TRUNG ĐÔNG ĐANG LỘT XÁC

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

Iraqi grand ayatollah: I support the people, and they want change (Arab News)

Israel strikes Hamas sites after rockets fired in Gaza as cease-fire efforts at risk (TWP)

Iran's Khamenei backs fuel price hike, slams 'hooligans' (DW)

Iran protests: Fuel price rise shakes nation as demonstrations ignited (Independent)

U.N. Query on Syria Hospital Bombings May Be Undermined by Russia Pressure, Limited Scope (NYT)

The Logic Behind Obama's Controversial Syria Solution (National Interest)

Trump Isn't Serious About Removing U.S. Troops from the Middle East (National Interest)

 

TRUNG ĐÔNG ĐANG LỘT XÁC

Đại-Dương

Trung Đông từ ngàn xưa thường nằm trong tay bạo chúa hoặc giáo chủ, hoặc các đế quốc. Dân chúng h́nh như chẳng ảnh hưởng ǵ tới số phận của đất nước và dân tộc nên chiến tranh triền miên do các thế lực tranh giành quyền thống trị.

Đầu thế kỷ thứ 21, phải kể đến cuộc phiêu lưu mạo hiểm của nhị vị Tổng thống George W. Bush và Barack Obama.

Tổng thống George W. Bush vác cờ dân chủ ngao du Trung Đông từ năm 2003 đến 2011, đặc biệt chủ động trong cuộc Chiến tranh Iraq làm thiệt mạng khoảng 500,000 người, kể cả thường dân và tiêu tốn hơn 1,000 tỉ USD. Kết quả, các quốc gia Trung Đông chỉ có “nền dân chủ nửa vời” tạo điều kiện cho Tổ chức Khủng bố al-Qaeda hồi sinh.

Tổng thống Barack Obama, từng chỉ trích cuộc xâm lăng Iraq, vội vă rút quân khỏi Iraq trước thời hạn theo Thoả thuận kư giữa Hoa Kỳ và Iraq để theo đuổi đường lối “điều đ́nh chính trị” mà suốt hai nhiệm kỳ đă làm thiệt mạng 500,000 ở Syria. Tổng thống Obama giao cho Ngoại trưởng Hillary Clinton toàn quyền điều động lực lượng quân sự, ngoại giao tại Iraq và Trung Đông với kết quả một Đại sứ của Hoa Kỳ tại Lybia bị ISIS sát hại v́ Chính quyền Obama không can thiệp kịp thời.

Ngoại trưởng Clinton dành nhiều thời gian thuyết phục các dân tộc Trung Đông nổi dậy tạo nên Mùa Xuân Á Rập làm sụp đổ nhiều chính phủ Shia cũng như Sunni, trở thành hỗn loạn. ISIS nương theo đà này để phát triển lực lượng và củng cố vị thế lănh đạo.

Al-Qaeda từ 700 tay súng vào năm 2007 thành 40,000 với tên ISIS gần như sắp hạ bệ Chính phủ thân Iran của Tổng thống Bashar al-Assad, làm náo loạn Syria. ISIS tiến như chẻ tre, xoá sổ 4 sư đoàn thiện chiến nhất của Iraq, chiếm 3 thành phố lớn và quan trong của Iraq, đe doạ trực tiếp Thủ đô Baghdad. ISIS kiểm soát hơn 2/3 lănh thổ Syria, đe doạ sự tồn tại của Tổng thống Bashar al-Assad.

Tổng thống Obama tin vào “miệng lưỡi Tô Tần” để giải quyết cuộc xung đột thế kỷ Israel-Palestine và hoà giải giữa Iran và Khối Sunni tại Trung Đông. Tuy nhiên, Obama tỏ ra yếu đuối trước tính cách quyết đoán của Tổng thống Vladimir Putin nên mất dần ảnh hưởng vào “Chính sách Trung Đông” của cặp Obama-Clinton đă hoàn toàn phá sản vào năm 2016.

Trong khi tranh cử năm 2016, ứng viên Tổng thống Donald Trump đă kích kịch liệt cuộc chiến Iraq và tính do dự, nhút nhác của Obama đă đưa Mỹ sa lầy. Hai nhiệm kỳ Tổng thống Obama đă làm chết 500,000 dân Trung Đông. Di sản của Obama là một Trung Đông hổn độn. Đầu tiên, Obama kêu gọi thay đổi chế độ. Năm 2012, Obama vũ trang cho phiến quân, nhưng, họ lại mang vũ khí đi theo Al-Qaeda làm cho Hoa Kỳ nay ủng hộ, mai buộc tội các nhóm phiến quân là khủng bố. Giải pháp chính trị đă chuyển sang cho Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran-Assad.

Ông Trump chủ trương rút quân chính quy khỏi Trung Đông, nhưng, tiếp tục cuộc chiến chống ISIS bằng chiến tranh kỹ thuật cao phối hợp với lực lượng đặc biệt Mỹ nên chỉ một số ít binh sĩ, phương tiện chiến tranh đă giúp Iraq tái chiếm các thành phố và vùng lănh thổ đă mất. Trump đánh bại ISIS, kể cả xoá bỏ Thủ đô Raqqa của Nhà nước Hồi giáo (IS) trong ṿng hơn 2 năm với chi phí thấp chưa từng thấy; củng cố và tăng cường mối quan hệ đồng minh với Israel và Á rập Saudi nhằm ngăn chặn tham vọng của Iran và Nga. Mỹ trao lại quyền quyết định số phận cho các dân tộc Trung Đông.

