Tập Cận B́nh Thất Bại Nặng
Vi Anh


Sơ kết ba năm cầm quyền của Chủ Tịch Tập cận B́nh [CT B́nh] là ba năm thất bại nặng về bang giao. Trung Cộng [TC] thêm thù bớt bạn, chưa bao giờ cô đơn như bây giờ.

Chiến lược đông tiến của CT B́nh xâm lấn biển đảo của các nước Á châu Thái b́nh dương, đặc biệt là Biển Đông làm cho TC càng ngày càng cô đơn. Nó giúp cho Mỹ thêm chánh nghĩa chuyển trục quân sự về Á châu Thái b́nh dương. Đa số các các nước trong và ngoài vùng ủng hộ và tham gia liên minh với Mỹ.

Túi tham không đáy về biển đảo của TC, hành động xâm lấn hung hăng, táo bạo, hù dọa và thái độ ỷ mạnh hiếp yếu của TC đối với các nước láng giềng và manh tâm của TC khống chế tự do hàng hải ở Á châu Thái b́nh dương, làm cho cộng đồng thế giới coi TC là một chế độ “côn đồ”.

Đến đỗi CS Bắc Hàn vốn là trái độn cho TC đối với lực lượng Mỹ ở Nam Hàn, cũng chịu không nổi gọng kềm của TC. Khiến Kim Yung Un phản ứng, không nghe chỉ đạo của TC. TC gởi đặc phái viên qua th́ Kim Yung Un diễu cợt lời khuyên của CT B́nh. Khi đại diện của CT B́nh về mới xuống máy bay th́ Kim Yung Un tuyên bố sẽ thử nguyên tử và hoả tiễn. CS Bắc Hàn cứ thử hoả tiễn, nguyên tử cả 5 lần, tạo lư do cho Mỹ và Nam Hàn bố trí hệ thống lá chắn hoả tiễn THAAD, áp sát tuyến lửa thêm gần TC và cho phi cơ chiến lược B1 và B2 đến giúp Nam Hàn.

TC áp lực với Nam Hàn nhằm gây chia rẽ đồng minh Mỹ-Hàn, nhưng bị phản tác dụng thê thảm. TC hù doạ đánh phá kinh tế, chống các ngôi sao nhạc pop của Nam Hàn nếu để Mỹ bố trí dàn hoả tiễn THAAD. Nhưng quyết định bố trí dàn hoả tiễn lá chắn THAAD của Mỹ vào Nam Hàn được chánh quyền và nhân dân Nam Hàn coi là hành động làm bang giao hai nước Mỹ- Hàn thân thiện, tin tưởng, gắn bó nhau hơn.

Phi luật tân là một nước ngán TQ nên đuổi Mỹ ra khỏi xứ, khỏi hai căn cứ chiến lược hải quân Bay Subic và không quân Clark Field sau khi Mỹ bỏ rơi đồng minh VNCH. TQ gần đây xâm lấn một phần vùng băi cạn Scarborough của Phi. TC chơi bức ngăn đường tiếp tế cho tiền đồn của Phi. Phi phải kiện ra Toà Trọng Tài Thường Trực. Cái sảy nẩy cái ung. Toà PCA phán quyết bác bỏ toàn bộ những công tŕnh TC xâm lấn biển đảo trong vùng biển Á châu Thái b́nh dương. Không những trên đảo đă chiếm, mà trên băi đá TC cũng đổ tiền ra xây lấp làm phi trường, hải cảng, cơ quan quân sự với hệ luỵ là TC hoàn toàn mất chủ quyền bên trong 12 hải lư và đặc quyền kinh tế 200 hải lư mà TC tuyên bố. Phán quyết đă bác bỏ bản đồ h́nh lưỡi ḅ dùng làm cơ sở cho các đ̣i hỏi về những đảo và đá đang có tranh chấp, cũng như khẳng định 85% diện tích Biển Đông là thuộc về chủ quyền lănh thổ của Trung Quốc. Đây là một thất bại nặng nề, thê thảm nhứt, dù TC nói ngang phủ nhận thẩm quyền và phán quyết của PCA, nhưng hầu như cả thế giới thừa nhận phán quyết này, khiến trong 12 con giáp TC không giống con nào cả v́ hành động trái tập tục ngoại giao của thế giới, trái lời cam kết của TC kư gia nhập và UNCLOS.

Đối với Nhựt, TC cũng thất bại lớn. TC khuấy rối đảo Senkaku của Nhựt mà TC gọi là Điếu Ngư để thử coi Mỹ có thể hiện cam kết bảo vệ lănh thổ của Nhựt không. Hồi tháng 04/2014, trong chuyến thăm Nhật Bản, TT Obama đă nói rơ là điều 5 trong thỏa thuận liên minh Mỹ-Nhật được áp dụng đối với vùng quần đảo Senkaku.

