Phó Tổng Thống Nguyễn
Ngọc Thơ |
Hiệp định Geneve 20.7.1954 đă chia đôi
đất nước Việt Nam. Từ vĩ
tuyến 17 trở ra Bắc theo chế độ
Cọng Sản. Từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam
theo chế độ Cọng Hoà. Ngoài Bắc, vào
thập niên 1960, 1970 có thủ tướng Phạm Văn
Đồng. Trong Nam có Nguyễn
Ngọc Thơ đă một thời từng là
Quận trưởng, Tỉnh Trưởng rồi
đến Bộ trưởng, Phó Tổng Thống và
Thủ Tướng của nước Việt Nam
Cọng Hoà là con cháu ḍng họ Nguyễn đă
từng theo pḥ chúa Nguyễn Phúc Ánh năm 1774.
Cả hai nhân vật lịch sử có cùng quê quán
Quảng Ngăi. Thủ tướng Bắc Việt
được nhiều người nhắc đến
qua Công hàm 14.9.1958. Phó Tổng Thống và cũng là
Thủ tướng miền Nam Việt Nam được
thế giới chú ư đến qua cuộc Cách
Mạng 01.11.1963, đó là ông Nguyễn Ngọc Thơ.
Ông Nguyễn Ngọc Thơ và
cuộc đời: Ông
Nguyễn Ngọc Thơ sinh ngày 26 tháng 5 năm 1908
ở Mỹ Phước, Long Xuyên, An Giang. Mất năm
1976 tại Sài G̣n. Cha ông là Nguyễn Ngọc Chơn.
Gia đ́nh rất giàu có. Ông Chơn có đầu óc
canh tân và Tây học. Thời
niên thiếu học trường Chasseloup-Laubat, ông
rất giỏi về Pháp văn. Sau khi đậu tú
tài phần triết học (Bachot metro-politain, Mentio
Philo) ông không được đi du học v́ lúc
đó ông có bịnh đau tim. Nhưng sau nầy, người
anh con ông bác ruột tốt nghiệp bác sĩ khám
bịnh cho ông th́ biết bịnh đau tim không c̣n
nữa. Kể
từ năm 1930, ông đă bắt đầu làm
việc ngạch hành chánh. Sau khi thi đậu vào Tri
Huyện, ông làm việc ở Phủ Thượng Thơ,
rồi Phủ Toàn quyền và làm Bộ trưởng
Nội vụ của Quốc Gia Việt Nam. Năm
1946 ông được bổ nhiệm làm quận trưởng
Ô Môn, rồi Thốt Nốt. Năm 1948 làm quận
trưởng Châu thành, Long Xuyên. Những
năm 1948, 1949, 1950, 1951 được bổ
nhiệm làm Tỉnh Trưởng Long Xuyên, Cần Thơ.
Với
chức vụ Tỉnh Trưởng, ông có dịp
trổ hết tài tổ chức của ḿnh để
sửa sang Châu Thành, Long Xuyên. Ông đă kiến
thiết lại tất cả phố xá có nền nhà
thấp, hàng năm bị ngập nước vào mùa
lũ lụt phải đắp nền móng cao hơn
hoặc sửa chửa hoặc xây cất trở
lại. Những
con đường giao thông thấp phải được
đắp cao. Những con đường hẹp
phải được mở rộng cho việc lưu
thông dễ dàng. Mở thêm công viên để cho dân
chúng có nơi thăm viếng. Ông đă cho lấp
kinh Mỹ An Kiều và cho xây đắp một đại
lộ lịch sự nhất Châu Thành lúc đó là
đường Tự Do hiện nay. Các công
sở cũng được kiến thiết và xây
cất trở lại, tốt đẹp và rộng răi
hơn xưa.
