CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU: KỲ PHÙNG ĐỊCH THỦ DONALD TRUMP - TẬP CẬN B̀NH

Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

Tariffs can only make America poorer (Washington Examiner)

The week Trump drove the stock market nuts: Here's a play-by-play of how his trade war with China wreaked havoc and erased $1.4 trillion in market value (Business Insider)

U.S.-CHINA TRADE WAR COULD ‘PUSH THE GLOBAL ECONOMY INTO RECESSION,’ BANK OF AMERICA WARNS CLIENTS AMID TARIFFS HIKE (Newsweek)

US-China: the hardcore is yet to come (Asia Times)

China Names Its Trade-Deal Price as Trump Sets New Deadline (Bloomberg)

Rebecca Grant: For Trump, the China trade war began long ago – and this is a war he’s determined not to lose (Fox News)

Donald Trump to impose tariffs on remaining imports from China (DW)

Why Further U.S.-China Economic War Seems Certain (National Interest)

U.S.-China Trade Standoff May Be Initial Skirmish in Broader Economic War (NYT)

 

CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU: KỲ PHÙNG ĐỊCH THỦ DONALD TRUMP - TẬP CẬN B̀NH

Đại-Dương

Bàn cờ thế giới nổi bật trận đấu giữa hai kỳ phùng địch thủ: Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận B́nh vẫn tiếp diễn bằng chiến thuật đánh đánh, đàm đàm. Kẻ tám lạng, người nửa cân đă làm tốn biết bao nhiêu nước bọt và bút mực mà vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm.

Có ba vấn đề đan xen với nhau, rối như tơ ṿ mà hể gở được mối này lại chạm chỗ rối khác bởi v́ hai bên chưa thống nhất biện pháp giải quyết thoả đáng. Bên cạnh đó c̣n lắm kẻ cố t́nh thọc gậy bánh xe nhằm thu lợi.

Đàm phán thương chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đă tới ṿng thứ 11 vào ngày 10/05/2019 chẳng tiến tới mà c̣n thụt lùi.

Hoa Kỳ chủ trương giải quyết cuộc thương chiến bằng công cụ pháp lư quốc tế nhằm làm khuôn mẫu thương mại toàn cầu để bất cứ quốc gia nào cũng có thể bảo đảm được sự công bằng và b́nh đẳng, không phân biệt cường quốc hoặc nhược tiểu. Bắc Kinh muốn cam kết bằng các quy định giữa hai nước để có thể thay đổi dễ dàng khi luật pháp Trung Quốc thay đổi. Đồng thời, cam kết giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không được áp dụng khi Bắc Kinh giao thương với các nước khắp thế giới.

Tổng thống Trump đă hoăn áp thuế từ 10% lên 25% trên tổng số hàng hoá nhập cảng từ Trung Quốc trị giá 250 tỉ USD trong ba tháng để hai bên có thể t́m giải pháp hợp lư và lâu dài liên quan đến thương mại toàn cầu.

Ngày 3 tháng 5 năm 2019, Hoa Kỳ đă nhận được bản dự thảo thỏa thuận 150 trang đă đúc kết sau nhiều ṿng thương thuyết mà hầu như điểm nào cũng có đoạn bị Trung Quốc xóa bỏ. Trong Chương 7 Bắc Kinh đă xóa bỏ các cam kết luật-hoá để giải quyết những đ̣i hỏi cốt lơi của Mỹ là ng̣i nổ dẫn đến thương chiến: Đánh cắp sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại; ép buộc công ty Mỹ kinh doanh ở Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ; cạnh tranh không lành mạnh; hạn chế việc tiếp cận thị trường tài chính Trung Quốc; và thao túng tiền tệ.

Phó thủ tướng Lưu Hạt đến Hoa Thịnh Đốn lần này không trên cương vị Đặc sứ của Tập Cận B́nh mà chỉ mang thông điệp từ Nhà nước Trung Quốc nên ṿng thương thảo chỉ có 90 giờ đồng hồ rồi cả phái đoàn vội vả trở về Trung Quốc.

