Quyền lực mềm và bén của Trung Quốc

Joseph S. Nye

TS.Đỗ Kim Thêm dịch

 

 (Lời người dich) Dù luôn noi theo gương của Trung Quốc, nhưng Việt Nam sử dụng quyền lực mềm và bén hoàn toàn khác biệt.

Không giống như các hoạt động của Học viện Khổng Tử Trung Quốc gây nhiều tranh luận, Viện Trần Nhân Tông và Giải Hoà giải và Yêu thương của Việt Nam đă chết yểu trong quên lăng. Các chương tŕnh giao lưu văn hoá và hợp tác lao động tạo thêm các cuộc điều tra h́nh sự cho người Việt nhiều hơn. Hậu qủa của nền giáo dục lạc hướng là Việt Nam đă không có và sẽ không thể đào tạo được những chiến sĩ văn hoá biết khai thác các giá trị truyền thống dân tộc với 4000 văn hiến như là quyền lực mềm để tăng cường sức mạnh ngoại giao cho đất nước.

Tùy tiện từ chối việc thị thực nhập cảnh, ngăn chận quyền truy cập thông tin và công khai thoá mạ thô tục thành một binh pháp mới trên không gian mạng, tất cả những việc làm dập tắt những lời chỉ trích chế độ không phải là cách sử dụng khôn khéo về sức mạnh mềm của Việt Nam để tăng sự thu hút của quốc tế.

Ngược lại, đă bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và không xin lổi việc vi phạm chủ quyền an ninh lănh thổ, bất chấp hậu quả trong mối bang giao Đức-Việt, mà Việt Nam c̣n dám lừa dối công luận khi đề cao việc tự nguyện đầu thú. Dẫn độ Vũ Nhôm và dùng tiền mua chuộc Singapore là bất chấp thiệt hại kinh tế tương lai mà dân chúng phải gánh chịu. Cả hai việc liều lĩnh này cho thấy Việt Nam tiến xa hơn Trung Quốc khi thiếu hiểu biết và tận dụng các quyền lực bén, vượt qua giới hạn khả chấp của một chính sách ngoại giao tương kính, làm cho đất nước bị cô lập và ô danh trong khi đang cần gây tín nhim hơn cho các đối tác quốc tế.

Tất cả các quyết định không sáng suốt này làm cho chuột không thể nào chết hết và b́nh đă vỡ từ lâu. Tổn thương danh dự cho đất nước và thiệt hại kinh tế cho toàn dân là thảm hoạ của Việt Nam khi sử dụng quyền lực mềm và bén, đó là các luận điểm mà Joseph S. Nye không đề cập đến trong bản dịch sau đây.   

***

Trung Quốc đă đầu tư hàng tỷ đô la để tăng cường quyền lực mềm, nhưng gần đây họ đă bị phản đối dữ dội ở các nước dân chủ. Một báo cáo mới đây của Tổ chức National Endowment for Democracy lập luận là chúng ta cần suy nghĩ lại về sức mạnh mềm, bởi v́ “từ vựng của khái niệm này đă được sử dụng từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, dường như nó không c̣n phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.“

Báo cáo mô tả về những ảnh hưởng của chế độ độc tài mới đang được cảm nhận trên khắp thế giới như là "quyền lực bén". Một bài báo gần đây làm chủ đề chính của Tạp chí The Economist đă định nghĩa "quyền lực bén" là sự phụ thuộc vào "việc lật đổ, bức hại và áp lực, nó kết hợp để thúc đẩy việc dành quyền tự kiểm soát". Trong khi quyền lực mềm khai thác sức hấp dẫn của văn hoá và các giá trị để tăng cường sức mạnh của đất nước, th́ quyền lực bén giúp cho các chế độ độc tài gây sức ép các hành vi ở trong nước và làm lũng đoạn các quan điểm ở ngoài nước.

