AI SỢ AI VÀ AI CẦN AI TRONG NGUY CƠ XUNG ĐỘT MỸ-TRUNG

Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

Taiwanese plane maker AIDC to open region’s first F-16 fighter jet centre with Lockheed Martin (SCMP)

China’s navy drills in 4 regions show ability to counter US, observers say (SCMP)

Don’t Start a New Cold War with China (National Interest)

Could Russia side with the US and India against China? (SCMP)

From Hub to Network: A Transformation of U.S. Policy in the Indo-Pacific (Diplomat)

Esper Heads to the Pacific: What’s on the Agenda? (Diplomat)

Dual circulation’ strategy China’s message to US (Asia Times)

 

AI SỢ AI VÀ AI CẦN AI TRONG NGUY CƠ XUNG ĐỘT MỸ-TRUNG

Đại-Dương

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng tiến dần tới xung đột trên nhiều mặt trận như quân sự, chính trị, kinh tế có khả năng lôi kéo nhiều quốc gia cuốn theo chiều gió.

Giới học giả thế giới đang đoán non, đoán già hành động và phản ứng của Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận B́nh.

Về toàn-cầu-hoá

Trong bài “Dual circulation’ strategy China’s message to US” đăng trên The Asia Tinmes ngày 24-08-2020, Tác giả Bhim Bhurtel của Liên bang Cộng hoà Dân Chủ Nepal đă tán tụng Tập Cận B́nh sau khi Doanh nhân Donald Trump trở thành Tổng thông thứ 45 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ chủ trương “Make America Great Again” nên xứng đáng trong vai tṛ “Tổng giám đốc Toàn-cầu-hoá”. Tác giả cảnh cáo “Trung Quốc sẵn sàng hợp tác và phối hợp với Hoa Kỳ để quản lư thương mại và công nghệ toàn cầu. Nhưng, nếu cuộc chiến thương mại và công nghệ kéo dài, Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết nó”.

1- Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2016, Tập Cận B́nh đă “kiên quyết đứng lên với tư cách là người bảo vệ hàng đầu cho toàn-cầu-hóa và thương mại tự do, và là một nhà vận động chống chủ nghĩa biệt lập”.

Sự thực, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có những quy luật rơ ràng về giao thương, nhưng, Bắc Kinh không tuân thủ nghiêm chỉnh nên trở thành quốc gia bị kiện nhiều nhất sau khi gia nhập từ năm 2001. Hầu hết các quốc gia giao thương với Trung Quốc đều bị thâm hụt mậu dịch. Ai không trả được nợ bị Bắc Kinh buộc phải thế chấp chủ quyền hoặc quyền-chủ-quyền trong 99 năm. Bắc Kinh dùng hối lộ để thao túng các nền kinh tế khác. Bắc Kinh buộc các công ty ngoại quốc muốn làm ăn tại Hoa Lục phải tuân theo điều kiện không-phù-hợp với luật thương mại của WTO; không một quốc gia hoặc định chế quốc tế nào ở thế kỷ thứ 21 mà hành xử như Đế quốc Thuộc địa từ ngàn xưa.

2- Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng nhờ vào các hành động ăn cắp tài sản trí tuệ, đặc biệt của Hoa Kỳ. Các biện pháp chống lại “đạo chích Trung Quốc” đă đẩy Bắc Kinh vào thế thủ và bị cộng đồng quốc tế cô lập ngày càng triệt để hơn. Các ổ gián điệp của Bắc Kinh từ khắp nơi bị phá vỡ và cuộc tấn công vào lĩnh vực công nghệ sẽ đẩy Trung Quốc vào hoàn cảnh bị cô lập, chưa có lối thoát.

Trong bài “Don’t Start a New Cold War with China” trên The National Interest ngày 22-08-2020 của Tác giả Bonnie Kristian, từng có bài đăng trên làng báo Hoa Kỳ, viết “Những cuộc đấu khẩu nghiêm trọng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang chồng chất: Biển Nam Trung Hoa (SCS), quan hệ với Bắc Triều Tiên, đại dịch Virus Vũ Hán, diệt chủng Duy Ngô Nhĩ, bức bách dân chúng Hồng Kông, can thiệp bầu cử Mỹ, giám sát trên mạng xă hội của Hoa Kỳ … Điều đó là không cần thiết đối với an ninh của Hoa Kỳ … Trung Quốc là một cường quốc đáng kể chỉ tập trung vào các vấn đề nội bộ và khu vực không ảnh hưởng đến lợi ích của Hoa Kỳ - ngược lại, nó sẽ là một nguồn rủi ro đáng kinh ngạc”.