Vấn đề TC tranh chấp đảo Senkaku/Điếu ngư tạo điều kiện cho chánh quyền Hành pháp, lưỡng viên Quốc Hội Nhựt diễn giải lại Hiến Pháp cho phép Nhựt tiến hành pḥng vệ tập thể và đạt được các nguyên tắc chỉ đạo pḥng thủ Nhật–Mỹ năm 2015, thừa nhận Nhật Bản có vai tṛ to lớn hơn đối với an ninh khu vực. Nhờ vậy Nhựt lập lại Bộ Quốc Pḥng, tăng cường, hiện đại hoá quân đội, tạo ảnh hưởng quân sự, viện trợ quân sự, giúp tàu bè tuần duyên cho các nước Đông Nam Á.

Nhựt, Mỹ, Úc phát triển liên minh quân sự với các nước trong vùng Á châu Thái b́nh dương. Nhựt trở thành đối thủ đáng gờm của TC. Nhựt từng đánh chiếm Trung Hoa trong Thế Chiến 2. Ngày 15/9, Thủ Tướng Nhựt Abe và tân Bộ Trưởng Quốc Pḥng Nhựt Tomomi Inada lập trường cứng rắn với TC công du Mỹ, công bố tại Washington, rằng Nhựt sẽ tuần tra chung với Mỹ.

Vấn đề TC xâm lấn Biển Đông của VN làm cho VNCS là nước đồng chí CS với TC làm cho VSVN bằng mặt, chớ không bằng ḷng với TC. Đa số thành phần của Nhà Nước xích lại gần với Mỹ. Nội bộ Đảng CSVN phân hoá, kẻ hướng về Mỹ, kẻ hướng về TC. Lần đầu tiên trong Đảng Nhà Nước CSVN hai lập trường âm ỉ chống đối nhau. Phía Nhà Nước TT Nguyễn tấn Dũng gần 9 năm cầm quyền chủ trương đi với Mỹ để thoát Trung về kinh tế và chánh trị. C̣n Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng chủ trương đi với TC, Ông đă thắng trận đầu, loại TT Dũng. Nhưng cuộc đấu đá, cuộc giải quyết mâu thuẫn giữ hai phe CS Miền Nam hướng về Mỹ và Miền Bắc hướng về TC đang trở thành đợt sóng ngầm. Thỉnh thoảng người ta thấy bọt biển nổi lên. Đó là ám sát chánh trị như ở Yên Bái ám sát một lần một bí thư tỉnh ủy, một chủ tịch hội đồng tỉnh. Như tỉnh uỷ tỉnh Hậu Giang biến cái sẩy nẩy thành cái ung để loại trừ một “con ông cháu cha” CS Bắc Việt là Trịnh xuân Thanh được điều vào làm Phó Chủ Tịch Uỷ Ban Hậu Giang. Chỉ cần x́ tin lên báo Ô. Thanh đă dùng bản số xe công cho chiếc xe tư th́ tiêu diêu sinh mạng chánh trị của một người CS Bắc Việt ỷ quyền Đảng điều vào làm “cha” người Nam như Đinh la Thăng ở Saigon vậy. Ô Thanh trốn và cho báo Thanh Niên tin Ông bỏ Đảng v́ chống Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng lợi dụng xảo thuật đả hổ diệt ruồi để triệt hạ vi cánh của đối thủ Nguyễn tấn Dũng.

Không những TC thất bại ngoại giao ở Á châu Thái b́nh dương, Úc châu và Ấn mà c̣n thua nặng với Tây Phương. Úc tuyên bố tuần tra Biển Đông chung với Mỹ. Ấn viện trợ quân sự cho CSVN hết 100 triệu này tới nửa tỷ Đô la khác để CSVN tăng cường và hiện đại hoá lực lượng pḥng vệ biển đảo, như mua tàu chiến, hoả tiễn, v.v…

Liên Hiệp Châu Âu đă bác bỏ đề nghị của TC yêu cầu được hưởng «quy chế nền kinh tế thị trường» trong Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ khởi động cơ chế chống bán phá giá do việc Trung Quốc sản xuất dư thừa thép và các sản phẩm khác.

C̣n về tai tiếng, th́ Chủ Tịch Tập cận Binh bị coi là Hitler ở Á châu. Tổng thống Philippines Benigno Aquino trong chuyến viếng thăm Nhật Bản đă gọi Tập cận B́nh là Hitler ở Á châu, và so sánh các hành vi của TC tại Biển Đông với chủ nghĩa bành trướng của Đức quốc xă dẫn đến cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai.

Theo ghi nhận của báo Pháp Le Monde, Ô.Tập Cận B́nh rất thiết tha với niềm tin và quyết chí «Đại phục hưng dân tộc Trung Hoa». Bài diễn văn đầu tiên Ông đọc trước báo chí và công chúng sau khi Đảng CS/TQ cử Ông làm Chủ Tịch Đảng và Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, Chính Ô. Tập cận B́nh nhân cách hoá ḿnh với giấc mơ “đại dân tộc Trung Hoa”, như Hitler coi dân tộc Đức Aryen là thượng đẳng có nhiệm vụ thống trị các dân tộc khác. Nên Hitler cho giết hàng triệu dân Do Thái bằng ḷ thiêu, thống trị dân Pháp, đánh dân Anh. Như TC thôn tính phần lớn đất của dân Tây Tạng, toàn bộ nước Đông Thổ làm thành hai tỉnh của TC./.(Vi Anh)

Trở lại