Thuật ngữ "quyền lực mềm" - khả năng gây ảnh hưởng đến người khác bằng cách thu hút và thuyết phục chứ không phải là lực mạnh của cưỡng ép và chi trả bằng tiền - đôi khi nó được sử dụng để mô tả bất kỳ việc hành sử quyền lực nào mà nó không liên quan đến việc sử dụng vũ lực. Nhưng đó là một sai lầm. Đôi khi, quyền lực phụ thuộc vào quân đội hoặc nền kinh tế của ai giành chiến thắng, nhưng nó cũng có thể phụ thuộc vào chuyện của ai thắng.

Chuyện táo bạo là nguồn của quyền lực. Thành công kinh tế của Trung Quốc đă tạo ra cả quyền lực cứng và mềm, nhưng trong giới hạn nội tại. Một chương tŕnh viện trợ kinh tế toàn diện của Trung Quốc qua h́nh thức Sáng kiến Vàng đai Con đường có vẻ như lành mạnh và hấp dẫn, nhưng nếu không là các điều khoản trở nên tác hại, như trong  trường hợp gần đây của một dự án bến cảng tại Sri Lanka.

Cũng tương tự như vậy, các cách hành sử quyền lực cứng khác thuộc về kinh tế làm cho các bài tường thuật về sức mạnh mềm của Trung Quốc giảm đi. Ví dụ như Trung Quốc đă trừng phạt Na Uy khi đă trao giải Nobel Hoà b́nh cho Lưu Hiểu Ba. V́ một cuốn sách phê b́nh Trung Quốc, Trung Quốc cũng dọa hạn chế việc thâm nhập thị trường Trung Quốc cho nhà xuất bản Úc.

Nếu chúng ta sử dụng thuật ngữ quyền lực bén là một biểu lộ ngằn gọn cho binh pháp thông tin, sự tương phản với quyền lực mềm sẽ trở nên hiển nhiên. Quyền lực bén là một loại sức mạnh cứng. Nó làm lũng đoạn thông tin vô h́nh, nhưng đặc tính vô h́nh này không phải là đặc điểm nổi bật của quyền lực mềm. Ví dụ như các mối đe dọa bằng lời nói đều là vô h́nh và cưỡng ép.

Khi tôi du nhập khái niệm quyền lực mềm vào năm 1990, tôi đă viết rằng đặc trưng của khái niệm này là do tinh thần tự nguyện và cách gián tiếp, trong khi quyền lực cứng dựa trên các mối đe dọa và tiền đút lót. Nếu ai đó dí súng vào người bạn, đ̣i tiền của bạn và lấy ví của bạn, những ǵ mà bạn nghĩ và muốn là chuyện không liên quan. Đó chính là sức mạnh cứng. Nếu họ thuyết phục bạn giao tiền của bạn cho anh ta, anh ta đă thay đổi những ǵ bạn nghĩ và muốn. Đó là quyền lực mềm.

Sự thật và cởi mở tạo ra lằn ranh phân biệt giữa sức mạnh mềm và bén trong sách lược ngoại giao công cộng. Khi Tân Hoa Xă, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc, phát tin công khai ở các nước khác, họ đang sử dụng các kỹ thuật thuộc về quyền lực mềm, và chúng ta nên chấp nhận điều đó. Khi Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc bí mật ủng hộ 33 đài phát thanh ở 14 quốc gia, họ đă vượt qua giới hạn của quyền lực bén và chúng ta nên bày tỏ đó là sự vi phạm tinh thần tự nguyện.

Dĩ nhiên, quảng cáo và thuyết phục luôn có liên hệ đến mức độ của vấn đề khuôn khổ, nó làm hạn chế tinh thần tự nguyện cũng như các đặc điểm cấu trúc của môi trường xă hội. Nhưng sự lừa dối cực kỳ đặt trong khuôn khổ có thể được coi như là cưỡng ép; mặc dù không có bạo lực, nó ngăn cản sự lựa chọn có ư nghĩa.

Các kỹ thuật của sách lược ngoại giao công cộng mà nó được nhiều người xem như là tuyên truyền, nó không thể tạo ra quyền lực mềm. Trong thời đại thông tin, các nguồn lực khan hiếm nhất là sự quan tâm và khả tín. Đó là lư do tại sao các chương tŕnh giao lưu phát triển việc tiếp xúc hai chiều và mối quan hệ cá nhân giữa sinh viên và các nhà lănh đạo trẻ thường là các khởi động có nhiều hiệu quả cho quyền lực mềm hơn, nói thí dụ như so với các chương tŕnh phát thanh chính thức.  