Thực tế, chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), được cộng đồng quốc tế soạn thảo suốt 10 năm mà Trung Quốc góp phần quan trọng cũng như phê chuẩn sớm nhất. Nhưng, Bắc Kinh tự vẽ Đường 9 đoạn không phù hợp với các quy định trong UNCLOS, chèn ép, bắt nạt các nước nhỏ bằng cách kiểm soát nghiêm ngặt vùng biển không thuộc thẩm quyền hợp pháp đă phơi bày tham vọng xấu xa của một Đế quốc Thuộc địa đă lỗi thời. Phán quyết ngày 12-07-2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) đă nêu rơ yêu sách của Trung Quốc trên SCS không có giá trị pháp lư.

Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế có lợi ích pháp lư trên “vùng biển quốc tế” nên chẳng quốc gia nào được quyền can thiệp. SCS không phải chiếc hồ của Trung Quốc và các quốc gia duyên hải trong khu vực v́ mỗi quốc gia chỉ có các quyền được quy định rơ ràng trong UNCLOS.

Như thế, Bắc Kinh làm càn chứ không phải Cộng đồng Quốc tế sai. Muốn giải quyết vấn đề chủ quyền trên biển phải dựa vào UNCLOS và PCA chứ không từ bất cứ nơi nào, kể cả Bắc Kinh.

Chuẩn bị đối đầu quân sự trên Biển Đông Á

Biển Đông Á gồm Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS) có các quốc gia duyên hải bao quanh theo chiều kim đồng hồ: Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Đại Hàn, Trung Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân, Brunei, Mă Lai Á, Indonesia, Tân Gia Ba, Việt Nam.

Bắc Kinh khó khống chế ESC v́ lực lượng Không Quân và Hải Quân của Nhật Bản hùng hậu, tiên tiến với Đệ thất Hạm đội Mỹ (mạnh nhất trong 11 Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ) trú đóng tại Yokosuka.

V́ thế, Bắc Kinh đang ra sức biến SCS thành chiến ao nhà qua chiến thuật bắp cải, tầm ăn dâu nhờ vào t́nh trạng “đèn nhà ai nấy rạng” của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á (Phi Luật Tân, Brunei, Mă Lai Á, Indonesia, Tân Gia Ba, Việt Nam) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Bắc Kinh đă và đang tiến hành chiến lược bành trướng bá quyền trên các mặt trận pháp lư (dùng khái niệm “Biển lịch sử” chống UNCLOS và PCA); chấp pháp (sử dụng Hải Quân, Hải Cảnh, Dân quân Biển kiểm soát toàn bộ 80% diện tích SCS; ngăn chặn hoạt động ngư nghiệp và khai thác dầu khí của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á); quân-sự-hoá (xây các đảo nhân tạo và biến thành pháo đài kiên cố; tập trận thường xuyên, chuẩn bị tuyên bố Vùng Nhận Dạng Pḥng Không -ADIZ-; thiết lập hệ thống căn cứ quân sự và tiếp vận thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI); trục xuất Hải quân Hoa Kỳ ra khỏi SCS.

Trong bài “China’s navy drills in 4 regions show ability to counter US, observers say” đăng trên The South China Morning Post ngày 24-07-2020 loan báo Hải quân Trung Quốc đang đồng loạt tập trận trên bốn vùng biển: hai ở SCS, một ECS, một tại bắc Hoàng Hải, một trong Vịnh Bột Hải như muốn trấn an dư luận quốc nội về khả năng đối đầu toàn diện trong trường hợp bị Hoa Kỳ tấn công, đồng thời gửi thông điệp cảnh cáo Hoa Kỳ và Đài Loan. Các cuộc tập trận kéo dài suốt tuẫn lễ cuối cùng của tháng Tám, riêng tại Vịnh Bột Hải (gần Bắc Kinh) sẽ chấm dứt vào cuối tháng 9. Cuộc tập trận qui mô gần Đài Loan đă diễn ra vào giữa tháng tám nhằm “bảo vệ chủ quyền quốc gia” nhân chuyến thăm Đài Bắc của Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ, Alex Azar.

