Những hạn chế trong chiến lược Syria của điện Kremlin

Minh Anh 

media

"Đại hội đối thoại quốc gia" Syria do Nga tổ chức tại Sotchi, ngày 30/01/2018.REUTERS/Sergei Karpukhin

Thất bại của « Đại hội đối thoại quốc gia » Syria do điện Kremlin tổ chức tại Sotchi, ngày 30/01/2018 cho thấy Nga bất lực trong việc t́m kiếm một giải pháp chính trị cho thảm họa Syria. Về chủ đề này, bài phân tích của tác giả Marc Semo trên báo Le Monde ngày 06/02/2018 điểm ra « Những hạn chế về chiến lược Syria của điện Kremlin ».

Theo tác giả, Matxcơva cũng tỏ ra bất lực trong việc buộc chế độ Damas đối thoại với phe đối lập trong nhiều ṿng đàm phán dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc. Tiến tŕnh ngoại giao bế tắc trong lúc xung đột quân sự đang biến chuyển một cách nguy hiểm.

Việc Nga điều động không quân và triển khai khoảng 5.000 quân nhân tại Syria từ mùa thu năm 2015 đă giúp cứu được chế độ Damas. Thế nhưng, bất chấp các nỗ lực, điện Kremlin vẫn không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng Syria.

Theo chuyên gia Bruno Tertrais, thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, từ 15 năm qua, Nga đă tỏ ra có hiệu quả qua các can thiệp quân sự vào khu vực thuộc ảnh hưởng của Liên Xô cũ, nhưng Matxcơva không thành công về mặt ngoại giao. Syria không phải là một cuộc xung đột mà người ta có thể làm « đông cứng lại », do liên quan đến nhiều tác nhân trong khu vực, khác với cuộc xung đột ở Gruzia hay Ukraina.

Nguy cơ bị sa lầy là có thực trong lúc thắng lợi của chế độ Damas có phần mang h́nh thức bề ngoài, ảo giác, bởi v́ đúng là chế độ Damas kiểm soát được một phần lănh thổ, ở miền trung, được coi là « cần thiết », nhưng chỉ chiếm không quá 50% diện tích đất nước với gần một nửa dân số. Phần c̣n lại phải bỏ cửa bỏ nhà ra đi hoặc lưu vong.

Một nhà ngoại giao Pháp phân tích, điều trớ trêu là Nga bị mắc kẹt do sự yếu kém của chế độ Damas. Nếu Matxcơva không ủng hộ nữa, chế độ Bachar Al Assad lại có nguy cơ sụp đổ và đó sẽ là một thất bại nặng nề đối với Nga. Đương nhiên, Matxcơva không tính đến khả năng này bởi v́ nhờ can thiệp vào Syria, Nga đă t́m lại được vị trí của ḿnh với tư cách là một tác nhân chủ chốt ở Trung Đông.

Thế nhưng, tổng thống Nga Vladimir Putin không có nhiều phương tiện để gây sức ép với chế độ Damas, cho dù khi đi thăm căn cứ không quân Hmeimim, Syria, hồi tháng 12/2017, nguyên thủ Nga đă nhắc lại rằng các điều kiện đă được hội tụ đầy đủ để đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc.

Ṿng đàm phán tại Astana, Kazakhstan, do Nga cùng với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ cũng cho thấy rơ những hạn chế. Tại Idlib, phía tây bắc Syria, cũng như tại Đông Ghouta, ở cửa ngơ Damas - hai trong số bốn « vùng giảm leo thang » do ṿng đàm phán Astana lập ra - quân đội chính phủ Syria đă mở những cuộc tấn công trên quy mô lớn nhắm vào những thành tŕ cuối cùng của phe đối lập.

Thất bại của Nga trong lĩnh vực ngoại giao tạo cơ hội tái thúc đẩy ṿng đàm phán Geneve, trong khuôn khổ nghị quyết 2254 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tháng 12/2015. Văn bản này vạch ra lộ tŕnh thiết lập một chính quyền trong giai đoạn chuyển tiếp, soạn thảo một Hiến Pháp mới và tổ chức bầu cử dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Không có đầu tư của phương Tây và các nước vùng Vịnh, th́ không thể tái thiết được Syria.

Tuy nhiên, theo Le Monde, vấn đề chủ chốt hiện nay là Hoa Kỳ không có lập trường rơ ràng trong hồ sơ Syria, c̣n Pháp th́ tỏ ra bất lực. Tổng thống Pháp nhiều lần tuyên bố việc sử dụng vũ khí hóa học là vượt qua lằn ranh đỏ. Thế nhưng, vừa qua, Damas dường như vẫn tiếp tục dùng vũ khí hóa học tại Ghouta và Paris chỉ kêu gọi thành lập một liên minh đối tác quốc tế chống lại việc không trừng phạt sử dụng vũ khí hóa học.

Trở lại