Tổng thống ra lệnh tăng mức thuế từ 10% hiện hành lên 25% trong tổng 200 tỉ USD hàng hoá nhập từ Trung Quốc, đồng thời, chỉ thị cho Bộ Thương mại cứu xét việc áp thuế 25% lên tổng số 325 tỉ USD c̣n lại của 550 tỉ USD hàng hoá Trung Quốc nhập vào Mỹ hàng năm. Phái đoàn Trung Quốc lập tức trở về nước.

Hai bên tránh làm mất mặt nên đă tuyên bố riêng rẽ. Hoa Kỳ: “đối thoại thẳng thắn, có tính cách xây dựng trong mối quan hệ song phương … dỡ bỏ áp thuế 25% hoặc không đều tuỳ thuộc vào các ṿng đàm phán tương lai”. Trung Quốc: “bày tỏ hối tiếc sâu sắc, nhưng, sẽ phải thực hiện các biện pháp trả đũa cần thiết”.

Sự lật lọng của Tập Cận B́nh có thể do dựa vào phán đoán sai lệch: (1) Chủ tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang (FED), Jerome Powell đă tăng lăi suất 6 lần kể từ khi Tổng thống Trump chính thức cầm quyền v́ nền kinh tế suy yếu buộc Mỹ phải nhượng bộ. Thực tế, ngay trong thời kỳ thương chiến, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 3.2% GDP, tỉ lệ thất nghiệp 3.6 % (thấp nhất trong ṿng 49 năm), lạm phát tăng 0.8%. (2) Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6% trong năm 2018. Thực sự, thương gia quốc tế cần tránh biện pháp áp thuế 25% lên hàng hoá Trung Quốc nên gia tăng nhập cảng dự trữ. Hơn nữa những con số do Bắc Kinh đưa ra chưa hẵn sát với thực tế. Đài CNN ngày 9 tháng 5 cho rằng Tập Cận B́nh lại đánh giá sai một lần nữa về Tổng thống Trump. (3) Tin cựu Phó tổng thống Joe Biden tuyên bố tranh cử chức tổng thống năm 2020 được truyền thông cánh tả đưa lên khinh khí cầu khiến Tập Cận B́nh chờ người đối tác dễ bảo, đồng thời, bắn tiếng với giới truyền thông và cử tri Mỹ rằng Trung Quốc sẽ đứng sau lưng hỗ trợ tối đa cho họ. Thực tế, năm 1988, Biden không được Đảng Dân Chủ đề cử tranh chức tổng thống v́ đạo văn và phóng đại học vấn xuất sắc ở Trường Luật. Năm 2008, chỉ được 1% phiếu tín nhiệm do nhiều phát biểu hớ hênh nên bỏ cuộc để Hillary Clinton và Barack Obama tranh nhau.

Ṿng đàm phán thứ 11 thất bại làm nổi bật dư luận bênh và chống Trận chiến Thương mại Mỹ-Trung.

Phe chống lập luận “thương mại toàn cầu phải tuân thủ hoàn toàn luật pháp được quy định trong Tổ chức Mậu dịch Thế giới gồm có: tư nhân giữ vai tṛ quyết định trong nền kinh tế quốc gia, Nhà nước giảm số lượng công ty quốc doanh và không được tài trợ, phải thành lập công đoàn độc lập”. Tự do thương mại mà không dựa vào pháp luật sẽ dẫn tới trường hợp cá lớn nuốt cá bé. Khi công du Bắc Kinh, Thủ tướng Mă Lai Á, Mahathir Mohamad, 93 tuổi, đă nói thẳng với các nhà lănh đạo cao cấp Bắc Kinh “Chúng tôi không muốn nh́n thấy Tân Đế quốc Thực dân”.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới giao thương với Trung Quốc đều bị thâm hụt mậu dịch v́ kiểu “thương mại cướp đoạt” của Bắc Kinh bất chấp khẩu hiệu “win-win”. Gia Nă Đại có 37 triệu dân mà mỗi năm mua của Hoa Kỳ 298 tỉ USD hàng hoá so với 120 tỉ USD của 3.8 tỉ dân Trung Quốc. Suốt 20 năm qua, Bắc Kinh gây thâm hụt cho Mỹ từ 118 tỉ USD (khi gia nhập WTO) lên 419 tỉ USD vào năm 2018. Một số quốc gia phải trừ nợ bằng cách thế chấp chủ quyền hoặc quyền-chủ-quyền cho Trung Quốc. Nhiều nước đang vật lộn rất vất vả với chính sách ngoại giao bẫy nợ của Bắc Kinh.

