SYRIA: CƯỜNG ĐỘ QUÂN SỰ GIA TĂNG

  KÉO THEO LẮM MẢNG MÂY MÙ

          Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Analysts: Israel’s headed to a war in Syria, and only Russia can stop it (Times of Israel)

It’s Hard to Believe, but Syria’s War Is Getting Even Worse (NYT)

UN investigating reports of chlorine attacks in Syria (CNN)

Syria chemical attack rockets ‘Made in Germany,’ report says (Fox News)

Israel launches 'large-scale' attack in Syria after fighter jet crashes (Guardian)

Turkey says to host Syria summit with Russia, Iran (AFP) 

           SYRIA: CƯỜNG ĐỘ QUÂN SỰ GIA TĂNG

                 KÉO THEO LẮM MẢNG MÂY MÙ

                                        Đại-Dương

Bản Phúc tŕnh An ninh Munich (Munich Security Report) công bố hôm 8 tháng 2 năm 2018 ghi nhận "thế giới đang đứng bên bờ vực thẳm và tiên đoán về thời đại đầy bất định ló dạng từ chân trời".

Trung Đông là một nơi bất định nhất thế giới khi các thế lực trong khu vực lẫn bên ngoài đang ra sức khai thác t́nh h́nh hỗn loạn và phức tạp nhằm phục vụ cho mục tiêu chiến lược dài hạn.

Mạc Tư Khoa chẳng những tham gia mà c̣n ôm tham vọng khống chế Trung Đông thông qua trục Iran-Nga-Syria, cộng thêm hai vệ tinh Hezbollah và Hamas. Ngoài ra, c̣n có đồng minh giai đoạn Thổ Nhĩ Kỳ.

Hoa Thịnh Đốn đă quy tụ 40 quốc gia có nhu cầu chống lại tổ chức Hồi giáo cực đoan ISIS (Daesh, IS) theo chủ trương tận diệt tổ chức khủng bố quốc tế. Đồng thời, ủng hộ các quốc gia Sunni và Israel chống lại chủ trương bành trướng của Iran.

Các quốc gia Sunni ở Trung Đông vừa chống ISIS, vừa lập pḥng tuyến ngăn chặn tham vọng bành trướng của Iran và ḍng Shia.

Tehran không muốn giải pháp chính trị cho Syria v́ sợ làm suy yếu tới mục tiêu chiến lược nên rất cần Nga để yểm trợ cho tham vọng vai tṛ minh chủ Trung Đông.

Bắc Kinh và một số quốc gia đang ngấp nghé thầu kiến thiết khi Syria đă ổn định, và đặt nền tảng cho việc cung cấp dầu hoả Trung Đông để không bị gián đoạn.

Thổ Nhĩ Kỳ tự phong cho vai tṛ đại diện ḍng Sunni để giải quyết cuộc nội chiến Syria nên phải dựa vào Nga, đồng thời mở rộng việc kiểm soát vùng Đông-Bắc Syria đang do Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) chiếm đóng.

SDF gồm có các chiến binh Kurd và Á Rập đă đóng vai tṛ chính trong việc đánh bại ISIS trong khu vực Đông Bắc Syria.

Suốt tám năm cầm quyền của Tổng thống Barack Obama đă biến Trung Đông và Bắc Phi như một ḷ lửa chiến tranh đủ các loại mà không quốc gia nào thực sự yên ổn bất chấp chính sách ngoại giao do Ngoại trưởng Hillary Clinton thi hành đă tốn biết bao nước bọt và tiền bạc của người Mỹ đóng thuế mà vẫn không ngăn được sự bành trướng, lớn mạnh của ISIS.

Lực lượng al-Qaeda chỉ c̣n 700 tay súng ở Iraq vào năm 2007 mà một nhóm đă tách ra thành ISIS có hơn 40,000 chiến binh, chiếm dễ dàng ba thành phố quan trọng, đánh tan bốn sư đoàn thiện chiến và lực lượng cảnh sát địa phương của Iraq năm 2014, kiểm soát phần lớn lănh thổ Syria.

Do có quá nhiều tay chơi trên bàn cờ Syria nên suốt bảy năm nội chiến đă cướp đi 400,000 sinh mệnh và 11 triệu dân bị buộc bỏ nơi sinh sống, lang thang và sống nhờ ḷng hảo tâm của nhân loại.

Bóng tối vẫn bao phủ Syria trong khi mỗi tay chơi cố  đạt được lợi ích chiến lược nhiều nhất nên khó t́m thấy giải pháp thoả đáng.

