandes très bien rempli.

Bài phân tích « Ba lư do làm cho Pháp phải can thiệp không cho Ư mua lại công ty STX » của Le Figaro giải thích rơ : bảo vệ bí mật quân sự, quản lư cạnh trạnh và chận con ngựa thành Troie, chiến thuật nội công ngoại kích của Trung Quốc đánh cắp công nghệ học của Tây phương.

Theo Le Figaro, các công xưởng đóng tàu của Pháp không chỉ sản xuất du thuyền, xuất khẩu mộng mơ, như phần đông dân chúng lầm tưởng. Tập đoàn STX France ở Saint-Nazaire là công xưởng duy nhất của Pháp có khả năng đóng hàng không mẫu hạm, chiến hạm đa năng, một bảo vật của hải quân trong bối cảnh binh chủng này đang tranh đấu xin thêm một chiếc hàng không mẫu hạm.

Trong lănh vực dân sự, sổ đặt hàng của STX France và Fincantieri của Ư đều dày kín từ nay đến 10 năm tới. Vấn đề đặt ra là khi đến chu kỳ vắng khách th́ phía Ư tính thế nào ? Ưu tiên lấy công việc cho công ty mẹ tại Ư hay bảo vệ công nhân tại Pháp ? Saint-Nazaire sử dụng trực tiếp 2.600 nhân viên và hơn 6.000 việc làm gia công. Chính phủ Pháp phải thận trọng cho dù chính phủ Ư có trấn an.

Tuy nhiên, yếu tố thứ ba mới là nguyên nhân cơ bản : Fincantieri có thể là con ngựa thành Troie của giới doanh nghiệp đóng tàu Trung Quốc. Họ luôn t́m cách thu thập công nghệ đóng tầu biển của thế giới đem về làm của riêng. Năm 2016, tập đoàn Fincantieri kư với hai đối tác Trung Quốc, trong đó có tổ hợp quốc doanh CSSC ở Thượng Hải để đóng du thuyền theo mẫu Vista của Ư.

Lập luận trên đây dường như có cơ sở. Pháp sợ Trung Quốc đánh cắp công nghệ, chứ không đi ngược trào lưu kinh tế tự do. Les Echos, trên trang nhất, loan tin rộng răi : Air France đón vốn đầu tư của Mỹ và Trung Quốc.

Trở lại