Khi
nền Đệ nhất Cọng hoà được
thành lập năm 1955, ông Nguyễn Ngọc Thơ
được bổ nhiệm làm Đại sứ nước
Việt Nam Cọng Hoà tại Nhật Bản. Năm
1956 Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm triệu
hồi ông về Việt Nam và bổ nhiệm làm
Quốc Vụ Khanh Kinh tế Quốc gia (tương
đương cấp Bộ Trưởng). Vào tháng
11 năm 1956 ông được bổ nhiệm
chức vụ Phó Tổng Thống và được
Quốc Hội phê chuẩn vào tháng 12 cùng năm
chiếu theo Hiến Pháp nền Đệ Nhất
Cọng Hoà. Kể
từ tháng 11 năm 1963 đến tháng 2 năm 1964
ông Nguyễn Ngọc Thơ được Hội
Đồng Quân Nhân Cách Mạng bổ nhiệm làm
Thủ Tướng nước Việt Nam Cọng Hoà.
Ngày
30.1.1964 Trung tướng Nguyễn Khánh làm 1 cuộc
chỉnh lư và truất phế các tướng lănh
chủ chốt trong cuộc Cách Mạng 1.11.1963. Ngày
28.2.1964 Nguyễn Khánh truất phế chính phủ
Nguyễn Ngọc Thơ và lên làm thủ tướng.
Sau đó, v́ lư do sức khoẻ ông không c̣n tham
dự vào chính trường. Ông Nguyễn Ngọc
Thơ và quê hương Quảng Ngăi: Quảng
Ngăi đă được khai phá từ đầu
thế kỷ 15 (năm 1402) khi Hồ Quư Ly đem quân
đánh Chiêm Thành. Lúc đó Quảng Ngăi được
gọi là châu Thăng, châu Hoa, châu Tư, châu Nghĩa
và nằm ở phía Nam của Quảng Nam trấn.
Từ những năm 1414-1427, thời gian quân Minh qua
xâm chiếm nước ta, quân Chiêm Thành đă
quấy phá và chiếm lại 4 châu Thăng, Hoa, Tư,
Nghĩa. Đến đời vua Lê Thánh Tông (1471) th́
mới b́nh định được vùng đất
nầy và được đặt tên là Phủ Tư
Nghĩa. Đến khi chúa Nguyễn Hoàng (1558) vào
trấn thủ đất Thuận Hoá, kiêm thủ lănh
trấn Quảng Nam gồm cả phủ Tư Nghĩa.
Đến năm 1604, phủ Tư Nghĩa đổi
thành tỉnh Quảng Nghĩa. Về
di tích lịch sử, ở Quảng Ngăi có 1 trường
luỹ dài 127 cây số từ phía bắc quận Trà
Bồng chạy dọc theo Trường Sơn phía tây
Quảng Ngăi cho đến An Lăo phía bắc tỉnh
B́nh Định. Tường cao 4 m và rộng 2,5 m.
Theo tài liệu lịch sử th́ một phần
bức tường đă được khởi
sự xây dựng từ thời thống chế Bùi
Tá Hân (1496-1568) khi ông là quan trấn thủ ở
Quảng Nam. Đến năm 1819 triều Gia Long,
Tả Quân Lê Văn Duyệt mới thực sự xây
dựng trường luỹ, nhằm ngăn chận
quân Man thuộc dân tộc thiểu số Hre
xuống phá hoại đồng bằng người
Kinh tại Quảng Ngăi.
Nói
về nhân vật có tên tuổi xứ Quảng Ngăi
th́ nhiều: Như thời quân chủ có Tả Quân
Lê văn Duyệt, ông nội ở làng Bồ Đề,
Mộ Đức Quảng Ngăi. B́nh Tây Đại
Nguyên Soái Trương Công Định người làng
Mỹ Khê, Sơn Tịnh. Cử nhân Lê Trung Đ́nh
người làng Phú Nhơn, quận Sơn Tịnh là
nhà chí sĩ yêu nước trong phong trào Cần Vương.