Sau khi một chiến đấu cơ F-16 của Israel bị hoả tiễn pḥng không Syria bắn hạ th́ Tel Aviv lập tức mở cuộc không kích dữ đội vào 12 mục tiêu ở Syria, bao gồm ba hệ thống pḥng không và bốn vị trí trong khu quân sự của Iran.

Israel đứng ngoài cuộc nội chiến Syria, nhưng, quyết ngăn chặn Tehran lập trục Iran-Syria-Hezbollah áp sát biên giới. Tel Aviv không muốn chiến tranh lan rộng nên yêu cầu Nga kiềm chế tham vọng của Iran.

Trái lại, nội chiến Syria đă thành cơ hội cho Iran bành trướng thế lực ḍng Shia, lại phù hợp với tham vọng khống chế Trung Đông của Nga nên bằng mọi giá phải vực dậy Chính phủ Bashar al-Assad để Nga và Iran làm bàn đạp địa-chiến-lược.

Thổ Nhĩ Kỳ dựa Nga để nhảy vào giải quyết bài toán Syria, trái với nguyện vọng của đa số quốc gia Sunni Trung Đông, đồng thời nhổ chiếc gai Lực lượng Bảo vệ Dân tộc Kurd (Y.P.G) trực thuộc Đảng Lao Động Kurdistan (P.K.K) bị đặt ngoài ṿng pháp luật. Thổ Nhĩ Kỳ từng bị chỉ trích đă làm nơi trung chuyển cho các loại quân khủng bố. 

Thổ Nhĩ Kỳ xua quân sang Đông Bắc Syria nơi có 30,000 quân Kurd và Á Rập cùng với 2,000 lính Mỹ đang tiếp tục hoạt động tiêu diệt ISIS. Tổng thống Erdogan yêu cầu Mỹ rút quân khỏi hai mục tiêu Afrin và Manbij mà Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang nhắm tới. Tuy nhiên, Trung tướng Paul Funk của Mỹ chịu trách nhiệm quân sự tại Iraq và Syria nói rơ: "Khi bị tấn công, chúng tôi sẽ đáp trả mănh liệt".

Lực lượng Dân chủ Syria là đồng minh đáng tin cậy và hữu hiệu của Hoa Kỳ trong chiến dịch trường kỳ chống Hồi giáo cực đoan nên không thể nhượng bộ yêu sách phi lư của Erdogan. Như thế, tham vọng mở rộng quyền kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ khó thành.

Nga tuy tích cực yểm trợ cho Assad, nhưng, không đủ sức xây dựng một lực lượng bao trùm Syria nên chỉ có thể bảo vệ được hải cảng LatakiaTartus thông ra Địa Trung Hải cùng một số phi trường. Do đó, quyền lực của Nga sẽ rất hạn chế tại Trung Đông.

Nga-Iran-Syria-Turkey đang cố t́m giải pháp cho cuộc nội chiến Syria nên đă quy định bốn vùng "xuống thang xung đột" gồm có bốn khu như Idlib, vành ngoài Thủ đô Damascus, miền Nam Daraa, thành phố Home. Thực tế, Nga và Syria tiếp tục tấn công Đông Ghouta, ngoại ô Damacus, nơi có 400,000 cư dân bị bao vây suốt bốn năm qua, bằng hoả tiễn chứa chất độc chlorine hôm 22 tháng Một và 2 tháng Hai. 

Hôm 6 tháng Hai, Phụ tá Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc, ông Panos Moumtzis chịu trách nhiệm điều hợp nhân đạo tại Syria kêu gọi các bên ngưng bắn một tháng v́ t́nh trạng vô vùng tệ hại chưa từng thấy ở nơi này.

Tổng thống Erdogan dự trù tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Iran-Turkey, nhưng, Mạc Tư Khoa chưa xác định ngày giờ.

Dù cho, Tổng thống Bashar al-Assad có đứng vững cũng không đủ khả năng b́nh định Syria và tái thiết khi các lực lượng đối lập vẫn thừa khả năng thực hiện chiến thuật du kích chiến và khủng bố.

Nga và Iran cố gắng tạo ảnh hưởng mạnh hơn tại Trung Đông, nhưng, khó tránh đụng độ và thù địch từ Khối Sunni.

Hoa Kỳ, Israel, khối Sunni cũng không thể nào nhượng bộ nên nội chiến Syria có thể châm ng̣i cho một cuộc chiến cấp vùng giữa Nga-Iran-SyriaHoa Kỳ-Israel-Sunni khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ bị rơi vào t́nh huống vô cùng khó khăn và bi đát.

                                  Đại-Dương

Trở lại