Sau Obama, chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ đi về đâu ?

Thuỵ My

Sau tám năm quan hệ với « tổng thống Thái B́nh Dương » Barack Obama, các nhà lănh đạo châu Á sắp phải làm việc với một chính quyền mới của Mỹ. Chuyến công du châu Á cuối cùng của tổng thống Obama gợi lên cảm giác hoài nhớ và chung cuộc.

Trong chuyến đi được coi như từ biệt này, ông Barack Obama đă nhận được những tràng pháo tay từ các nhà lănh đạo G20 tại Trung Quốc, và lănh đạo các nước Đông Nam Á tại cuộc họp thượng đỉnh ở Lào. Lănh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi cảm ơn ông v́ đă thúc đẩy đất nước bà tiến lên hướng dân chủ.

Từ các viên chức Nhà Trắng cho đến bản thân tổng thống Obama, tác phẩm cuối cùng của ông trong khu vực - chính sách « xoay trục sang châu Á » - được thực hiện trong tám năm cầm quyền lại dày thêm ư nghĩa, đối với một chính quyền sắp hết nhiệm kỳ.

« Hy vọng và kỳ vọng của tôi là người kế nhiệm sẽ ủng hộ sự cam kết này ». Ông Obama đă nói như thế khi kết thúc chuyến công du ở Lào.

Trong suốt hai nhiệm kỳ ở Nhà Trắng, tổng thống Barack Obama đă cố gắng đưa trọng tâm chú ư của Mỹ ra khỏi thùng thuốc súng Trung Đông, hướng về phía châu Á đang nhanh chóng phát triển.

Ông đă cải thiện quan hệ với Miến Điện, Việt Nam và Lào, đồng thời tăng cường sức mạnh cho khu vực, nhờ đó các nước châu Á có được một đối trọng trước tham vọng lănh thổ của Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là chính sách hướng về châu Á của ông Obama có sẽ được duy tŕ hay không.

Donald Trump đă đặt lại vấn đề hiệp ước quân sự hỗ tương với Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn là nền tảng cho chính sách Mỹ tại châu Á kể từ Đệ nhị Thế chiến đến nay.

Nhưng toàn bộ tư duy chiến lược của ứng cử viên đảng Cộng Ḥa về chính sách đối ngoại vẫn rất khó đoán, và các nhà ngoại giao châu Á nhanh chóng thổ lộ là họ phải đấu tranh để t́m ra được người đối thoại trong chiến dịch tranh cử của ông.

Quan hệ với Trung Quốc

Bà Hillary Clinton, đối thủ của ông Donald Trump, từng là đặc sứ của tổng thống Barack Obama, đă dè dặt can dự vào việc h́nh thành và thực hiện chính sách « xoay trục sang châu Á » đă gắn kết chặt hơn Washington với khu vực, tạo thành đối trọng trước sự thống trị của Bắc Kinh.

Với tư cách ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton thường xuyên khiến Bắc Kinh phải giận dữ khi nêu ra hồ sơ Biển Đông - mà bà mô tả là một phần của « lợi ích quốc gia » Hoa Kỳ - cũng như vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên bà Hillary Clinton lại phản đối việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) tập hợp 12 quốc gia, mà trong đó Trung Quốc bị lờ đi.

Là người kế nhiệm tiềm năng của tổng thống Obama, việc bà Clinton chống đối hiệp định TPP « đang khiến các đồng minh châu Á của Mỹ phải thận trọng hơn, không dám làm mất ḷng Trung Quốc » - chuyên gia về châu Á Bill Bishop nhận định.

Ông Bishop nói thêm : « Nếu không có một yếu tố kinh tế thực sự ư nghĩa trong chính sách tái cân bằng, th́ chính sách này khó thể thành hiện thực. Đối với các đồng minh trong khu vực, vấn đề an ninh tại châu Á hết sức quan trọng, nhưng vấn đề kinh tế cũng vậy. Không có kinh tế, sẽ mất đi quyền lực ».

Biển Đông sục sôi

Biển Đông có thể sẽ là một trong những thách thức lớn nhất về đối ngoại cho tổng thống Mỹ sắp tới.