Nguyễn Thân, người làng Thạch Trụ,
Mộ Đức. Phía
Quốc Gia th́ có Thống Tướng Lê văn
Tỵ với gốc gác Quảng
Ngăi. Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ có
gốc ở làng An Vĩnh, Sơn Tịnh. Phía
Cọng sản có Thủ tướng Phạm Văn
Đồng ở Mộ Đức; tướng
Trần văn Trà ở xă Sơn Hội, Sơn
Tịnh; tướng Trần Quư Hai ở xă Sơn Châu,
Sơn Tịnh. Chủ tịch nước CHXHCNVN
Trần văn Lương ở Đức Phổ. Về
văn chương có thi văn sĩ Nguyễn Vỹ
ở xă Phổ Nghĩa, Đức Phổ, thi sĩ
Bích Khê, tên thật Lê Quang Lương ở xă Phước
Lộc, Sơn Tịnh và thi sĩ Tế Hanh (Trần
Tế Hanh) ở B́nh Sơn. Ông Nguyễn Ngọc Thơ
và nguồn gốc họ Nguyễn: Nói về nguồn gốc của Phó
Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ cũng
nên đề cập về gia đ́nh ông Nguyễn
Hoàng vào hậu bán thế kỷ 17 (1660-1700)
ở đất Bắc vào Quảng Nghĩa những
năm 1750, rồi pḥ và dấu chúa Nguyễn Phúc Ánh
tại làng An Vĩnh, Quảng Nghĩa năm 1774. Sau
đó ḍng họ Nguyễn ở làng An Vĩnh pḥ chúa
Nguyễn Phúc Ánh đi vào Nam và khai sinh ḍng họ
Nguyễn ở miền Nam, chi phái Nguyễn Ngọc
Thơ. Vào
đầu bán thế kỷ 18, khoảng những năm
1730-1745, ở vùng Thanh Hoá, hai người con trai
của gia đ́nh ông Nguyễn Hoàng, là
Nguyễn Bàn và Nguyễn
Kiêm nằm mộng đều cùng thấy câu
„Hoàng Thân Nhất Đới,
Vạn Đại Dung Thân“ hiện lên bức
tường. Sáng hôm sau hai anh em Bàn và Kiêm tâu
với cha Nguyễn Hoàng, và cha Nguyễn Hoàng bàn
rằng: „Hai câu đó là đúng
sự thật. Một chum nước đầy có
nhiều gáo dùng, thế nào nó cũng khua giọng,
đổ. Khuyên các con cháu trong họ Nguyễn hay các
họ Lê, Trần v.v., nếu làm Quan phải bị
nạn, vợ con đói khổ. V́ hiếu với dân
phải bị quan nịnh Triều cũng bị rơi
đầu. C̣n trung với nước, với vua th́
nhân dân đói khổ lầm than. Vậy hai anh em
phải vào Nam, t́m nơi khai khẩn lập
nghiệp, làm ăn giàu có, con cháu sung măn đời
đời.“
Người anh là Nguyễn Bàn đến làng An Vĩnh,
nay là xă Tịnh Kỳ, thời VNCH là xă Sơn
Hải, một làng ven biển gần biển Mỹ
Khê, cách đảo Lư Sơn khoảng 20 cây số,
thuộc huyện Sơn Tịnh (trước năm
1890 thuộc huyện B́nh Sơn) để lập
nghiệp. Ông
Nguyễn Bàn sinh được 3 người con trai:
Con trưởng là Nguyễn Lại, con
thứ 2 là Nguyễn Tri Phương sau đổi
tên thành Nguyễn Quang Huy, người con thứ 3 là
Nguyễn Quang Ba. Ḍng họ Nguyễn
Ngọc Thơ cứu chúa Nguyễn Phúc Ánh: Năm
1774, khi quân chúa Trịnh từ ngoài Bắc vào
chiếm Phú Xuân, th́ chúa Nguyễn chạy vào
Quảng Nam. Ở Quảng Nam cũng bị quân Tây Sơn
vây đánh. Thế đường cùng, chúa
Nguyễn để Đông Cung ở lại Quảng
Nam chống đánh với quân Tây Sơn, c̣n Chúa
Nguyễn Phúc Ánh (c̣n gọi là Nguyễn Ánh,
sinh ngày 08 tháng 2 năm 1762 tức là ngày 15 tháng giêng
năm Nhâm Ngọ) chạy
thoát được. Lúc đó chúa Nguyễn Phúc Ánh
được 13 tuổi. Ông
Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Quang Ba
của ḍng họ Nguyễn theo pḥ chúa Nguyễn Phúc
Ánh đă đưa chúa Nguyễn Phúc Ánh vào làng An
Vĩnh, huyện B́nh Sơn (nay là quận Sơn
Tịnh), trấn Quảng Nghĩa để tuyển
mộ binh lính, dấy binh chống lại quân Tây Sơn.
