BÀN CỜ THẾ Ở TRUNG ĐÔNG

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

AMERICAN F-35S DEPLOYED TO THE MIDDLE EAST (Jerusalem Post)

Netanyahu’s Victory in Israel Tells Us About the Balance of Power in the Middle East (Counterpunch)

Iranian lawmakers approve measure labeling US forces in Middle East terrorists (Hill)

Trump’s pick for top Middle East post set to advance (Al-monitor)

Dismay as Trump vetoes bill to end US support for war in Yemen (Guardian)

Egyptian parliament vote could keep Sisi in power until 2030 (Guardian)

Iraq's Place in the Saudi Arabian-Iranian Rivalry (National Interest)

Iran's Zarif urges countries to take position on U.S. step against Revolutionary Guards (Reuters)

Iran Is Peddling a Million Barrels of Oil Again. No One Wants It (Bloomberg)

KUSHNER’S MIDDLE EAST PEACE DEAL ASKS ALL SIDES TO COMPROMISE, BUT MAINTAINS ISRAEL’S SECURITY (Newsweek)

 

BÀN CỜ THẾ Ở TRUNG ĐÔNG

Đại-Dương

Khu vực Trung Đông luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột triền miên trên ba yếu tố chính: tôn giáo, sắc tộc, bá quyền. Chưa có giải pháp nào duy tŕ được nền hoà b́nh vĩnh cữu cho Trung Đông.

Mọi biến động ở Trung Đông dù lớn hoặc nhỏ cũng đều có sự tham dự của các cường quốc Phương Tây mà bây giờ lại thêm Trung Quốc nên t́nh h́nh sẽ muôn phần phức tạp.

Hồi giáo có hai nhánh chính và nhiều nhánh phụ. Nhưng, mối thù giữa Sunni chiếm 80% và Shia 20% tín đồ Hồi giáo toàn cầu gay gắt hơn cả do tham vọng bành trướng và chiếm hữu lẫn nhau.

Dân tộc Do Thái đă về lại Trung Đông năm 1948 sau 2,000 năm lưu vong và bị kỳ thị khắp nơi nên 8 triệu người Do Thái và một số tương tự sống trên quả địa cầu quyết tâm và dùng tài trí để trụ vững tại vùng đất tổ tiên. Họ không thể bị lưu vong một lần nữa nên luôn luôn có những quyết định táo bạo bất chấp sự phản đối từ thiên hạ. Dân tộc Do Thái đă có quốc gia Israel để tự hào nên phải sống hoặc chết chứ không hề lập lại thảm kịch 2,000 năm trước.

Các quốc gia Hồi giáo Sunni chiếm đa số ở Trung Đông, nhưng, thiếu đoàn kết nên chưa thành một sức mạnh cần thiết để chống lại tham vọng bành trướng của Hồi giáo Shia do Iran cầm đầu.

Trung Đông từng là nơi để Châu Âu xâu xé, cai trị, bóc lột được Hoa Kỳ công nhận như các quốc gia có chủ quyền và tự chủ làm cho các Đế quốc Châu Âu mất hy vọng thống trị và khai thác.

Chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Donald Trump đến Á Rập Saudi đă được các nguyên thủ 52 quốc gia Trung Đông hội kiến và chấp nhận chính sách không can thiệp vào vấn đề nội trị và giao dịch trên tinh thần b́nh đẳng. Chủ trương rơ ràng của Hoa Kỳ đă giúp cho nhiều nước ở Trung Đông loại trừ thành phần Hồi giáo cực đoan, tái lập nền an ninh quốc gia.

Tổ chức Hồi giáo cực đoan (ISIS) hoành hành khắp Trung Đông, đặc biệt ở Iraq và Syria, suốt 8 năm cầm quyền của Tổng thống Barack Obama, đă tan ră từ giữa năm 2018. Hoa Kỳ tiếp tục trợ giúp kỹ thuật tác chiến, tiếp liệu, cung cấp t́nh báo để các nước Hồi giáo Sunni truy lùng, tiêu diệt ISIS, đồng thời tăng cường sức mạnh quân sự cho họ.

Chiến tranh Iraq và Syria tạo điều kiện cho Iran thực hiện tham vọng bành trướng khi đưa Vệ binh Cách mạng Iran (Qods hoặc IRGC) tham chiến vào hai nước. Iran xuất cảng Cách mạng Hồi giáo đến Lebanon (Hezbollah), Yemen (Houthi).

Qods là một lực lượng vũ trang thiện chiến, có nhiệm vụ bảo vệ chế độ giáo quyền và xuất cảng ư thức hệ mà không có nghĩa vụ ǵn giữ sự toàn vẹn lănh thổ. Qods kiểm soát hầu hết các lĩnh vực kinh tế chiến lược nên trung thành tuyệt đối với Đại Giáo chủ (Ayatollah).

Các cường quốc Châu Âu muốn giảm bớt hoặc loại trừ ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Trung Đông qua ngả Iran để có lợi thế khai thác “vàng đen” và đáp ứng nhu cầu xây các nhà máy điện hạt nhân bằng Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA).

Trước mối nguy cơ gia tăng từ Iran buộc Tổng thống Trump phải hành động để bảo vệ các đồng minh ở Trung Đông và ngăn chặn tham vọng bành trướng, bá quyền Iran.