Trong thời gian ông Obama lănh đạo Nhà Trắng, Trung Quốc đă hung hăng xác quyết yêu sách chủ quyền tại vùng biển chiến lược này. Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh đến quyền tự do hàng hải và hàng không của Mỹ tại Biển Đông, nhưng cũng nói là Hoa Kỳ sẽ không tiến hành chiến tranh v́ một ḥn đảo nhỏ hay băi cạn xa xôi.

Dưới cái nh́n này, sự toàn vẹn lănh thổ, quy tắc pháp luật và duy tŕ các nghĩa vụ theo những hiệp ước đă kư kết là đáng quư ; nhưng không nhất thiết phải gánh lấy nguy cơ một cuộc xung đột giữa các đại cường, làm cho các thủy thủ Mỹ phải đổ máu. Ông cũng tỏ ra thận trọng trước tranh chấp leo thang, với những nhân tố mà quyền lợi trước mắt bị đe dọa.

Châu Á đang quan sát chặt chẽ xem Bắc Kinh có lợi dụng thời gian chuyển đổi giữa chính quyền Mỹ hiện nay và sắp tới, để thay đổi vĩnh viễn nguyên trạng Biển Đông hay không.

Việc Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng pḥng không hay bố trí các giàn hỏa tiễn tại đây, có thể buộc tân tổng thống Mỹ sẽ phải phản ứng mạnh mẽ, ngay từ ngày đầu tiên nhậm chức.

Obama giă từ châu Á vào lúc chính sách xoay trục c̣n dở dang

RFI

Ngày 08/09/2016, tại Vientiane, tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn bảo vệ các nỗ lực « tái cân bằng » chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ hướng qua châu Á cho dù đó là ngày ông kết thúc chuyến đi châu Á cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông, với tranh chấp Biển Đông vẫn âm ỉ.

Phải nói là ṿng công du châu Á lần này của ông đă khởi đầu cũng như kết thúc với những điểm không hay chút nào.

Đến Trung Quốc tham dự thượng đỉnh G20 tuần qua, nhân viên của ông đă phải tranh căi với viên chức an ninh Trung Quốc ở sân bay về quyền tiếp cận của giới truyền thông, rồi tại Lào là vấn đề hủy bỏ cuộc gặp với tân tổng thống Philippines v́ đă thóa mạ ông trước đó.

Lúc nhỏ từng sống tại Indonesia với người mẹ của ḿnh, ông Barack Obama, đă nói với một nhóm « thủ lĩnh » trẻ là việc ông nhấn mạnh đến châu Á trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông mang tính chất cá nhân. Thế nhưng, phát biểu trước các lănh đạo Đông Nam Á ở Lào hôm 08/09, ông cho đấy cũng là « ch́a khóa mở ra một tương lai ḥa b́nh và trù phú cho thế giới » và nêu hy vọng là người thay thế ông ở Nhà Trắng vào năm tới đây sẽ tiếp tục thúc đẩy theo hướng này.

Chính sách xoay trục qua châu Á của tổng thống Mỹ thường bị xem là một phản ứng nhằm đối phó với các hành vi thị uy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Phát biểu nhân một cuộc họp báo ở Vientiane, ông Obama đă cho rằng những người Mỹ chỉ trích chính sách đó đă sai lầm khi nói rằng chiến lược xoay trục thất bại. Lư do là theo ông thấy th́ các lănh đạo châu Á chỉ muốn Mỹ hiện diện nhiều hơn và lâu bền hơn trong khu vực.

Tuy nhiên, tại các hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Đông Nam Á tại Lào, t́nh h́nh căng thẳng đă hiện rơ. Các nhà lănh đạo đă giảm nhẹ các bất đồng trên vấn đề Biển Đông trong một tuyên bố với lời lẽ thận trọng, chỉ cho biết là một vài người trong số họ đă « quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây » trong vùng biển được cho là điểm nóng bất ổn nhất trong khu vực hiện nay.

Trung Quốc, Đài Loan cùng 4 thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đang tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nơi hàng năm có đến hơn 5 ngh́n tỷ đô la hàng hóa qua lại.

Tuyên bố cũng không đề cập đến phán quyết tháng 07/2016 của một ṭa án ở La Haye xác định tính chất bất hợp pháp của một số đảo nhân tạo mà Trung Quốc vừa bồi đắp, cũng như không thừa nhận yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ Biển Đông.