Lúc đó quân Tây Sơn đóng quân ở dưới
chân núi Thiên Ấn, bên ḍng sông Trà Khúc hay tin nên
đem quân xuống làng An Vĩnh cách núi Thiên Ấn
khoảng vài chục cây số để truy nă chúa
Nguyễn Phúc Ánh. Bị bại lộ, ông Nguyễn
Tri Phương và ḍng họ Nguyễn Bàn đem
dấu chúa Nguyễn Phúc Ánh trong một hang Rái cá c̣n
gọi là gành Rái hay là ḷ rượu v́ hang đá
được trông giống như ḷ nấu rượu
vậy. Chính giữa có cái hang và xung quanh là các
phiến đá. Khi sóng biển lớn rái cá chun vào
đó ẩn núp. Hang Rái cá hiện nay vẫn c̣n
tại làng An Vĩnh. Khi
quân Tây Sơn bố ráp tới đó th́ chỉ
thấy nhiều con rái cá từ trong hang rái chạy
ra và thấy toàn là dấu chân rái cá mà thôi. Quân Tây
Sơn không t́m thấy dấu vết Chúa Nguyễn
Phúc Ánh ở đâu cả nên quân Tây Sơn mới
bỏ đi. Sau
đó ông Nguyễn Tri Phương đă đưa
chúa Nguyễn phúc Ánh ra đảo Lư Sơn rồi
tiếp tục pḥ chúa Nguyễn Phúc Ánh vào Nam
bằng chiến thuyền. Hiện nay tại đảo
Lư Sơn c̣n cái giếng nước ngọt
được đào từ thời chúa Nguyễn Phúc
Ánh năm 1774. Theo như sự truyền miệng
trong ḍng họ Nguyễn th́ ông Nguyễn Tri Phương
c̣n pḥ chúa Nguyễn Phúc Ánh qua Xiêm La là Thái Lan
hiện nay. Sau khi
chúa Nguyễn Phúc Ánh vào miền Nam và tiếp
tục tuyển mộ binh lính chống với quân Tây
Sơn th́ việc pḥ chúa và cất dấu chúa
Nguyễn Phúc Ánh tại làng An Vĩnh ở Quảng
Nghĩa bị bại lộ và ḍng họ Nguyễn
tại làng An Vĩnh bị quân và triều đ́nh Tây
Sơn truy nă và kết án trọng tội. V́ vậy
ḍng họ Nguyễn tại làng An Vĩnh phải phân
tán và trốn đi khắp nơi. Sau
nầy chúa Nguyễn Phúc Ánh thắng quân Tây Sơn
th́ ông Nguyễn Tri Phương
ở lại trong miền Nam, đổi tên là
Nguyễn Hửu Cúc, lập gia đ́nh, tại
quận Thốt Nốt vùng Long Xuyên, Châu Đốc
và khai sinh ra ḍng họ Nguyễn Ngọc Thơ. Ông
Nguyễn Ngọc Thơ là cháu đời thứ 5 và
gọi ông Nguyễn Hửu Cúc là ông cao. Ḍng họ Nguyễn Ngọc Thơ
tại Quảng Ngăi: Năm
1801 chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Hoàng Đế
lấy niên hiệu là Gia Long. Vua Gia Long nhớ ơn
ḍng họ Nguyễn đă cứu chúa năm 1774 th́
có Sắc Phong ban cho ḍng họ Nguyễn tại làng
An Vĩnh quan tước Công Hầu. Nhưng lúc
bấy giờ ḍng họ Nguyễn không c̣n ai ở
tại làng An Vĩnh, chỉ có bà cô độc thân,
không có con, nên bà ấy bán Sắc phong Công Hầu
cho họ Trương ở làng Mỹ Khê gần
đó.
