BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU: THẢ MỒI BẮT BÓNG

                                                                   Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

Don’t like CO2? Advanced nuclear power is the answer (Asia Times)

Nuclear Powers the U.S. With Clean Energy (NEI)

 

                BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU: THẢ MỒI BẮT BÓNG

                                                         Đại-Dương

Tiến bộ khoa học dẫn loài người đến những nhu cầu khác xa thời ăn lông ở lỗ, hái lượm. Con người không c̣n co ro trong cái rét cắt da, đợt nóng chảy mỡ, ăn mọi sinh vật bắt được trong thiên nhiên.

Năng lượng giúp cho nhân loại thoát khỏi bóng đêm dày đặc nhờ năng lượng tạo ra những nhu cầu thiết yếu và thay đổi từng phút từng giây trên thế giới. Tin tức khắp thế giới được truyền đi bằng tốc độ ánh sáng nhờ năng lượng do con người sáng tạo.

Tuy nhiên, năng lượng cũng gây ra các thảm hoạ khó lường cho Trái Đất và Nhân Loại nên chọn lựa loại năng lượng nào ít gây thiệt hại nhất vẫn tiếp tục gây tranh căi trong dư luận quốc tế.

Hiện tại, loài người đang sử dụng các loại năng lượng hạt nhân, dầu hoả, than đá, gió, mặt trời, tái sinh, địa nhiệt với các tác động tới môi trường sống khác nhau. Mỗi loại đều được biện minh theo nhu cầu của kẻ thủ đắc nguyên liệu trong khi người tiêu thụ ngày càng tham gia vào các cuộc tranh luận nhằm bảo vệ quyền được thụ huởng năng luợng sạch hơn, rẽ hơn, an ninh hơn.

Nhà máy điện hạt nhân được xây dựng tại 31 quốc gia trên toàn thế giới từ 388 ḷ phản ứng hạt nhân đang hoạt động với tổng công suất là 333 GW (1 Gigawatts=1 tỉ watts). Năng lượng hạt nhân năm 1996 chiếm 17.6% điện toàn cầu đă giảm xuống 10.8% vào 2013. Hiện có 45 ḷ phản ứng hạt nhân đă không sản xuất điện, đa số của Nhật Bản, nhưng, nước này đang xét lại việc sử dụng năng lượng hạt nhân.

Năng lượng hạt nhân thân thiện với môi trường hơn hết. Mỹ có 104 ḷ phản ứng hạt nhân sản xuất 837 triệu KW/năm, chiếm 20% lượng điện tiêu thụ, Pháp 440 triệu, Nhật 264, Nga 177, Đại Hàn 142, Đức 140. Viện sĩ Anatoly Alexandrov cho rằng “nguồn năng lượng hạt nhân khổng lồ sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn cho nhân loại và giải quyết được một loạt các vấn đề cấp bách cho chúng ta”.

Số liệu từ Viện Năng lượng Hạt nhân (NEI) của Hoa Kỳ cho thấy hơn phân nửa “điện sạch” đến từ 104 nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ hoạt động 24 giờ trong một tuần lễ suốt 365 ngày đă chứng minh:

Điện hạt nhân sạch v́: (1) Không gây ô nhiễm có hại như carbon dioxide, nitrogen oxide, sulfur dioxide, hạt vật chất (particulate matter). (2) Một viên nhiên liệu uranium cở đầu ngón tay út tạo ra năng lượng tương đương một tấn than đá, 149 gallons dầu hoả, hoặc 17,000 cubic feet khí đốt thiên nhiên. Một ḷ phản ứng điện hạt nhân duy nhất tạo đủ điện cung cấp năng lượng cho 755,000 ngôi nhà mà không phát ra bất kỳ “khí nhà kính” nào. (2) Các nhà máy hạt nhân là nguồn điện hiệu quả nhất, hoạt động 24/7 với hệ số công suất trung b́nh hơn 92% mà chỉ tiếp nhiên liệu trong ṿng 2 năm một lần. (3) Công suất nhà máy điện hạt nhân không bị thời tiết ảnh hưởng như các loại năng lượng khác.

Năm 2018, nhân loại đă đầu tư 289 tỉ USD vào năng lượng tái tạo, đặc biệt dành cho năng lượng gió và mặt trời nhằm làm giảm khí CO2, nhưng, thực tế khí thải gia tăng không ngừng. Giới biện minh cho hâm nóng toàn cầu vẫn bịt mắt, che tai trước một thực tế phủ phàng liên quan đến hiệu quả của Thỏa ước Khí hậu Paris năm 2016.

Thoả ước này cho phép Trung Quốc (chiếm 30% lượng khí thải toàn cầu và Ấn Độ 9%) cùng với nhiều quốc gia có trữ lượng than đá được quyền sử dụng cho tới năm 2030.

