T̀NH H̀NH TRUNG ĐÔNG YÊN MÀ CHƯA ỔN

       Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

Rise and fall of Isis: its dream of a caliphate is over, so what now? (The Observer)

Military Strikes Continue Against ISIS in Syria, Iraq (Defense)

Russia accuses U.S.-led coalition of 'barbaric' bombing of Syria's Raqqa (Reuters)

US imposes new sanctions on Hezbollah (Al Jazeera)

IRAQ LAUNCHES NEW OFFENSIVES AGAINST KURDS (Jerusalem Post)

Saudi Arabia seeks new economy with $500b business zone with Jordan, Egypt (Reuters)

EU under mounting pressure to ban arms sales to Saudi Arabia (Guardian)

 

       T̀NH H̀NH TRUNG ĐÔNG YÊN MÀ CHƯA ỔN

                                     Đại-Dương

Các chiến binh Kurd thuộc Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Hoa Kỳ huấn luyện và trang bị đă giải phóng Thủ đô Raqqa của Vương quốc Hồi giáo (Islamic State, IS hay ISIS) ngày 17 tháng 10 năm 2017.

Cơn sóng thần ISIS tràn vào Trung Đông từ năm 2014 đă kiểm soát và đánh thuế khoảng 8 triệu người, gồm cả thành phố Raqqa ở Syria làm Thủ đô của Vương quốc Hồi giáo. Tại Iraq, ISIS đă chiếm 3 thành phố quan trọng, kể cả Mosul là Trung tâm thương mại lớn nhất, đánh bại 4 sư đoàn hàng đầu của Iraq; chiếm các giếng dầu và nhà máy lọc, nhiều kho lương thực, các ngă đường buôn lậu nhộn nhịp, nhiều khu chứa chiến cụ hạng nặng hiện đại.

Các chiến dịch được Tổng tư lệnh Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi tiến hành ở Syria và Iran mà kể từ năm 2014 đến nay đă làm chết hơn 60,000 chiến binh nên bây giờ ISIS chỉ tập trung vào các hoạt động khủng bố mà cũng gặp khó khăn. T́nh h́nh tuyển mộ các tay súng khắp thế giới cũng đă bị thu hẹp đáng kể do giới trẻ thất vọng với thực tế về sức mạnh của ISIS và lo sợ sức phản công rất hữu hiệu của lực lượng liên minh do Hoa Kỳ lănh đạo.

Tuy nhiên, Tờ Observer thuộc Tập đoàn Truyền thông The Guardian nhận xét “Raqqa đă sụp đổ, nhưng, cho rằng ISIS bị hạ gục th́ vẫn c̣n xa vời”. 

Chủ nghĩa Hồi giáo Cực đoan suốt 50 năm qua đă tạo ra 4 làn sóng bạo lực mà 2 vào các thập niên 1970, 1980, nửa năm đầu của 1990 xảy ra trong Thế giới Hồi giáo. Và, 2 từ giữa thập niên 1990 đến 2010 dính dáng đến Thế giới Hồi giáo và Tây Phương.

Như vậy, các nhóm Hồi giáo Cực đoan ở địa phương có thể trỗi dậy bất cứ lúc nào v́ Tổ chức al-Qaeda ngày càng mất uy tín và không kiểm soát, điều khiển được mọi hoạt động khắp thế giới.

Sau năm 2007, al-Qaeda ở Iraq chỉ c̣n 700 tay súng, nhưng, đến năm 2014 có một nhánh của Tổ chức này do al-Baghdadi chỉ huy đă làm mưa làm gió ở Iraq và Syria cho tới giữa năm 2017.

Khi Raqqa sụp đổ, Tổng thống Donald Trump tuyên bố “Chúng ta đă xé nát ISIS ở Trung Đông. Chúng có thể di chuyển đến nơi khác lại bị chúng ta đánh bại”.

Nhưng, cựu Bộ trưởng Quốc pḥng Ash Carter cho biết kế đánh bại ISIS được Chính phủ Obama thiết kế từ 2 năm trước.

Thực sự, kế hoạch đó không hữu hiệu v́: (1) Thái độ bất nhất của Obama đối với các nhóm chống Tổng thống Bashar al-Assad nên không thu hút được các chiến binh Sunni. Chính phủ Obama có kế hoạch tuyển mộ, huấn luyện, trang bị cho một lực lượng chống Assad với chi phí 50 triệu USD, nhưng, không tuyển mộ đủ các tay súng nên đành phải dẹp. (2) Tổng thống Obama trói tay giới lănh đạo quân sự nên tác động tới chiến trường bị hạn chế.