Chính quyền Trump đă chỉ định IRGC như một tổ chức khủng bố thi hành lệnh của Tehran sẽ tạo ra các hiệu ứng: (1) Nga, Trung Quốc, Châu Âu gặp khó khăn về ngoại giao v́ có thể bị cáo buộc hợp tác với nhà nước khủng bố. (2) Các nhà đầu tư, thương gia có thể bị trừng phạt theo luật chống khủng bố. (3) Giúp cho Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu tái đắc cử lần thứ năm.

Lập tức Tehran chỉ định Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM) như một tổ chức khủng bố. Ngoại trưởng Iran, Mohammad Zarif khẩn cầu Liên Hiệp Quốc và các quốc gia khác lên án Hoa Kỳ mà chưa thấy ai rục rịch.

Hôm 17/04/2019, Tổng thống Donald Trump đă phủ quyết Dự luật chấm dứt sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Saudi trong cuộc chiến Yemen được lưỡng viện Quốc hội thông qua. Tổng thống giải thích: “Nghị quyết này là một nỗ lực nguy hiểm và không cần thiết, nhằm làm suy yếu thẩm quyền hiến định của tôi, gây hại tới cuộc sống của công dân Mỹ và các viên chức dũng cảm, cả hôm nay và trong tương lai”.

Iran kiểm soát Syria ở phía Bắc và Yemen ở phía Nam như một gọng kiềm nhằm bóp nghẹt các quốc gia Hồi giáo Sunni và Israel buộc Hoa Kỳ và đồng minh, đối tác ở Trung Đông hành động: (1) Lần đầu tiên Tiêm kích cơ Tàng h́nh F-35A của Không quân Mỹ đă trú đóng tại Tiểu Vương quốc Á Rập Thống nhất (UAE) nằm ở phía cực Nam của Vịnh Ba Tư (c̣n gọi là Vịnh Á Rập). Tham mưu trưởng Không Quân Mỹ, Tướng David Goldfein tuyên bố: “F-35A giúp chúng ta ưu thế không trung đối với bất cứ mối đe doạ nào”. (2) F-35A sẽ bảo vệ Vịnh Á Rập và Biển Đỏ, đe doạ Iran, yểm trợ Saudi tại Yemen và các đồng minh đối tác của Mỹ tại Trung Đông. (3) Chuẩn bị bán F-35A cho UAE.

Toà Bạch Ốc kêu gọi Thượng viện giải quyết hồ sơ 61 viên chức các cấp cho Bộ Ngoại giao đă được đề nghị nên trong tuần qua đă có 23 ứng viên thông qua tiểu ban để đưa ra biểu quyết, kể cả Đặc phái viên John Abizaid tại Saudi, Đại sứ Matthew Tueller ở Iraq, Đại sứ Jonathan Cohen tại Liên Hiệp Quốc kiêm Đặc phái viên ở Ai Cập.

Hôm 16/04/2019, Quốc hội Ai Cập đă chuẩn thuận Tu chính án Hiến pháp gồm 3 điểm chính: nâng nhiệm kỳ tổng thống từ 4 lên 6 năm, tỉ lệ phụ nữ lập pháp là 25%, tạo ra vai tṛ Phó tổng thống.

Tướng Abdel Fatah al-Sisi lật đổ Chính phủ thiên tả năm 2013 và được 97% phiếu bầu tổng thống đă ổn định t́nh h́nh rối loạn (2011-2013) ở Ai Cập và tái cử năm 2018 với số phiếu 97.8%. Như thế, Sissi có thể tại vị cho đến năm 2030 chứng tỏ dân chúng Ai Cập không chấp nhận tả phái.

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, Rick Perry đă bí mật cho phép các công ty bán công nghệ điện hạt nhân và cung cấp sự hỗ trợ cho Saudi để cạnh tranh với Đại Hàn và Nga. Thị trường điện hạt nhân rất béo bở ở Trung Đông nên Hoa Kỳ cần nỗ lực để có thể kiểm soát hặt chẽ hơn về quy định kỹ thuật hạt nhân.

Sức mạnh quân sự của Israel, Ai Cập, Á Rập Saudi, UAE ngày càng mạnh hơn có thể thúc đẩy thành h́nh một Liên minh với Mỹ chống lại Iran.

Hồi tháng hai-2019, Hoàng gia Á Rập Saudi đă bổ nhiệm Công chúa Reema bint Bandar làm Đại sứ tại Hoa Kỳ trong nỗ lực hàn gắn sức mẻ liên quan đến cái chết thê thảm của nhà báo Jamal Khashoggi.

Dính đ̣n cấm vận của Hoa Kỳ nên sàng chứng khoán Iran đề nghị bán 6 triệu thùng dầu hoả trong năm nay mà mới có một hợp đồng mua duy nhất 35,000 thùng.

Iran ngày càng bị cô lập trong khi quan hệ giữa Israel và Hồi giáo Sunni đang căi thiện đáng kể có thể dẫn tới hợp tác nhiều mặt trong mục tiêu duy nhất: triệt hạ Iran nếu Tehran chưa chịu thay đổi.

Đại-Dương

Trở lại