Sau
đó mấy năm th́ các anh em họ Nguyễn
mới trở về làng An Vĩnh. Năm 1840 có ông Nguyễn Đễ c̣n gọi là Nguyễn Dơng, trưởng phái, cháu gọi ông Nguyễn Tri Phương (Nguyễn Hửu Cúc) là ông nội chú từ làng An Vĩnh lên buôn bán tại làng Ân Phú, cách thị trấn Quảng Ngăi khoảng 1,5 cây số, cách núi Thiên Ấn khoảng 1 cây số, được ông quan triều Minh Mạng bậc Tam phẩm, cấp Vệ Uư, nguyên là Tổng Lănh Binh ở Vĩnh Long tên là Nguyễn văn Phượng (con của Đô uư Nguyễn Văn Hiệp) nhận làm con nuôi. Thời vua Thiệu Trị quan Nguyễn Văn Phượng được thăng lên bậc Nhị Phẩm (Thống chế). Ông Nguyễn Để khai sinh ra ḍng họ Nguyễn tại làng Ân Phú. Người
viết bài nầy là cháu đời thứ 5 của
ông Nguyễn Đễ. Ngoài ra,
vào thời triều Minh Mạng và Thiệu Trị,
gia đ́nh họ Nguyễn tại làng An Vĩnh, ông
Nguyễn Khê đă tham dự Đội Thuyền
đi Hoàng Sa. Nghiên
cứu tiếp tục về nguồn gốc của
ông Cao tổ ḍng họ Nguyễn Hoàng ở đất
Bắc th́ ông Nguyễn Hoàng là ông nội của ông
Nguyễn Hửu Cúc thuộc ḍng họ Nguyễn
ở đất Bắc trực thuộc ḍng họ
Nguyễn Phi Khanh đời thứ 9.3 (???). Nếu đúng như vậy
th́ ông Nguyễn Ngọc Thơ là đời thứ 16 so
với Thuỷ tổ Nguyễn phi Khanh (1355-1428). http://www.vietnamgiapha.com/XemPhaHe/2067/pha_he.html Tóm
lại, nguồn gốc họ Nguyễn của ông
Nguyễn Ngọc Thơ xuất phát từ
ḍng họ Nguyễn Hoàng (sinh vào thời kỳ
hậu bán thế kỷ 17 (1660-1700) ở đất
Bắc và ông Nguyễn Hoàng là con cháu đời
thứ 9.3 của ḍng họ Nguyễn, Thủy Tổ
Nguyễn Phi Khanh (???). Những
năm 1960, 1962 Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc
Thơ đă về thăm nhà thờ họ Nguyễn của chúng
tôi (nhà thờ Từ Đường) tại làng An Vĩnh, xă Sơn Hải,
quận Sơn Tịnh, quê hương Quảng Ngăi, nơi mà ḍng
họ chúng tôi cứu và theo pḥ chúa Nguyễn Ánh vào hậu bán
thế kỷ 18.
KS Nguyễn Văn Phảy Tài liệu nghiên cứu:
- Những Gia Phả Ḍng Họ Nguyễn
|