Chiến trường ở Iraq và Syria đă thay đổi nhanh chóng khi Tổng thống Trump cho phép các tư lệnh quân sự sử dụng mọi biện pháp cần thiết để đánh bại ISIS, đặc biệt trong cuộc tái chiếm ở Mosul (Iraq) và Raqqa (Syria).

Chủ tịch Uỷ ban Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Joseph Dunford Jr tuyên bố “Chiến dịch chưa chấm dứt và Mỹ không rời mắt Iraq, Syria nên mọi hoạt động truy sát ISIS vẫn tiếp diễn”. Các tay súng Hồi giáo cực đoan đến từ Tây Phương phải hồi hương khi tàn dư của Tổ chức này tản mác sang Châu Phi và Đông Nam Á.

Tham vọng chiếm Thành phố Hồi giáo Marawi có 202,000 dân ở đảo Mindanao để thiết lập Vương giáo Hồi quốc Á Đông đă bị bóp chết. Hoa Kỳ đang kết hợp kiểm soát chặt chẽ Biển Sulu nằm giữa Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Indonesia, một địa bàn hoạt động của buôn lậu, buôn người, hải tặc, chuyển quân, tiếp tế.

Mối hăm doạ của Hồi giáo Cực đoan tại Trung Đông đă lắng dịu nên tạo ra các vấn đề khác liên quan đến an ninh và phát triển ở Trung Đông.

Thứ nhất, sự can thiệp trực tiếp của quốc tế, đặc biệt Hoa Kỳ và Nga tại Trung Đông vừa mang tính chất hợp tác (chống ISIS) và đối đầu (giữa phe Sunni và Shia). Nga không thể nhả Syria v́ sợ mất thế chiến lược tại Trung Đông, nhưng, khó thoả thuận với Tây Phương. Một cuộc chiến uỷ nhiệm mới, rộng răi hơn được Mỹ và Nga tiến hành tại Trung Đông.

Nga. Iran, Syria đă loại Tổng thống Barack Obama ra khỏi bàn cờ Syria và Trung Đông, Nhưng, 59 quả hoả tiễn của Mỹ theo lệnh của Trump tấn công vào một phi trường quân sự của Syria đă chặn đứng tham vọng Putin.

Thứ hai, Á Rập Saudi mở Khu công nghệ và thương mại sử dụng năng lượng tái sinh mở rộng tới Ai Cập và Jordan với chi phí 500 tỉ USD và đă chỉ định Klaus Kleinfeld, một nhà kỹ trị người Đức điều khiển Dự án to lớn và đầy tham vọng này. Giai đoạn đầu của Dự án có thể hoàn tất vào năm 2025. Điều này đă chứng tỏ: (1) ISIS không c̣n là mối đe doạ đối với Trung Đông. (2) Sau cuộc chiến Israel-Á Rập năm 1967, chỉ có Ai Cập (năm 1979) và Jordan (năm 1984) kư Hiệp ước Hoà b́nh với Israel. Tất cả các quốc gia Trung Đông khác từ chối thiết lập bang giao với Israel. (3) Hy vọng Saudi sẽ công nhận Israel theo gương Ai Cập và Jordan.

Thứ ba, tinh thần thực dụng của Trump đă thể hiện rơ rệt nhất tại Trung Đông khi hợp tác hai nên cùng có lợi mà không rơi vào vết xe đổ của Obama cứ thích can thiệp vào sự nội trị của nước khác.

V́ thế, Tổng thống Trump đă cố xây dựng một liên minh cùng chung mục đích ngăn chặn tham vọng bành trướng, bá quyền của Iran, đồng thời, hạn chế ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông.

Trump chuẩn bị rút khỏi Thoả ước Nguyên tử Iran v́ nó không hợp hiến và chẳng mang lại lợi ích cho người Mỹ. Chính phủ Trump đă đưa Hezbollah vào danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế như một h́nh thức cuốn chiếu ảnh hưởng Iran tại Trung Đông.

Các quốc gia Sunni ở Trung Đông đang đoàn kết ngày càng khắn khít để cùng Israel chống Iran và Syria hầu mang lại nền hoà b́nh cho Trung Đông.

                                      Đại-Dương

 

Trở lại