Một số cường quốc vô-trách-nhiệm đă nhân dịp thương chiến Mỹ-Trung để gia tăng mối quan hệ với Trung Quốc. Ư Đại Lợi đă kư Bản Ghi nhớ về thiết lập đầu cầu cho hàng hoá Trung Quốc tràn vào Châu Âu. Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đă mời Tể tướng Đức, Angela Merkel và Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu, Jean-Claude Juncker hội đàm với Chủ tịch Tập Cận B́nh tại Paris như nối giáo cho Bắc Kinh trong trận Thương chiến Mỹ-Trung.

Các cường quốc Châu Âu thường giương cao ngọn cờ nhân quyền đối với các nước nhược tiểu mà cứ như cua găy càng khi gặp Trung Quốc và Nga.

Trung Quốc đang quảng bá và xuất cảng mô h́nh chính trị độc tài bạo ngược, kinh tế cưỡng đoạt, quân sự bành trướng bá quyền, văn hoá lật lọng, chiếm 90% hàng hoá giả và hàng nhái trên thị trường thế giới ... là một nguy cơ đối với nền kinh tế toàn-cầu-hoá và an ninh hoà b́nh thế giới. Bắc Kinh đă kư và phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2004, nhưng, không chịu thi hành nghiêm chỉnh mà c̣n t́m cách diễn giải sai lệch nhằm phục vụ lợi ích duy nhất của Trung Quốc.

Hoa Kỳ không chủ trương kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy trong hoà b́nh. Nhưng, cương quyết chặn đứng mọi hoạt động phá hoại luật pháp quốc tế được cộng đồng nhân loại từng bước xây dựng và hoàn thiện, kể cả phải sử dụng tới biện pháp quân sự như đă làm trong Đệ nhị Thế chiến.

Một số chuyên gia kinh tế, chính trị, truyền thông lo ngại Trung Quốc sẽ trả đũa quyết liệt gây thiệt hại cho Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Quỹ tiền tệ tiên đoán trong năm nay, Trung Quốc sẽ mất 1.6% GDP v́ bị áp thuế 25% khiến cho các công ty ngoại quốc lẫn của Trung Quốc phải rời Hoa Lục. Đa số hàng hoá xuất cảng của Trung Quốc do các cộng ty ngoại quốc sản xuất. Như thế, t́nh trạng thất nghiệp gia tăng sẽ trở thành quả bom nổ chậm tại Hoa Lục.

Kinh tế gia tại Viện Chính sách Kinh tế (EPI), Robert E Scott nhận xét “Tổng số 540 tỷ đô la hàng hoá từ Hoa Lục đến Mỹ trong năm 2018 chiếm 4% của nền kinh tế 13,400 tỉ USD của Trung Quốc nên bị tổn thương gấp 7 lần của Mỹ”.

Tổng thống Trump kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ sản xuất hàng hoá thay thế tại Hoa Kỳ sẽ dễ dàng v́ các công ty của Mỹ tại Trung Quốc sẽ hồi hương tránh bị áp thuế 25% mà c̣n trực tiếp phục vụ cho người tiêu thụ. Các công ty ngoại quốc, kể cà từ Hoa Lục cũng chuyển tới Hoa Kỳ để hưởng thuế thấp và môi trường kinh doanh lành mạnh. Mỹ dễ dàng nhập cảng hàng hoá thay thế từ các quốc gia đồng minh và đối tác tạo thành một mặt trận chống Trung Quốc toàn diện.

Chống Trung Quốc không phải chỉ dành riêng cho Hoa Kỳ mà trở thành bổn phận của cộng đồng nhân loại, đặc biệt đối với các cường quốc, nếu không muốn trở thành chư hầu của Tân Đế quốc Thực dân thế kỷ thứ 21.

Đại-Dương

Trở lại