Nhà B́nh luận Quân sự ở Hồng Kông, Tống Trung B́nh (Song Zhongping) nói rằng bất cứ cuộc chiến tương lai nào cũng xảy ra cùng lúc nên Bắc Kinh tổ chức tập trận pḥng thủ đồng loạt.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị kêu gọi Hoa Kỳ xuống thang tranh căi và ASEAN nối lại cuộc đàm phán Bộ Nguyên tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa (COD), đồng thời, đẩy mạnh hợp tác Trung Quốc-AEC.

Bắc Kinh đă đánh tráo nguyên nhân xung đột trong khu vực Biển Đông Á: (1) Áp dụng luật rừng xanh (mạnh được yếu thua). (2) Đ̣i chủ quyền vượt quá quy định của UNCLOS và chống lại phán quyết của PCA. (3) Lợi dụng thời gian đàm phán với ASEAN để mở rộng chủ quyền bất-hợp-pháp và áp dụng luật pháp tuỳ tiện. (4) Gây chia rẽ trong ASEAN bằng cách lợi dụng các quốc gia không tiếp giáp với SCS phản đối hành vi chống Trung Quốc. (5) Gán tội Hoa Kỳ gây bất ổn trên Biển Đông Á.

Ai cần ai?

Bắc Kinh cần Nhật Bản và Đại Hàn bớt thân thiện với Hoa Kỳ. Nhưng, Hoa Kỳ là yếu tố bảo vệ an ninh duy nhất cho Nhật Bản và Đại Hàn nên bất cứ ai lănh đạo cũng phải tăng cường mối quan hệ đồng minh chí cốt. Đài Loan trông cậy vào Hoa Kỳ và Nhật Bản để tồn tại nên phải gắn kết với đồng minh nếu không muốn lọt vào tay Bắc Kinh.

Bắc Kinh mua chuộc và chia rẽ giới lănh đạo Đông Nam Á. Nhưng, dân chúng vẫn mong được Hoa Kỳ bảo vệ an ninh và toàn vẹn lănh thổ mà vẫn có thể tiếp tục làm ăn với Trung Quốc. Đă đến lúc ASEAN không c̣n th́ giờ để chần chờ do dự mà phải lựa chọn giữa chủ quyền quốc gia và lợi ích kinh tế.

Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á đang cùng Hoa Kỳ và nhiều cường quốc trên thế giới đ̣i Trung Quốc phải tuân thủ Phán quyết ngày 12-07-2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển.

Hoa Kỳ cần các quốc gia duyên hải Đông Nam Á tăng cường khả năng quân sự đủ sức tự vệ để duy tŕ cán cân quân sự làm năn ḷng tham vọng vô bờ của Bắc Kinh. Hoa Kỳ sẽ không hành động đơn phương.

Bộ tứ Kim cương (QUAD) gồm có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Ấn Độ sẽ đóng vai tṛ chính trong việc duy tŕ quyền tự do hàng hải và bảo vệ các đồng minh, đối tác trung khu vực Ấn Độ Dương- Châu Á Thái B́nh Dương.

Pháp và Anh có song hành với QUAD để duy tŕ hoạt động hàng hải hợp pháp trên Biển Đông Á.

Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận B́nh đă gặp nhau 30 lần kể từ năm 2013 và ngày càng khắn khít trong tinh thần chống Mỹ. Nga cần tiền, Trung Quốc cần vũ khí tối tân. Nhưng, bắt đầu rạn nứt v́ các lư do: (1) Mạc Tư Khoa không thể đứng chung với Bắc Kinh để rơi vào trận chiến nguyên tử huỷ diệt với Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Mike Pompeo đă bày tỏ hy vọng cải thiện mối quan hệ với Nga. (2) Trung Quốc đang dấy lên yêu sách chủ quyền Vladivostok đă bị Nga Hoàng sát nhập vào năm 1860. (3) Mạc Tư Khoa chậm chuyển giao hoả tiễn cho Trung Quốc trong khi bán vũ khí tối tân cho Ấn Độ.

Bàn cờ Biển Đông Á mới sắp ra mà đă thấy cán cân nghiêng về phía các quốc gia muốn duy tŕ hệ thống luật pháp quốc tế và tập tục hàng hải trong cộng đồng nhân loại.

Đại-Dương    

 

Trở lại