Dư luận Mỹ chỉ trích dữ dội quyết định rút quân khỏi khu người Kurd ở Bắc Syria của Tổng thống Trump. Thực tế, Trump lừa ISIS để tiêu diệt Thủ lănh Mohammad Baghdadi và ngay sau đó điều động xe tăng từ Iraq lên trấn đóng hai giếng dầu ở Deir ez-Zor để khỏi bị cáo buộc có liên hệ tới cuộc biểu t́nh chống chính phủ Mahdi thân Iran. Như thế, Syria không thể làm chủ giếng dầu và Hoa Kỳ tiếp tục giúp người Kurd, từng hợp tác với Hoa Kỳ kết liễu số phận của Vương quốc Hồi giáo tự xưng. Hoa Kỳ cũng gửi 3,000 quân đến giúp Arab Saudi pḥng thủ hoả tiễn từ Iran.

Trump đồng ư cho Thổ Nhĩ Kỳ lập vành đai ở Bắc Syria để vừa bảo vệ một đồng minh NATO vừa xây khu tị nạn cho dân Trung Đông và Bắc Phi không phải mạo hiểm tràn ngập Châu Âu. V́ thế, những chỉ trích ban đầu đă lắng dịu. Liên Âu nên cám ơn Tổng thống Donald Trump.

T́nh h́nh Trung Đông tương đối lắng dịu sau khi Donald Trump làm chủ Toà Bạch Ốc. Tuy nhiên, vấn đề Palestine vẫn chưa được giải quyết do vướng mắc của Tổ chức Hamas do Tehran trợ. Các vụ tấn công giữa Israel và Hamas đă tiếp diễn, nhưng, c̣n trong ṿng kiểm soát. Chờ kết quả cuộc bầu cử sắp tới của Palestine nhằm hợp nhất Hamas và Fatah mới được Cố vấn Jared Kushner, con rễ của Tổng thống Trump thúc đẩy.

Nhưng, các dân tộc ở Trung Đông ngày càng ư thức rơ ràng: (1) Hoa Kỳ sẽ không bảo vệ họ vô-điều-kiện mà để cho các dân tộc đó tự dàn xếp số phận và mối tương quan lẫn nhau. (2) Hoa Kỳ chỉ bảo vệ đồng minh nào mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ. (3) Hoa Kỳ không cho phép Iran thống trị Trung Đông bằng cách phối hợp sức mạnh giữa Israel và các quốc gia Hồi giáo Sunni. (4) Người dân phải có quyền quyết định chính sách.

Baghdad và 9 tỉnh Miền Nam do ḍng Shiite cai quản đă phải chịu đựng các cuộc biểu t́nh rầm rộ phản đối Thủ tướng Abdul Mahdi thân Iran kể từ 1 tháng 10-2019 cùng các yêu sách chống tham nhũng, thất nghiệp, thiếu các dịch vụ căn bản hàng ngày; đ̣i tổ chức bầu cử sớm, giới chính trị phải ra đi, Nhưng, Mahdi chỉ đồng ư cải tổ mà không bầu cử sớm.

Đă có 300 người chết và 15,000 bị Mahdi giam giữ buộc Đại giáo chủ ḍng Shiite, Ali Al-Sistani phải lên tiếng trong buổi lễ cầu nguyện vào ngày Thứ Sáu mới nhất: “Ai đang cầm quyền mà tŕ hoăn cải cách chỉ là ảo tưởng v́ hậu quả của các vụ chống đối không giống như trước. Hăy cẩn thận”.

Lănh đạo Tối cao Iran, Ali Khamenei đ̣i chấm dứt các cuộc biểu t́nh ở Iraq và Lebanon, hàm ư cho phép Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran thi hành làm cho Al-Sistani tức giận.

Cuộc chiến Israel-Hamas lại bùng nổ có thể ảnh hưởng xấu tới cuộc bầu cử sắp tới của Palestine.

Tổng thống Iran, Hassan Rouhani tăng giá xăng dầu lên gấp đôi làm cho dân trong hơn 12 thị trấn xuống đường chống đối, riêng Thủ đô Tehran đă có 87,000 người tham gia trở thành bạo động với hơn 1,000 người bị bắt và khoảng 100 ngân hàng bị đốt cháy, đốt h́nh Khamenei. Iran có trữ lượng dầu hoả đứng hạng tư trên thế giới đă bị giá dầu thấp khiến cho 80 triệu dân Iran thấy tiền dành dụm bị bốc hơn, kiếm việc làm quá khó, đồng Rial bị sụp đổ làm cho tương lai mờ mịt.

Nga hăm hở nhảy vào Trung Đông có thể kéo theo Trung Cộng sẽ dữ nhiều, lành ít.

Tuy các quốc gia Trung Đông vẫn thuộc mô h́nh chính trị độc tài, nhưng, hoàn toàn khác hẵn với Nga và Trung Cộng nên họ rất khó hoà đồng trong cuộc sống, đặc biệt với thường dân cương quyết bảo vệ truyền thống tôn giáo và chủng tộc.

Trung Cộng đàn áp quyết liệt Hồi giáo ở Tân Cương, Phật giáo ở Tây Tạng như một hồi chuông báo động đối với Đạo Hồi Trung Đông và toàn thế giới.

Hoa Kỳ vẫn giữ các đồng minh chiến lược và các kho dầu hoả quan trọng mà không phải va chạm với mô h́nh chính trị ở Trung Đông.

Sau Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ không chiếm một tấc đất của bất cứ nước nào, kể cả ở Trung Đông. Trái lại, Trung Cộng và Nga đă cướp đất của các nhược tiểu và tiếp tục lăm le xâm lấn làm sao người dân Trung Đông có thể tin.

Dù muốn hay không, các dân tộc Trung Đông cũng phải dựa vào Hoa Kỳ để bảo vệ quốc gia.

Đại-Dương    

Trở lại