Năm 2018, Trung Quốc xây dựng nhiều nhà máy điện chạy than đă đưa lên lưới 43 GW trong khi 123 GW đang xây và 200 GW được lên kế hoạch. Ấn Độ đang xây các nhà máy điện than với 36 GW sẽ tăng 24% điện than trong 3 năm tới. (b) Đức có 17 ḷ phản ứng, 8 đă đóng cửa, 7 sẽ ngừng vận hành 2022. Đức tạo ra 12% lượng điện từ ḷ phản ứng và hơn 40% từ than đá nên dư điện để bán cho các nước láng giềng. Như thế, trong tương lai gần sẽ chẳng có nguồn đầu tư nào vào năng lượng tái sinh nên loài người vẫn lệ thuộc vào than đá, dầu hoả và khí tự nhiên. Bá Linh, Bắc Kinh rao giảng về hâm nóng Trái Đất, nhưng, là thủ phạm làm gia tăng lượng khí thải toàn cầu.

Ngày 04/11/2019, Chính quyền Donald Trump đă chính thức thông báo rút khỏi Thoả ước Khí hậu Paris, nhưng, sẽ có hiệu lực từ 04/11/2020 dù Hoa Kỳ chiếm 15% lượng khí thải toàn cầu.  

Hai phần ba các ḷ phản ứng hạt nhân được xây dựng tại Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Trong tương lai sẽ có rất nhiều nhà máy điện hạt nhân mới được xây dựng, gây ra nhiều tranh căi làm dấy lên phong trào “có nên tiếp tục sử dụng điện hạt nhân hay không?”.

Hiện tại đă có 153 ḷ phản ứng hạt nhân ngừng làm việc, thời gian hoạt động trung b́nh của ḷ đó là 23 năm. Nhưng, trong 20 năm tiếp theo sẽ có thêm 8 ḷ phản ứng mới được xây dựng.

Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi nhằm giải quyết các vấn đề thiếu hụt năng lượng cho những vùng duyên hải xa xôi.

Các nhà khoa học ở Hoa Kỳ và Nhật Bản đang nghiên cứu phát triển những nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ với công suất từ 10-20 MW nhằm cung cấp nhiệt hoặc điện cho khu chung cư đơn độc, khu sản xuất riêng biệt, và gia đ́nh.

Năng lượng hạt nhân sử dụng ít nhân công hơn các loại năng lượng khác, không phát thải nhiều khí độc, không làm ô nhiễm môi sinh nên trở thành một yếu tố chuyển tiếp cần thiết trước khi năng lượng tái sinh đủ công suất phục vụ mọi hoạt động của nhân loại mà không biết đến lúc nào!

Con đường này vẫn c̣n vời vợi mà quan trọng nhất làm sao giảm lượng khí thải toàn cầu: (1) Chấm dứt việc xây ồ ạt nhà máy điện than, sử dụng “than sạch” cho các nhà máy điện than đang hoạt động. (2) Xây nhà máy điện hạt nhân, đồng thời, tái-hoạt-động cho các nhà máy điện hạt nhân đă ngừng.

Lịch sử nhà máy điện hạt nhân trên thế giới đă xảy ra 10 tai nạn hoặc hư hỏng xếp theo mức độ nghiêm trọng từ 1 đến 7 mà Chernobyl (Nga) năm 1986 và Fukushima (Nhật) năm 2011 ở mức 7 tồi tệ nhất, Tree Mile Island (Mỹ) năm 1979 ở mức 5.

Với những tiến bộ vượt bậc về khoa học, kỹ thuật có thể giúp cho nhân loại t́m được các phương án tối ưu cho mối quan hệ hỗ tương giữa năng lượng và môi trường.

Nhà máy điện hạt nhân là tiền đề cho vũ khí nguyên tử nên khó tránh khỏi mối ưu tư của nhân loại.

Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất đă ném 2 quả bom nguyên tử đầu tiên trên Xứ Phù Tang buộc Nhật Hoàng đầu hàng vô-điều-kiện dẫn tới chấm dứt Đệ nhị Thế chiến.

Liên Sô (và Nga bây giờ) có 6,500 vũ khí nguyên tử so với Mỹ 6,185 và Trung Quốc 290. Tương quan lực lượng nguyên tử khiến cho Nga, Mỹ chỉ dùng vũ khí nguyên tử như chiến lược răn đe chứ không thể sử dụng. Trung Quốc sợ bị tấn công nguyên tử nên Bắc Kinh tuyên bố “không sử dụng vũ khí nguyên tử đầu tiên” v́ biết khó tồn tại.

Bắc Triều Tiên doạ, nhưng, không bao giờ dám sử dụng vũ khí nguyên tử trong khi Bắc Kinh kiềm chế  B́nh Nhưỡng v́ sợ vạ lây.

Nhu cầu an ninh và phát triển toàn cầu đ̣i hỏi nhân loại phải t́m con đường tốt nhất để thẳng tiến. 

                                                             Đại-Dương

Trở lại