Từ lâu, Hoa Kỳ đă có các chương tŕnh cho phép các nhà lănh đạo trẻ tuổi ở nước ngoài đến thăm viếng, mà hiện nay Trung Quốc đă bắt chước thành công. Đó là một cách hành sử khôn khéo về sức mạnh mềm. Nhưng khi việc thị thực nhập cảnh bị thao túng hoặc quyền truy cập bị hạn chế để ngăn chận những lời chỉ trích và taọ dễ dàng cho quyền tự kiểm soát, thậm chí các chương tŕnh trao đổi như vậy cũng có thể đổi thành quyền lực bén.

Khi các nền dân chủ phản ứng lại quyền lực bén và binh pháp thông tin của Trung Quốc, họ phải cẩn thận để không nên phản ứng thái quá. Phần lớn các quyền lực mềm trong nền dân chủ do xă hội dân sự nắm, mà nó có nghĩa là sự cởi mở là một tài sản thiết yếu. Trung Quốc có thể tạo ra nhiều quyền lực mềm hơn nếu Trung Quốc sẽ nới lỏng một số sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng đối với xă hội dân sự. Cũng tương tự như vậy, làm lũng đoạn trong phương tiện truyền thông và ḷng tin cậy trong các kênh bí mật của truyền thông thường làm giảm đi sức mạnh mềm. Các chế độ dân chủ nên tránh sự cám dỗ để bắt chước những công cụ này của quyền lực độc tài.

Hơn nữa, việc xoá bỏ các công cụ quyền lực mềm và hợp pháp của Trung Quốc có thể phản tác dụng. Tạo ra quyền lực mềm thường được sử dụng cho mục đích cạnh tranh, thắng thua; nhưng nó cũng có thể có những khía cạnh tích cực.

Ví dụ như nếu cả Trung Quốc và Hoa Kỳ muốn tránh xung đột, các chương tŕnh trao đổi sẽ làm tăng sự thu hút của Mỹ đối với Trung Quốc, và ngược lại, sẽ có lợi cho cả hai nước. Và về các vấn đề xuyên quốc gia như biến đổi khí hậu, nơi cả hai nước có thể hưởng lợi từ hợp tác, th́ quyền lực mềm có thể giúp xây dựng ḷng tin và các mạng lưới tạo cho hợp tác như vậy là khả thi.

Trong khi cấm đoán những nỗ lực về quyền lực mềm của Trung Quốc sẽ là sai lầm, chỉ v́ đôi khi họ đổi thành quyền lực bén, điều quan trọng là theo dơi lằn ranh cách biệt này một cách cẩn thận. Ví dụ như Hanban, cơ quan chính phủ điều hành 500 Học viện Khổng tử và 1000 lớp học Khổng giáo mà Trung Quốc hỗ trợ trong các trường đại học và các trường học trên thế giới để dạy ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc, chúng ta phải chống lại sự cám dỗ nhằm hạn chế tự do học thuật. Việc vượt qua giới hạn này đó đă dẫn đến sự tan ră của một số Học viện Khổng tử.

Như những trường hợp như vậy chỉ rơ, biện pháp pḥng vệ tốt nhất chống lại việc Trung Quốc trong việc sử dụng các chương tŕnh quyền lực mềm thành quyền lưc bén là những bày tỏ cởi mở các nỗ lực như thế. Và đây chính là điểm mà các nền dân chủ có lợi thế.

***

Joseph S. Nye, Jr., cựu trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ và Chủ tịch Hội đồng T́nh báo Quốc gia Hoa Kỳ, là Giáo sư Đại học Harvard. Ông là tác giả của cuốn sách Is the American Century Over?

Nguyên tác: China’s Soft and Sharp Power

https://www.project-syndicate.org/.../china-soft-and-sharp-power 

Trở lại