Tại Vientiane, Obama đă tuyên bố thẳng thừng với hội nghị rằng phán quyết trọng tài, mà Trung Quốc từ chối công nhận, mang tính chất « ràng buộc ».

Phát biểu với các phóng viên báo chí sau cuộc họp, tổng thống Mỹ xác nhận : « Chúng tôi đă thảo luận về tầm quan trọng của việc các bên tranh chấp phải tôn trọng những bước đi mà họ đă nhất trí, trong đó có việc tôn trọng luật pháp quốc tế, không quân sự hóa khu vực tranh chấp, và không lấn chiếm các đảo không có người ở, rạn san hô và băi ngầm ».

Về phần ḿnh, Bắc Kinh đă lên tiếng phản đối nhiều lần điều mà họ cho là các nước bên ngoài khu vực « can thiệp » vào Biển Đông, ư muốn nói đến Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đă nói với các phóng viên tại Lào là có hai nước mà ông không nêu tên, đă có hành động « không thích hợp » khi nêu vấn đề phán quyết trọng tài trong hội nghị thượng đỉnh.

Trong năm 2015, Trung Quốc đă gây lo ngại nơi các nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh trên Biển Đông, cũng như nơi các cường quốc ngoài khu vực như Hoa Kỳ và Nhật Bản, khi nạo vét các rạn san hô để bồi đắp thành các đảo nhân tạo, rồi xây dựng sân bay và cảng biển trên đó.

Philippines, một đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ, hôm 07/09, cũng đă khiến t́nh h́nh liên quan đến Biển Đông căng thẳng thêm trước cuộc họp giữa thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường và các nhà lănh đạo ASEAN. Phái đoàn Philippines đă công bố h́nh ảnh và bản đồ chứng tỏ điều mà họ cho là Trung Quốc đă tăng số lượng tàu gần băi cạn Scarborough, mà Trung Quốc đă mặc nhiên lấn chiếm năm 2012.

Bộ Quốc Pḥng Philippines đă bày tỏ nỗi « quan ngại sâu sắc » trước việc Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng cơ sở tại đấy. Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila dĩ nhiên đă phủ nhận cáo buộc trên, cho rằng Bắc Kinh chỉ duy tŕ một sự hiện diện nhất định của một dơn vị tuần duyên làm nhiệm vụ thực thi pháp luật mà thôi.

Động thái tố cáo Trung Quốc của Philippines được đưa ra sau khi Manila gây căng thẳng với Hoa Kỳ, với việc tổng thống Philippines công khai lên tiếng thóa mạ đồng nhiệm Mỹ, kéo theo việc hủy bỏ một cuộc họp tay đôi giữa hai tổng thống.

Tuy vậy, tại Vientiane, hai ông Obama và Duterte đă có một số dấu hiệu giảm nhiệt vào tối 07/09 khi tṛ chuyện với nhau một thời gian ngắn, và nói bông đùa với nhau khi chuẩn bị vào ghế ngồi dự tiệc chiêu đăi của nước chủ nhà.

Trong tư cách tổng thống Mỹ, Obama đă thực hiện 11 chuyến đi thắm châu Á, nhưng các chuyến công du này thường hay bị các sự kiện tại Mỹ hay tại các nơi khác trên thế giới khuấy động.

Ngoài ra, ông cũng không hoàn thành được cao vọng là thúc đẩy được việc phê chuẩn hiệp ước thương mại xuyên Thái B́nh Dương TPP, để làm ṇng cốt cho chiến lược xoay trục qua châu Á. Triển vọng Quốc Hội Mỹ phê chuẩn TPP ngày càng mờ nhạt, trong lúc cả hai ứng cử viên tổng thống chính đều lên tiếng chống lại hiệp định này.

Cho dù vậy, tại Lào, ông Obama vẫn không chịu thúc thủ : « Tôi đă từng nói trước đây và tôi sẽ nói một lần nữa : Thất bại trong việc thúc đẩy TPP... sẽ gây nên mối hoài nghi về tư thế lănh đạo của nước Mỹ. Đối với tôi, TPP quan trọng cho cả khu vực lẫn Hoa Kỳ ».

 

 

Trở lại